Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 10 - Tăng Thanh Bình

Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 10 - Tăng Thanh Bình

Tuần 10

Tiết 28,29:

ĐẤT NƯỚC

(Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” - Nguyễn Khoa Điềm)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước: đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ.

 - Chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu thể loại thơ trữ tình theo đặc trưng thể lọai.

 - Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ, suy tư.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk

 2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tuần 10 - Tăng Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
Tiết 28,29: 
ĐẤT NƯỚC
(Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” - Nguyễn Khoa Điềm)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước: đất nước là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ.
	- Chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.
	2. Kỹ năng:
	- Đọc – hiểu thể loại thơ trữ tình theo đặc trưng thể lọai.
	- Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ, suy tư. 
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1
- Dựa vào sgk ch biết nét cơ bản về tác giả và tác phẩm?
- HS phát biểu, tổng hợp.
HĐ2
- Trong phần đầu của đoạn trích tác giả đã có những cảm nhận riêng về ĐN, nét riêng đó là gì? 
*GV: Giọng thơ nhẹ nhàng, âm hưởng đầy quyến rũ, sử dụng chất liệu VHDG..., tác giả đưa ta về với cội nguồn của đất nước: Một đất nước vừa cụ thể vừa huyền ảo và đã có từ rất lâu đời.
- Tư tưởng ĐN của nhân dân. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa đến những phát hiện và mới của tác gỉa về địa lí, lịch sử và văn hoá của ĐN ntn? 
- ĐN gắn liền với những không gian nào? Những không gian ấy để lại cho em ấn tượng gì? 
*GV: Lối chiết tự đầy ý nhị vừa mang tính cá thể vừa hết sức táo bạo, tác giả đã định nghĩa đất nước thật độc đáo.Nơi dân mình đoàn tụ. Hòn Trống Mái, Núi Vọng phu, Núi Bút, Non Nghiên, Vịnh Hạ Long...
* GV diễn giảng:
 -> Yêu em từ thuở trong nôi 
 -> Biết quý công...
 -> Biết trồng tre ... 
- Bài thơ là một đóng góp độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm về sự tìm tòi sáng tạo trong nghệ thuật, hãy làm rõ?
- Từ các ý đã phân tích hãy rút ra ý nghĩa cơ bản của văn bản?
* Hướng dẫn đọc thêm:
- HS đọc phần tiểu dẫn sgk, đọc văn bản.
Chia bố cục và xác định nội dung từng bố cục.
- GV gợi ý phân tích hai câu thơ tiêu biểu cho sức mạnh của nhân dân (chiến dịch Điện Biên Phủ)
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
 - Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà văn trẻ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 - Thơ ông giàu chất trí tuệ, suy tư; xúc cảm dồn nén.
2. Tác phẩm:
 - Vị trí: Trích chương V của trường ca. 
 - Hoàn cảnh sáng tác: Hoàn thành ở chiến khu Trị -Thiên 1971 . 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nội dung:
a. Cảm nhận chung về đất nước:
- Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống của mỗi con người.
- Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc.
- Mỗi người phải có trách nhiệm với đất nước.
b. Tư tưởng “Đất nước của nhân dân”
- Không gian địa lí;
- Thời gian lịch sử;
- Bản sắc văn hóa.
=> Nhà thơ khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ngôn từ, hình ảnh giản dị, dân dã, giàu sức gợi.
- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt.
- Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.
3. Ý nghĩa văn bản:
- Một cách cảm nhận mới về đất nước.
- Khơi dậy niềm yêu nước, tự hào văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam. 
* ĐẤT NƯỚC – Nguyễn Đình Thi.
- Mùa thu gợi nhớ (bảy câu đầu) ->nhân vật trữ tình lưu luyến nhưng vẫn quyết tâm ra đi.
- Mùa thu hiện tại: nhân vật trữ tình gắn bó vận mệnh của nhân dân, vui buồn cùng đất nước.
- Sức mạnh vùng lên của đất nước
“Ôm đất nước những người áo vải,
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
- Sự thống nhất, gắn bó giữa tình yêu lứa đôi và tình yêu đất nước, lí tưởng.
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Hình ảnh đất nước thể hiện như thế nào qua câu đàu đoạn trích?
	- Tư tưởng “đất nước của nhân dân” thể hiện rõ qua các câu thơ nào? Cảm nhận của anh/chị về câu thơ đó.
	- Chuẩn bị tiết thực hành.
Tiết: 30
THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
	1. Kiến thức:
	- Phương thức cơ bản trong một số biện pháp tu từ ngữ âm: tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu; điệp âm, điệp thanh, điệp vần.
	- Tác dụng của phép tu từ ngữ âm.
	2. Kỹ năng:
	- Nhận biết tu từ ngữ âm trong văn bản.
	- Phân tích giá trị của phép tu từ ngữ âm trong văn bản: phân tích mục đích và hiệu quả của phép tu từ, sự phối hợp với biện pháp tu từ khác
	- Bước đầu biết sử dụng một số phép tu từ ngữ âm trong những ngữ cảnh nhất định.
	3.Thái độ:
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: Giáo án, sgk, sgv, stk	
	2. Học sinh: Đọc bài, soạn bài theo hdhb
III. PHƯƠNG PHÁP:
	Hoạt động nhóm, hỏi đáp, diễn giảng
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN:
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ:
	3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: 
- GV: chia nhóm 4 học sinh
- Yêu cầu HS đọc ngữ liệu và thảo luận theo câu hỏi bài tập.
- GV hướng dẫn HS trả lời bài tập, nhận xét, tổng hợp rút ra kết luận.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS hoạt động theo nhóm, trả lời các bài tập và nhận xét của các nhóm còn lại.
HĐ2: 
- Tiếp tục cho HS thảo luận nhóm theo bài tập SGK.
- HS trình bày, GV tổng hợp.
- GV chốt lại tác dụng của các phép tu từ biểu cảm, gợi hình trong văn bản.
HĐ3 
Hướng dẫn HS luyện tập 
- GV chuẩn bị đoạn thơ, đoạn văn cho HS luyện tập ở lớp.
I. TẠO NHỊP ĐIỆU, ÂM HƯỞNG CHO CÂU
 Bài tập 1: 
 - Hai vế câu mở đầu dài: nhịp dàn trải thể hiện cuộc đấu tranh từng kỳ của dân tộc. Vế sau ngắn: dồn dập mạnh mẽ, khẳng định quyền độc lập.
 - Thay đổi linh hoạt các thanh bằng trắc
 - Phối hợp nhịp điệu, âm thanh, kết hợp biện pháp tu từ từ vựng, cú pháp.
Bài tập 2: 
 Đoạn văn lời kêu gọi cứu nước phối hợp nhiều yếu tố.
 - Phép điệp, phép đối: từ ngữ, nhịp điệu, kết cấu ngữ pháp.
 - Sử dụng vần
=> Tạo âm hưởng cho đoạn văn.
Bài tập 3: 
 - Kết hợp sử dụng phép tu từ nhân hoá, các động từ với các yếu tố ngữ âm.
 - Ngắt nhịp (liệt kê)
 - Xen kẻ nhịp ngắn dài.
 - Ngắt nhịp giữa chủ ngữ, vị ngữ (không dùng từ là), tạo nên âm hưởng mạnh mẽ, ý nghĩa khẳng định.
II. ĐIỆP ÂM, ĐIỆP VẦN, ĐIỆP THANH:
 Bài tập 1: 
 a. Lặp lại và phối hợp phụ âm “lửa lựu lập loè” trạng thái ẩn hiện.
 b. Phối hợp các phụ âm: diễn tả trạng thái ánh trăng.
 Bài tập 2: 
 Đoạn thơ lặp nhiều lần vầng “ang” 
=> Âm hưởng rộng mở kéo dài. Nó phù hợp với cảm xúc: mùa đông tiếp diễn với nhiều dấu hiệu đặc trưng.
Bài tập 3: 
 - Nhịp điệu
 - Phối hợp các thanh trắc-bằng
 - Từ láy gợi hình, phép đối từ ngữ, lặp từ ngữ.
 - Lặp cú pháp (câu 1-3)
III .LUYỆN TẬP:
Tìm các phép tu từ ngữ âm được sử dụng trong các ngữ liệu sau:
 - Đoạn thơ bài Thu điếu 
 - Đoạn văn bài Chuyện người con gái Nam Xương 
	4. Hướng dẫn tự học:
	- Sưu tầm ngữ liệu về phép điệp âm, điệp vần, điệp thanh trong ca dao, câu đối, thơ.
- Ôn bài để chuẩn bị: Làm bài viết số 3
 + Lí thuyết về nghị luận đoạn thơ, bài thơ. 
 + Dàn ý chung. 
 	 + Các tác phẩm thơ đã học trong chương trình 12.
Duyệt tuần 10 - 04/10/2010
P.HT

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc