Giáo án Ngữ văn 12 tuần 1 đến 3

Giáo án Ngữ văn 12 tuần 1 đến 3

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM

NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước;

 - Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam;

 - Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

 - Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.

 - Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.

 2. Kĩ năng

 Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.

 

doc 31 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tuần 1 đến 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước;
	- Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam;
	- Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
	- Những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.
	- Những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
	2. Kĩ năng
	Nhìn nhận, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
	1. Tìm hiểu chung
	a) Văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975
	- Những chặng đường phát triển:
	+ 1945 – 1954: Văn học thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp;
	+ 1955 – 1964: Văn học trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam;	
	+ 1965 – 1975: Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước.
	- Những thành tựu và hạn chế:
	+ Thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao phó; thể hiện hình ảnh con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
	+ Tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của dân tộc: truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng.
	+ Những thành tựu nghệ thuật lớn về thể loại, về khuynh hướng thẩm mĩ, về đội ngũ sáng tác, đặc biệt là sự xuất hiện những tác phẩm lớn mang tầm thời đại.
	+ Tuy vậy, văn học thời kì này vẫn có những hạn chế nhất định: giản đơn, phiến diện, công thức,
	- Những đặc điểm cơ bản:
	+ Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu;
	+ Nền văn học hướng về đại chúng;
	+ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng main.
	b) Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hếtt thế kỉ XX
	- Những chuyển biến ban đầu: Hai cuộc kháng chiến kết thúc, văn học của cái ta cộng đồng bắt đầu chuyển hướng về với cái tôi muôn thuở.
	- Thành tựu cơ bản nhất của văn học thời kì này chính là ý thức về sự đổi mới, sáng tạo trong bối cảnh mới của đời sống
	2. Luyện tập
	- Nhận diện lịch sử văn học cách mạng Việt Nam.
	- Nhận xét, so sánh những đặc điểm của văn học Việt Nam giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 với các giai đoạn khác.
	- Tập trình bày kiến thức về một giai đoạn văn học.
	3. Hướng dẫn tự học
	Suy nghĩ của anh (chị) về những thành tựu và đặc điểm của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX.
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	Nắm được cách viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
	1. Tìm hiểu chung
	- Nội dung, yêu cầu của bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	- Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	2. Kĩ năng
	- Phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	- Nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng, đạo lí.
	- Biết huy động các kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
	1. Tìm hiểu chung
	Thông qua luyện tập để hình thành kiến thức về bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí nhằm giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận; phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch; nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
	2. Luyện tập
	- Luyện tập nhận diện kiểu bài.
	- Luyện tập nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng, đạo lí.
	- Luyện tập phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
	3. Hướng dẫn tự học
	Thực hành tìm hiểu đề, lập dàn ý cho các đề văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong SGK.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
(HỒ CHÍ MINH)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Nắm được những nát khái quát nhất về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh;
	- Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của Tuyên ngôn Độc lập cũng như vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
	1. Kiến thức
	- Tác giả: Khái quát về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
	- Tác phẩm: gồm ba phần. Phần một nêu nguyên lí chung; phần hai vạch trần những tội ác của thực dân Pháp; phần ba tuyên bố về quyền tự do, độc lập và quyết tâm giữ vững quyền độc lập, tự do của toàn thể dân tộc.
	2. Kĩ năng
	- Vận dụng kiến thức về quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh để phân tích thơ văn của Người.
	- Đọc – hiểu văn bản chính luận theo đặc trưng thể loại.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
	1. Tìm hiểu chung
	a) Tác giả
	- Tiểu sử: Hồ Chí Minh (1890-1969) gắn bó trọn đời với dân, với nước, với sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới, là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.
	- Sự nghiệp văn học
	+ Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh: Người coi văn nghệ là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ. Người coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học; khi cầm bút, Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng (Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận (Viết để làm gì?) để quyết định nội dung (Viết làm gì?) và hình thức (Viết thế nào?) của tác phẩm.
	+ Di sản văn học: những tác phẩm chính của Hồ Chí Minh thuộc các thể loại: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca.
	+ Phong cách nghệ thuật: độc đáo, đa dạng, mỗi thể loại văn học đều có phong cách riêng, hấp dẫn.
	Văn chính luận: thường ngắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
	Truyện và kí: rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa có sự sắc bén, thâm thúy của phương Đông, vừa có cái hài hước, hóm hỉnh giàu chất uy-mua của phương Tây. 
	Thơ ca: những bài thơ tuyên truyền lời lẽ giản dị, mộc mạc mang màu sắc dân gian hiện đại, dễ thuộc, dễ nhớ, có sức tác động lớn; thơ nghệ thuật hàm xúc, có sự kết hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, chất trữ tình và tính chiến đấu.
	b) Tác phẩm
	- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có giá trị lịch sử to lớn, tầm vóc tư tưởng cao đẹp và là một áng văn chính luận mẫu mực.
	- Tuyên ngôn Độc lập được công bố trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã quy định đối tượng hướng tới, nội dung và cách viết nhằm đạt hiểu quả cao nhất.
	2. Đọc – hiểu văn bản
	a) Nội dung
	- Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con người và các dân tộc.
	Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao những giá trị của tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư tưởng nhân loại.	
	- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
	+ Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ tiên họ xây dựng.
	+ Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó là những tội ác về chính trị, kinh tế, văn hóa,; là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo. Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao “khai hóa”, và quyền “bảo hộ” Đông Dương. Bản tuyên ngôn cũng khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi day giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
	+ Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, nay sức thuyết phục.
	- Tuyên bố độc lập: tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp, kêu gọi công đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam và khẳng định quyết tâm quyền độc lập, tự do ấy.
	b) Nghệ thuật
	- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục.
	- Ngôn ngữ vừa chính xác vừa gợi cảm.
	- Giọng văn linh hoạt.
	c) Ý nghĩa văn bản
	- Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy.
	- Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do.
	- Là một áng văn chính luận mẫu mực.
	3. Hướng dẫn tự học
	- Mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập.
	- Chứng minh rằng Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là văn kiện lịch sử mà còn là áng văn chính luận mẫu mực.
GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Nắm được những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt và trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt;
	- Biết phân biệt sự trong sáng và hiện tượng sử dụng tiếng Việt không trong sáng trong lời nói, câu văn, biết phân biệt và sửa chữa những hiện tượng không trong sáng, đồng thời có kĩ năng cảm thụ, đánh giá cái hay, cái đẹp của những lời nói, câu văn trong sáng;
	-	Nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nói, viết) để đạt được yêu cầu trong sáng.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
	1. Kiến thức
	- Khái niệm sự trong sáng của tiếng Việt, những biểu hiện chủ yếu của sự trong sáng của tiếng Việt.
	+ Hệ thống chuẩn mực, quy tắc và sự tuân thủ các chuan mực, quy tắc trong tiếng Việt.
	+ Sự sáng tạo, linh hoạt trên cơ sở quy tắc chung.
	+ Sự không pha tạp và lạm dụng các yếu tố của ngôn ngữ khác.
	+ Tính văn hóa, lịch sử trong giao tiếp ngôn ngữ.
	-	T ... ủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỉ XVII; chủ nghĩa lãng mạn hình thành ở các nước Tây Âu sau Cách mạng tư sản Pháp năm 1789; chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX; chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thế kỉ XX;
	c) Phong cách văn học
	- Phong cách văn học là sự thể hiện tài năng, dấu ấn riêng của nhà văn trong tác phẩm; mang dấu ấn của dân tộc và thời đại.
	- Phong cách văn học biểu hiện ở cách nhìn, cách cảm thụ đời sống; ở việc lựa chọn đề tài, xác định chủ đề, xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật; ở việc sử dụng các phương thức biểu hiện, các thủ pháp nghệ thuật, ngôn từ, kết cấu, giọng điệu văn chương;
	- Không phải nhà văn nào cũng tạo dựng được cho mình một phong cách văn học.
	2. Luyện tập
	- Tìm hiểu một số trào lưu trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
	- Nhận diện phong cách của những tác gia lớn được học trong chương trình (Hồ Chí Minh, Tố Hữu,).
	3. Hướng dẫn tự học
	Những tác phẩm của các tác giả sau đây thuộc trào lưu văn học nào: Thuốc (Lỗ Tấn), Những người khốn khổ (Huy-gô), Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Sếch-xpia), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan).
ĐỌC THÊM
BẮT SẤU RỪNG U MINH HẠ
(SƠN NAM)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người Nam Bộ qua hình ảnh ông Năm Hên có tài, mưu trí, dũng cảm bắt cá sấu trừ họa cho mọi người và lòng ngưỡng mộ của mọi người đối với ông;
	- Thấy được lối kể chuyện ngắn gọn, đậm chất huyền thoại. Ngôn ngữ văn xuôi mang sắc thái Nam Bộ.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
	1. Kiến thức
	- Nhân vật ông Năm Hên ngay thẳng, chất phác, thuần hậu, mưu trí, dũng cảm, có tài bắt sấu trừ họa cho mọi người.
	- Ngôn ngữ văn xuôi đậm chất Nam Bộ, lối kể chuyện ngắn gọn, mang sắc thái huyền thoại.
	2. Kĩ năng
	Đọc – hiểu truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
	1. Tìm hiểu chung
	- Vài nét về tác giả và tác phẩm (SGK).
	2. Đọc – hiểu văn bản
	a) Nội dung
	- Tài năng và lòng dũng cảm của ông Năm Hên: Ông Năm Hên tự tìm đến ngọn rách Cái Tàu. Ông là người nông dân nghèo, sống chất phác, thuần hậu, ngay thẳng, không lợi dụng tài bắt sấu của mình để kiếm tiền. Ông bắt cá sấu để trừ họa cho mọi người. 
	- Sự ngưỡng mộ của mọi người với ông Năm Hên: Mọi người trong làng hết lòng ngưỡng mộ ông Năm Hên. Ông đã cứu dân làng khỏi tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
	b) Nghệ thuật
	Lối kể chuyện ngắn gọn, mang sắc thái huyền thoại, ngôn ngữ văn xuôi đậm sắc thái Nam Bộ.
	c) Ý nghĩa văn bản
	Truyện giúp người đọc nhận thức trước hiểm họa phải có lòng quả cảm, mưu trí để vượt qua. Sức mạnh của con người xuất phát từ lòng yêu thương con người.
	3. Hướng dẫn tự học
	Phân tích nhân vật lông Năm Hên.
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH
(Trích – NGUYỄN THI)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Hiểu được nguồn gốc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn và những chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước;
	- Thấy được một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
	1. Kiến thức
	- Phẩm chất tốt đẹp của những con người trong gia đình Việt, nhất là Chiến và Việt.
	- Nghệ thuật trần thuật đặc sắc, nghệ thuật xây dựng tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất hiện thực và màu sắc Nam Bộ.
	2. Kĩ năng
	Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại theo đặc trưng thể loại.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
	1. Tìm hiểu chung
	a) Tác giả
	Nguyễn Thi (1928 – 1968) là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Ông gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ và thực sự trở thành nhà văn của người nông dân Nam Bộ. Nguyễn Thi cũng là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo.
	b) Tác phẩm
	Những đứa con trong gia đình là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi được sáng tác trong những ngày chiến đấu ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
	2. Đọc – hiểu văn bản
	b) Nội dung
	- Nhân vật chính:
	+ Việt: là một thanh niên mới lớn, rất hồn nhiên (không sợ chết nhưng lại rất sợ ma, hay tranh giànhvới chị, đi chiến đấu vẫn mang súng cao su trong người,); có một tình yêu thương gia đình sâu đậm, một tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường. Trong anh có dòng máu của những con người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc (còn nhỏ mà dám tấn công kẻ giết cha, xin đi tòng quân và chiến đấu rất dũng cảm,).
	+ Chiến: là cô gái mới lớn, tính khí vẫn còn nét trẻ con nhưng cũng là một người chị biết nhường em, biết lo toan, tháo vát; vừa có những điểm giống mẹ, vừa có những nét riêng. Chiến căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, lập được nhiều chiến công
	- Chiến và Việt là hai “khúc sông” trong “dòng sông truyền thống” của gia đình. Hai chị em là sự tiếp nối thế hệ của chú Năm và má, song lại mang dấu ấn riêng của thế hệ trẻ miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
	b) Nghệ thuật
	- Tình huống truyện: Việt – một chiến sĩ Quân giải phóng – bị thương phải nằm lại chiến trường. Truyện kể theo một dòng nội tâm của Việt khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất) của “người trong cuộc” làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.
	- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ.
	- Giọng văn chân that, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động mạnh,
	c) Ý nghĩa văn bản
	Qua câu chuyện về những con người trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, với cách mạng, nhà văn khẳng định: sự hòa quyện giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
	3. Hướng dẫn tự học
	- Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm Những đứa con trong gia đình.
	- So sánh hai nhân vật Chiến và Việt.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(NGUYỄN MINH CHÂU)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Hiểu được quan niệm của nhà văn về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, về cách nhìn đời và nhìn người trong cuộc sống;
	- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm và bước đầu nhận diện được một số đặc trưng cơ bản của văn xuôi Việt Nam sau năm 1975.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
	1. Kiến thức
	- Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời.
	- Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều. Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.
	2. Kĩ năng
	Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
	1. Tìm hiểu chung
	a) Tác giả
	Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989): Trước năm 1975 là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh, thuộc trong số những “người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) nhất của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
	b) Tác phẩm
	Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học Việt Nam thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường.
	2. Đọc – hiểu văn bản
	a) Nội dung
	- Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
	+ Một “cảnh đắt trời cho” là cảnh chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha đôi chút màu hồng hồng da ánh mặt trời chiếu vào Với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng “chân lí của sự hoàn thiện”, làm dấy lên trong Phùng những xúc cảm thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh như được gột rửa, thanh lọc.
	+ Một cảnh tượng phi thẩm mĩ (một người đàn bà xấu xí, mệt mõi; gã đàn ông to lớn, dữ dằn), phi nhân tính (người chồng đánh vợ một cách thô bạo, đứa con thương mẹ đã đánh lại cha,) giống như trò đùa quái ác, làm Phùng “ngơ ngác” không tin vào mắt mình.
	Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nhiều nghích lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.
	- Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện:
	+ Đó là câu chuyện về cuộc đời nhiều bí ẩn và éo le của một người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ,
	+ Câu chuyện đã giúp nghệ sĩ Phùng hiểu về người đàn bà hàng chài (một phụ nữ nghèo khổ, nhẫn nhục, sống kín đáo, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời, có tâm hồn đẹp đẽ, giàu sức hi sinh và long vị tha); về người chồng của chị (“bất kể lúc nào thấy khổ quá” là lôi vợ ra đánh); chánh án Đẩu (có lòng tốt, sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng kinh nghiệm sống chưa nhiều) và về chính mình (sẵn sàng làm tất cả vì sự công bằng nhưng lại đơn giản trong cách nhìn nhận, suy nghĩ).
	Qua câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.
	- Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”:
	+ Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai” (đó là chất thơ, vẽ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật). Và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh” (đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự that cuộc đời).
	+ Ý nghĩa: nghệ thuật chân chính không thể tách rời, thoát li cuộc sống. Nghệ thuật chính là cuộc đời 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 12(6).doc