LÝ LUẬN VĂN HỌC
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ VĂN HỌC
CÁC GIÁ TRỊ VĂN HỌC VÀ TIẾP NHẬN VĂN HỌC
* Yêu cầu:
- Giúp HS có cái nhìn tổng quát về VH, ý thức về LSVH
- Giúp HS hiểu tính quy luật của sự vận động VH
- HS nắm được một số khái niệm cơ bản, cần thiết
- HS hiểu được giá trị của văn học
- Lý tưởng đạt tới của TPVH; Học sinh lý giải bản chất phong phú của tiếp nhận VH.
- HS có ý thức rèn luyện để có cách tiếp nhận TPVH một cách đúng đắn, lành mạnh.
* Chuẩn bị:
- Giáo viên đọc tài liệu, soạn giáo án.
- Học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
* Lên lớp:
- ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số
- Giới thiệu bài mới.
* Tiến trình dạy học:
3Tiết 1-2-3-4 Ngày soạn.../09/2006 Lý luận văn học Sự phát triển của lịch sử văn học Các giá trị văn học và tiếp nhận văn học * Yêu cầu: - Giúp HS có cái nhìn tổng quát về VH, ý thức về LSVH - Giúp HS hiểu tính quy luật của sự vận động VH - HS nắm được một số khái niệm cơ bản, cần thiết - HS hiểu được giá trị của văn học - Lý tưởng đạt tới của TPVH; Học sinh lý giải bản chất phong phú của tiếp nhận VH. - HS có ý thức rèn luyện để có cách tiếp nhận TPVH một cách đúng đắn, lành mạnh. * Chuẩn bị: - Giáo viên đọc tài liệu, soạn giáo án. - Học sinh chuẩn bị bài ở nhà. * Lên lớp: - ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số - Giới thiệu bài mới. * Tiến trình dạy học: Hoạt động của giáo viên Hình thức hoạt động của HS Kết quả cần đạt 1. Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu chung về bài lí luận - Sự vận động của VH phụ thuộc vào những yếu tố nào? - HS tìm ví dụ minh hoạ? - Để khảo sát LSPT của Vh người ta dùng những khái niệm nào? - Hiểu thế nào về trào lưu văn học? - Hiểu thế nào về tiến bộ trong VH ? - Nét riêng của tiến bộ trong VH? - Nói đến gí trị văn học người ta thường nhắc tới những giá trị nào? Nội dung? - Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm thể hiện ở những khía cạnh nào? Nó có vai trò NTN? - Vòng đời của tác phẩm văn học diễn ra như thế nào? - Khi tiếp nhận văn học thì giữa tác giả và người đọc thường xảy ra những hiện tượng gì? - Có những cách cảm thụ văn học nào? Chỉ ra sự khác nhau giữa các cách cảm thụ ấy? (HS dựa vào SGK và bài chuẩn bị ở nhà để trả lời) HS căn cứ vào SGK HS dựa vào SGK HS căn cứ vào SGK HS căn cứ vào SGK đê trả lời HS dựa vào SGK để tìm hiểu và trả lời các câu hỏi của Giáo viên * Tiết1 I/ Sự phát triển của lịch sử văn học 1. Vận động của XH và vận động của văn học. - Những thay đổi, biến động trong đời sống xã hội thường tác động đến người viết và người đọc,kéo theo ý thức của công chúng. Từ đó, mỗi biến động của LSXH kéo theo sự biến động của sự phát triển văn học. VD: CM TS Pháp 1789, CM T10 Nga, CM T8 - LS PT của Vh có khi đồng nhất với sự phát triển của ĐS XH. Nhiều khi sự PT của Vh không hoàn toàn đồng nhất với sự PT của LSXH nhưng nó có liên quan mật thiết với nhau - LSVH là một bộ phận của LS chung cùng phát triển với LS của Dân tộc. 2. Thời kì văn học: - Thời kì văn học chỉ một giai đoạn LSVh mà trong đó sự PT của Vh mang một nét riêng nào đó VD: Lưu ý : + Có thời kì văn học trùng với điểm mốc chung của dân tộc + Có thời kì văn học không liên quan đến LS đến sự kiện chính trị XH lớn nào mà nó gắn với đặc điểm nào đó trong sụe phát triển của VH * Tiết2 3. Trào lưu văn học - Trào lưu văn học là chỉ sự PT mạnh mẽ của Vh trong một giai đoạn nào đó với những tác phẩm được sngs tác theo một cương lĩnh chung, mang đặc điểm chung VD: CN cổ điển Pháp TK XVIII CN lãng mạn ở A-P-Đ TK XVIII 4. Tiến bộ trong văn học. - Tiến bộ trong văn học (nghĩa chung) là sự đổi mới không ngừng của tư duy nghệ thuật, sự xuất hiện các tác phẩm mới, các giá trị mới tiến bộ hơn. - Do tính bền vững và không thể đạt được lí tưởng con người, do sự hoàn thiện về nghệ thuật, do tính độc đáo không lặp lạitác phẩm của một thời vẫn có giá trị lâu dài. II/ Các giá trị VH và tiếp nhận văn học 1. Các giá trị văn học a. Giá trị nhận thức - Văn học mang đến cho con người nhiều tri thức về ĐS, LSXHgiúp con người , từ biết đến hiểu, hiểu đời, hiểu người, hiểu mình. - Đánh giá mức độ hiểu biết người ta căn cứ vào: Tính chân thực; sự sâu sắc; tầm khái quát. b. Giá trị tư tưởng tình cảm. - Nội dung tư tưởng tình cảm thể hiện ở các mặt sau: . Những mức độ khác nhau của rung động tình cảm , cảm xúc mà tác giả gửi vào tác phẩm . Thái độ tình cảm mà tác giả gửi vào tác phẩm: Sự chân thành; lòng nhân ái,CN nhân đạo; tinh thần chuộng đạo lí; sự nhạy cảm và tinh tế. 3. Giá trị thẩm mĩ: - Sự phù hợp giữa hình thức và nội dung - Sự điêu luyện trong tay nghề của tác giả - T/c mới mẻ của các thủ pháp nghệ thuật - Tính độc đáo của thủ pháp nghệ thuật. Giá trị thẩm mĩ kết dính các giá trị trên làm nên chỉnh thể tác phẩm. * Tiết3 II/ Tiếp nhận văn học: 1. Tiếp nhận văn học là gì? - Tiếp nhận văn học là sống với tác phẩm, giao lưu, đối thoại với nó... 2. Tác phẩm và công chúng: - Tác phẩm khi hoàn thành nó đến với công chúng.... Tiếp nhận Vh hoạc bị chi phối bởi các yếu tố khách quan: Từ bản thân tác phẩm; Từ hoàn cảnh môi trườngVH-XH... * Tiết4 Tác giả và người đọc: - Giữa tác giả và người đọc có thể xảy ra các trường hợp sau: + Hiểu nhâu hoàn toàn + Thông cảm một phần + Hiểu rộng hơn hoặc hẹp hơn 4. Cách cảm thụ văn học: Cảm thụ văn học có các chính sau: + Cách cảm thụ theo lối giải trí đơn thuần + Cách cảm thụ có chú ý tới nội dung, tư tưởng, tình cảm của tác phẩm + Cảm thụ kết hợp cả tình cảm và lí trí + Cách cảm thụ sáng tạo Cách cảm thụ thứ 4 là cách cảm thụ cao nhất, cách cảm thụ này đòi hỏi phải có sự hiểu biết, có T/y với tác phẩm mới có cách cảm thụ ấy... * Củng cố: Ghi nhớ các khái niệm trong bài! Nắm chắc cách cảm thụ sáng tạo. Chuẩm bị bài lập ý và lập dàn ý. Tiết:5 Ngày soạn:/09/2006 Lập ý và lập dàn ý trong văn nghị luận * Yêu cầu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học. Giúp HS nhận ra những lỗi dễ mắc phải và sửa chữa. Giúp HS có thói quen lập dàn ý. * Chuẩn bị: Giáo viên đọc tài liệu, soạn giáo án HS nghiên cứu bài ở nhà * Lên lớp: ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS * BàI mới: Giới tiệu bàI mới Hoạt động củ giáo viên và HS Kết quả cần đạt Căn cứ vào đâu để lập ý cho bài văn? (Trả lời trên cơ sở HS đã chuẩn bị bài ở nhà) Khâu lập ý gồm có những bước cơ bản nào? - Trong quá trình lập ý HS cần chú ý vào những đIểm cơ bản nào? Căn cứ vào thực tế làm bài và căn cứ vào các tiết trả bài trước kia, HS chỉ ra những lỗi mà mình hay mắc phải? Dựa vào yêu cầu của đề HS tìm ý và lập dàn bàI hợp lý? - HS tự tìm ý, lập ý cho các đề bàI còn lạI trong SGK? A/ Lâp ý I/ Căn cứ để lập ý 1. Căn cứ vào các chỉ dẫn của đề bài Về nội dung Về hình thức VD: Tham khảo ví dụ trong SGK 2. Căn cứ vào những kiến thức tiếp thu từ CS,VH,XH và các nguồn tin chính thức đáng tin cậy II/ Các bước lập ý: 1. Xác lập các ý lớn Xác lập ý lớn căn cứ vào Y/c của đề bài. Có đề yêu cầu nhiều ý, có đề yêu cầu 1 ý lớn - VD: Tham khảo VD trong SGK 2. Xác lập ý nhỏ Căn cứ vào các ý lớn và hướng làm sáng tỏ của ý lớn cần có những ý nhỏ nào, các cấp độ có thể được chia nhỏ hơn nếu cần thiết VD: SGK B/ Lập dàn bài 1. Sắp xếp ý: Sắp xếp ý đảm bảo tính hệ thống: + Từ dễ đến khó + Tránh trùng lặp + Sắp xếp theo yêu cầu của đề bài 2. Xác định mức độ trình bày mỗi ý (Căn cứ vào yêu cầu của đề bài) C/ Một số lỗi về lập ý 1. Lạc ý (lạc đề) ý lớn không phù hợp với yêu cầu của đề bài. ý nhỏ không phù hợp với nội dung ý lớn. Có những dẫn chứng nằm ngoàI phạm vi yêu cầu của đề. 2. Thiếu ý: Thiếu một số ý lớn theo yêu cầu của đề. Thiếu một số ý nhỏ cụ thể theo ý lớn. 3. Lặp ý: Các ý lặp lại, ý sau lặp lại ý trước. ý sau bao ý trước hoặc ý trước bao ý sau. Sắp xếp ý lộn xộn: Sắp xếp ý không theo một trật tự nhất định. Trật tự các ý không thích hợp. D/ Luyện tập: 1. BàI số 1: * Đề 2 trang 11 SGK Dàn bàI I/ Giới thiệu hoàn cảnh ra đời bài thơ 1. Đất nước trong hoàn cảnh bị phụ thuộc 2. Một số phong trào yêu nước bị đàn áp dã man 3. Một số trí thức yêu nước đã kín đáo bộc lộ T/c yêu nước II/ Phân tích tình quê hương đất nước qua bài thơ. 1. Hình ảnh quê hương trong bài thơ chân thực, đẹp, gợi cảm Hình ảnh đất, trời, sông nước quê hương Những H/a gợi vẻ buồn nhưng đẹp H/a thiên nhiên trong bài thơ gợi T/y quê hương đất nước 2. Tâm trạng buồn thấm thía của nhà thơ phần nào thể hiện tháI độ của tác giả với ách thực dân II/ Tổng kết đánh giá: Nội dung bài thơ Thái độ và tài năng của tác giả Liên hệ với bài thơ cùng thời * Đề 2 SGK: - HS tự làm và trình bày trước lớp dàn bài của mình, GV đánh giá và sửa chữa. * Củng cố: - HS ghi nhớ các kiến thức đã học Chuẩn bị làm bài kiểm tra số 1. Tiết: 6-7 Ngày soạn:./09/2006 Làm VĂn Kiểm tra: BàI viết số 1 (Kiểm tra đầu năm học) * Yêu cầu: Thông qua bài kiểm tra, đánh giá chất lượng HS đầu năm Kiểm tra được khả năng áp dụng lý thuyết vào thực hành của HS. Giáo viên phân loạI HS, để có biện pháp giảng dạy phù hợp. để có biện pháp giảng dạy phù hợp. * Chuẩn bị: Giáo viên ra đề, làm đáp án HS chuẩn bị kiến thức từ các tác phẩm đã học ở lớp 11. * Đề bàI: Sách “Để học tốt Văn 11” nhận xét về bài Tràng giang của Huy Cận như sau: “Có thể nói, mỗi khổ thơ là một bức tranh thu nhỏ nằm trong bức tranh toàn cảnh sông nước mênh mông, đìu hiu lúc chiều tà, tất cả đều đượm buồn, đều gợi ra sự tàn tạ, trôI dạt, chia lìa và niềm thương nhớ quê hương”. Anh (chị) hày bình giảng đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên: “Bèo dạt về đâu hàng nối hàng .. Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” (Tràng giang-Huy Cận, trang 142 SGK 11) * Lưu ý: Học sinh phải chú ý vào nội dung của lời nhận định. Từ đó có cái nhìn chung về bài thơ và đoạn thơ cần phân tích, bình giảng. Tiết: 8 Ngày soạn./09/2006 Nguyễn áI quốc – Hồ chí Minh * Yêu cầu: Giúp HS: + Nắm được quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. + Hiểu được con người Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới”. + Hiểu được những nét cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. * Chuẩn bị: Giáo viên đọc tài liệu, soạn giáo án. Học sinh chuẩn bị bài ở nhà. * Lên lớp: ổn định T/c lớp, kiểm tra sĩ số. Kiểm tra bài cũ. * BàI mới: Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV & HS Kết quả cần đạt Quan đIểm sáng tác văn học của HCM gồm mấy nội dung chính? Tại sao đối tượng của nền văn học mới lại là quảng đại quần chúng nhân dân? Đặc điểm của đối tượng này? Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh gồm những bộ phận nào? Nội dung chính của nó? - Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu? - Học sinh nêu tóm tắt những nét phong cách chính trong các sáng tác của Hồ Chí Minh? I/ Đôi nét về tiểu sử: (HS tự tìm hiểu trong SGK) II/ Quan đIểm sáng tác: 1. Tính chiến đấu của văn học (chất thép) Văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, hoạt động văn học cũng là hoạt động chính trị của người cách mạng Quan đIểm này được thể hiện trong “Khán thiên gia thi hữu cảm” và “Thư gửi các nghệ sĩ nhân dịp triển lãm hội họa 1951” Quan đIểm này có sự kế thừa và phát huy trong thời đại ngày nay. 2. Mối quan hệ của VH với đối tượng thưởng thức: Văn chương phải coi quảng đạI quần chúng nhân dân là đối tượng thưởng thức (căn cứ vào mục đích của VH) Người cầm bút phải xác định: “Viết cho ai?”(đối tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích), “Viết cáI gì?” (nội dung), “Viết ntn?” (hình thúc). Người cầm bút phảI xác định đúng mối quan hệ của chúng thì văn học mới đạt hiệu quả cao. 3. Tính chân thực của văn học: Người yêu cầu văn nghệ sĩ viết cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn tránh khuynh hướng tô hồng hoặc bôi đen hiện thực. Nội dung phản ánh phải phù hợp với quy luật cuộc sống. Về mặt hình thức, nghệ thuật của tác phẩm phảI có sự chọn lọc, phảI có sự sáng tạo, ngôn ngữ trong sáng tránh sự cầu kì về hình thức. Quan điểm nghệ thuật trên hoàn toàn đúng đắn v ... hất lãng mạn và chất triết lí : + NMC muốn đi tìm cái hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người. Cái hạt ngọc đó phải trải qua những kiếm tìm .... + Truyện ngắn là bài ca khẳng định cái đẹp và sự chiến thắng của cái đẹp....Đây là tư tưởng mang tính nhân văn + Tác phẩm ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại đánh Mĩ . ở những con người bình thường: Nguyệt - Lãm . Anh hùng tập thể.. . CNAH lạc quan tin tưởng vào tương lai. 6. Nghệ thuật: - Trần thuật thông qua ngôn ngữ của nhân vật, qua sự hồi tưởng - Hình ảnh mang tính sóng đôi Trăng – Nguyệt - Thủ pháp đối lập tương phản. - Không gian và thời gian câu chuyệnhư hư thực thưc tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn chongười đọc IV/ Kết luận: Truyện ngắn đẹp như một bài ca Tác phẩm chứa đựng tính triết lí , giá trị nhân văn thôi thúc con người đi tìm cái đẹp và nỗ lực vươn tới cái đẹp. Tiết : 70 Ngày soạn ./01/2007 sóng Xuân Quỳnh * Mục đích yêu cầu: - Giúp HS : + Cảm nhận được một tâm hồn phụ nữ luôn khát khao, chân thành, nồng hậu và giám bày tỏ khát vọng của mình trong tình yêu + Thấy được những thành công nghệ thuật của bài thơ trong cấu tứ, hình ảnh, nhịp điệu. Cảm nhận được cái hay, đặc sắc của thơ Xuân Quỳnh: hồn nhiên dịu dàng mà sâu sắc. * Chuẩn bị: - Giáo viên đọc tài liệu, soạn giáo án - HS chuẩn bị bài ở nhà * Lên lớp: - ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số. - Kiểm tra bài cũ. * Bài mới: Giới thiệu bài mới. Hoạt động của GV & học sinh Kết quả cần đạt Học sinh đọc phần tiểu dẫn và thông qua sự chuẩn bị bài ở nhà, hãy nêu tóm tắt vài nét về con người, tác phẩm và nét nổi bật về nội dung nghệ thuật thơ XQ? Những nét đặc sắc về nội dung nghệ thuật? Nếu hai câu thơ đầu đảo lại trật tự thì ý nghĩa của nó có bị ảnh hưởng gì không? Lờy ví dụ trong bài “Thuyền và Biển”: Những đêm trăng hiền từ. Tại sao nhân vật trữ tình em lại nảy sinh ý nghĩ đi tìm cội nguồn tình yêu? Cách truy tìm câu trả lời có gì đặc biệt ? Liệu nhân vật trữ tình có tìm được câu trả lời ? Điều gì đã khiến con người phải băn khoăn kiếm tìm ? Khi không tìm được câu trả lời về cội nguồn tình yêu, nhà thơ Xuân Quỳnh đã tìm cách thể hiện tình yêu bằng cách nào ? Hiểu như thế nào về trạng thái thức trong mơ ? Quan điểm của Xuân Quỳnh về tình yêu có gì giống và khác với thơ xưa ? Quan điểm của nhà thơ Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng có gì giống và khác với saóng của XQ ? “Một giọt nước hoà vào biển lớn Mãi mãi là sức sống thanh xuân’’ (Thơ Nga) HS nêu nhận xét về mặt nghệ thuật của bài thơ ? HS rút ra kết luận cho bài học ? * Củng cố : - Học thuộc bài thơ ! - Phân tích hình tượng sóng và em trong bài thơ ? I/ Tiểu dẫn: (SGK) 1) Tác giả : 2) Tác phẩm chính : 3) Nội dung : - Thơ XQ là tiếng lòng của một tâm hồn gắn bó thiết tha với cuộc đời, với con người, khát khao tình yêu, trân trong chi chút cho hạnh phúc bình dị đời thường - Nét nổi bật của thơ XQ là sự dung dị, hồn nhiên và chan thật. Thành thực với lòng mình, với cuộc đời, thực đến từng chi tiết. Chính điều đó đã gây xúc động, rung động mạn mẽ tới người đọc. - Thơ T/Y là một mảng đặc sắc của hồn thơ XQ II/ Cảm nhận chung: Âm hưởng, nhịp điệu, thể thơ, hình tượng... III/ Đọc - hiểu: 1) Khổ 1+2: (Những sắc thái đa dạng của tình yêu) - 6 câu đầu: + Nhịp điệu câu thơ gợi lên nhịp điệu của sóng + Những sắc thái mang tính đối lập mà thống nhất trong một hình tượng sóng. + Con sóng với khát vọng tìm kiếm khám phá khả năng và sức mạnh mà nó mang trong mình thể hiện qua hành trình tìm ra đến bể + Sự nhận thức mang tính chủ quan nhưng mang tính khách quan đã khẳng định về những sắc thái khác nhau của hình tượng sóng. Thông qua hình tượng sóng, người đọc liên tưởng đến những sắc thái đa dạng trong tình yêu cũng như khát vọng cùng sức mạnh của tình yêu thông qua trường liên tưởng. Điều đó được thể hiện trong hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ 2: - Hai câu cuối: So sánh với tình yêu tuổi trẻ Nhận xét: nhịp điệu những câu thơ nhịp nhàng như nhịp điệu của sóng, những hình ảnh được đặt trong thế đối sánh và đối lập trong không gian, thời gian đã làm nổi bật hình tượng sóng và những sắc thái đa dạng của sóng cũng như trong tình yêu đôi lứa nhất là tình yêu tuổi tre (So sánh với quan niệm của Xuân Diệu) 2) Khổ 3+4: ( Khát vọng tìm đến cội nguồn tình yêu) - Khi con người tự nhận thức về tình yêu trong lòng mình sẽ tự nảy sinh nhu cầu phân tích lí giải. Đó là quy luật của tình cảm cũng như quy luật của tình yêu....( So sánh với thơ Xuân Diệu : Làm sao cắt nghĩa được tình yêu...) - Tìm câu trả lời cho cội nguồn tình yêu nhưng nhân vật em lại thông qua con đường tìm hiểu cội nguồn của sóng.... - Không tìm được câu trả lời chính xác nhan vật trữ tình đã phải thú nhận. Sự thú nhận đầy nữ tính duyên dáng mà say đắm thiết tha.... ‘’Em cũng không biết nữa... ‘’ - Con người thiết tha yêu cuộc sống thì con người càng muốn tìm hiểu cội nguồn cuộc sống. Cũng như thế con người say đắm trong tình yêu thì con người càng muốn truy tìm cội nguồn tình yêu. Nhưng tình yêu không đơn thuần chỉ cảm nhận bằng lí trí... - Chính sự bí ẩn trong tình yêu đã khiến con người băn khoăn kiếm tìm và chính nó cũng là đề tài muôn thủa cho thơ ca về tình yêu... 3)Khổ 5+6+7 : (Tâm trạng điển hình của con người trong tình yêu và niềm tin mãnh liệt vào tình yêu) - Không thể tìm được câu trả lời cho cội nguồn tình yêu mà những sắc thái tình yêu là có thật và con người có thể hiểu được tình yêu thông qua những sắc thái tình cảm của mình : Nỗi nhớ. - Ca dao xưa cũng đã từng thể hiện rất thành công nỗi nhớ của những người yêu nhau, Nguyễn Bính, Xuân Diệu... + Nỗi nhớ của sóng trong mọi không gian, bao trùm thời gian. Thậm chí cho dù phương hướng có đảo ngược, cho dù có muôn vời cách trở thì sóng vẫn nhớ bờ cũng như em vẫn nhớ đến anh. Thông qua nỗi nhớ của sóng, Xuân Quỳnh nói tới nỗi nhớ của nhân vật trữ tình em + ‘’Thức ‘‘ trong mơ là một nỗi nhớ lạ . Thức là sự tự thức tỉnh , sự ý thức trong mơ (tiềm thức) dù giấc mơ có say đắm đến đâu chăng nữa cũng không thể xoá nhoà hình bóng của anh trong tiềm thức của em. Anh vẫn là điểm sáng, điểm thức của hồn em. Đây chính là sự khẳng định chiều sâu của nỗi nhớ. Một nỗi nhớ ám ảnh đến thế chỉ có thể xuất phát từ lòng chung thuỷ NX : Thông qua hình tượng sóng, XQ đã nói lên được sự chủ động của mình trong tình yêu ( Khác thơ xưa và cũng khác với Biển của Xuân Diệu). Đây là một quan điểm đúng đắn và lành mạnh vừa kế thừa phát huy trong thời đại mới. Vì thế chủ động mạnh bạo mà vẫn trữ tình đằm thắm thiết tha. 4) Khổ 8+9 (khát vọng được hoá thân vĩnh viễn trong tình yêu) - Khổ thơ thứ 8 có nhiều cách hiểu khác nhau : vừa là niềm âu lo vừa là niềm tin tưởng vào cuộc sống. - Khổ thơ được đặt trong tương quan giữa cái vô biên vĩnh hằng với cái hữu hạn nhất thời đê từ đó nảy sinh khát vọng vĩnh viễn trong tình yêu. - Khổ thơ đã chứa đựng nhiều sự tương đồng : con ngươi – trăm con sóng nhỏ, đại dương vũ trụ – biển lớn tình yêu, nhịp vỗ của sóng – nhịp đập của trái tim yêu. Cũng có nghĩa chỉ có thể vĩnh hằng trong tình yêu khi nó được hoà vào tình yêu lớn của nhân loại. 5) Nhận xét nghệ thuật : - Thể thơ 5 chữ và cách khổ đều đặn tạo nên một nhịp điệu thích hợp với nhịp điệu của sóng - Tác giả sử dụng nhiều đối sánh... -Bài thơ nói nhiều tới thời gian nhưng chủ yếu là thời gian vĩnh viễn... 6) Kết luận - Sóng đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu lứa đôi. Đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ . - Bài thơ đã có những sáng tạo mới khiến cho sóng có sức sống lâu bền, nhắc đễn XQ người ta nhắc tới Sóng và khi yêu người ta thấy sóng trong lòng mình Tiết 71 Ngày soạn./01/2007 Trả bài kiểm tra số5 * Mục đích yêu cầu: - HS nhận thức được những lỗi về trình bày, lập luận, cách đưa dẫn chứng, phân tích dẫn chứng, khả năng thẩm bình một tác phẩm văn học. Đặc biệt là cách phân tích, bình giảng một tác phẩm văn học hoàn chỉnh. - HS phát hiện được những kiến thức còn yêu, còn thiếu.. - HS có khả năng tự bổ sung sửa chữa bài làm của mình. * Lên lớp: - Kiểm tra sĩ số * Bài mới: Nội dung A/ Bài viết đạt được những yêu cầu sau: Yêu cầu 1 : Học sinh biết chọn những đoạn văn hay nói về hình tượng con sông Đà và hình tượng người lái đò sông Đà trong tác phẩm Vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội và thơ mộng trữ tình của dòng sông Đà Vẻ đẹp của người lao động bình thường nhưng thông minh, dũng cảm và tài hoa Yêu cầu 2 : Học sinh biết phân tích và bình giảng những điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật khi phân tích hai hình tượng. Đồng thời phải chỉ ra được những nét vừa tương đồng vừa đối lập giữa hai hình tượng nhân vật này Yêu cầu 3 : Bài viết mạch lạc, bố cục rõ ràng, văn viết có cảm xúc, có hình ảnh.. B/ Tổng hợp đánh giá : Tinh thần làm bài nghiêm túc Kết quả đạt yêu cầu: 12A1 : 78%, 12A5 : 74% C/ Trả bài : Nêu những bài viết tốt Nhắc nhở những học sinh chưa đạt yêu cầu.. Tiết : 72-73 Ngày soạn ./02/2007 ôn tập văn học việt nam * Mục đích yêu cầu: - Giúp HS : + Có ý thức hệ thống các kiến thức về các tác gia, tác phẩm văn học việt nam trong chương trình lớp 12. Từ đố có kế hoạch làm đề cương ôn tập chuẩn bị cho thi tốt nghiệp + Học sinh không chỉ hệ thống mà còn biết phân loại các tác phẩm từng giai đoạn văn học, những tác phẩm cùng đề tài, những nét tương đồng ở các nhóm tác phẩm + Học sinh đánh giá được những thành tựu của văn học trong từng giai đoạn văn học. * Chuẩn bị: - Giáo viên đọc tài liệu, soạn giáo án - HS chuẩn bị bài ở nhà * Lên lớp: - ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số. - Kiểm tra bài cũ. * Bài mới: Giới thiệu bài mới Nội dung Căn cứ vào hệ thống câu hỏi và thực tế giảng dạy trên lớp giáo viên kiểm tra kiến thức của HS để từ đó bổ sung , nhấn mạnh những điểm đáng chú của chương trình văn học Việt Nam I/ Văn học Việt Namtừ đầu thế kỉ II đến Cách mạng tháng Tám 1945 1. Quan điểm sáng tác văn học của HCm 2. Nhật kí trong tù: Đặt vào hoàn cảnh sáng tác để hiểu tác phẩm 3. Tâm tư trong tù- Tố Hữu I/Văn học Việt Nam từ CM tháng Tám 1945 đến 1975 1. Khái quát về văn học giai đoạn này 2. Các tác phẩm giai đoạn kháng chiến chống Pháp - Các bài thơ thể hiện tình quê hương đất nước... - Các tác phẩm đề tài xây dựng cuộc sống mới những năm tháng sau chiến tranh chống Pháp 3. Các tác phẩm giai đoạn kháng chiến chống Mĩ : Chất sử thi hùng tráng Tiết : 73-74 Ngày soạn........./01/2007 Làm văn Bài viết số 6 * Mục đích - Yêu cầu : - Kiểm tra kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực hành Hành văn trong văn nghị luận, Phân tích tác phẩm văn học - Kiểm tra khả năng huy động kiến thức vào bài làm của HS. * Chuẩn bị : - Căn cứ vào phân phối chương trình để ra đề bài làm văn * Lên lớp : - ổn định tổ chức * Bài mới: Giới thiệu bài mới. Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm: “Nhưng em có biết không ..................................... Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại” Hướng dẫn: - Học sinh phải nắm được hoàn cảnh sáng tác và Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Khoa Điềm khi viết chương Đất nước. - Trong qua trình phân tích cần có sự lí giải, cắt nghĩa và nhất là phải làm nổi bật tư tưởng Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại.
Tài liệu đính kèm: