Giáo án Ngữ văn 12 tiết 96: Ôn tập phần làm văn

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 96: Ôn tập phần làm văn

 ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN

-AMỤC TIÊU BÀI HỌC

 1-Kiến thức `

 -Hệ thống hoá tri thức về các loại văn bản dã học trong chưng trình ngữ văn trung học phổ thông, đặc biệt là lớp 12.

 .2-Kĩ năng: Viết được các kiểu loại văn bản đã học, đặc biệt là văn bản nghị luận.

 3-Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 7956Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 96: Ôn tập phần làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 96
NS: 7-4
 ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN 
-AMỤC TIÊU BÀI HỌC
 1-Kiến thức `
 -Hệ thống hoá tri thức về các loại văn bản dã học trong chưng trình ngữ văn trung học phổ thông, đặc biệt là lớp 12..
 .2-Kĩ năng: Viết được các kiểu loại văn bản đã học, đặc biệt là văn bản nghị luận..
 3-Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án
2-Phương pháp:
 a)- Giáo viên giao việc cho mỗi nhóm đi sâu vào một chủ đề nhất định để trình bày trước lớplàm cơ sở cho việc thảo luận ở lớp.
-Nhóm 1: Các kiểu văn bản đã học ở THPT
-Nhóm 2: Các bước của quá trình viết một văn bản nói chung.
-Nhóm 3: Viết văn bản nghị luận : Đọc đề bài và phân tích , xác định yêu cầu của đề bài, lập dàn ý xác định hệ thống luận điểm, triển khai luận điểm thành luận cứ , bố cục bài nghị luận,
-Nhóm 4: Viết bài văn nghị luận xã hội và văn học. 
b) Ở trên lớp, GV kết hợp giữa việc trình bày của đại diện cho các nhóm với việc thảo luạn tập thể đẻ chốt lại những tri thức mới.
C .CHUẨN BỊ:
1-Công việc chính
@.Giáo viên: SGK, SGV,GA,tài liệu, công cụ;
@. Học sinh: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới.
2-Nội dung tích hợp: Phong cách ngôn ngữ tiếng Việt, Các kiểu văn bản đã học ở THPT, Cách viết một bài văn nghị luận, 
D- Tiến trình:
1- Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ:
3-Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung cần đạt
 ÔN TẬP CÁC TRI THỨC CHUNG
ÔN TẬP CÁC TRI THỨC CHUNG
1- Thống kê các loại văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THPT , đặc biệt là lớp 12.
 1.Các kiểu loại văn bản
a) Tự sự : Trình bày các sự việc ( sự kiện) có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, đời sống , tư tưởng , thái độ
b) Thuyết minh: Trình bày thuộc tính , cấu tạo, nguyên nhân , kết quả của sự vật, hiện tượng, vấn đề nhằm giúp người đọc có tri thức và thái độ đúng đắn đối với đối tượng được thuyết minh.
c) Nghị luận : trình bày tư tưởng, quan điểm ,nhận xét, đánh giá ,đối với các vấn đề xã hội hoặc văn học qua các luận diểm, luận cứ ,lập luận có tính thuyết phục
Ngoài ra còn có các loại văn bản khác : Văn bản báo chí, văn bản hành chính, kế hoạch cá nhân , quảng cáo , bản tin ,văn bản tổng kết,
2-Theo anh chị, để viết được một văn bản cần thực hiện những công việc gì?
2- Các bước viết văn bản:
-Tìm hiểu đề, xác định yêu cầu bài viết.
-Tìm và chọn ý cho bài văn
-Lập dàn ý
-Viết văn bản theo dàn ý đã xác định
-Đọc lại và hoàn chỉnh bài viết.
 ÔN TẬP VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 
 ÔN TẬP VỀ VĂN NGHỊ LUẬN 
 Đề tài cơ bản về văn nghị luận trong nhà trường gồm những nhóm nào?
 Các đề tài đó có điểm gì chung và khác biệt?
1.
a)Đề tài cơ bản về văn nghị luận trong nhà trường:
NLXH
-Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
-Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
NLVH
-Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
-Nghị luận về một tác phẩm hoặc một đoạn trích.
b) Khi viết về những đề tài đó ta rhấy có những điểm chung và những điểm khác biệt:
+Điểm chung:
-Đều trình bày tư tưởng, quan điểm , nhận xét đánh giá ,đối với các vấn đề nghị luận.
-Đều sử dụng các yếu tố lập luận có tính thuyết phục.
+Điểm khác biệt:
- Đối với đề bài nghị luận xã hội, người viết cần có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế, hiểu biết xã hội phong phú , sâu sắc, 
-Đối với đề bài nghị luạn văn học , người viết cần phải có kiến thức văn học, khả năng lí giải các vấn đề văn học, cảm thụ các tác phẩm, hình tượng văn học.
Lập luận trong văn nghị luận
-Lập luận gồm những yếu tố nào
-Thế nào là luận điểm , luận cứ và phương pháp lập luận.? Quan hệ giữa luận điểm và luận cứ ?
-Hãy cho biết yêu cầu cơ bản và cáh xác định luận cứ cho luận điểm?
-Kể tên các thao tác lập luận cơ bản , cho biết cách tiến hành và sử dụng các thao tác lập luận đó trong bài văn nghị luận.
- Nêu vắn tắt các lỗi thường gặp trong lập luận và cách khắc phục những lỗi đó. 
2-Lập luận trong văn nghị luận:
 a) Lập luận gồm có ba yếu tố:
-Luận điểm
-Luận cứ 
-Các phương pháp lập luận.
b) Luận điểm là ý kiến thể hiện quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ và bằng cứ để soi sáng cho luận điểm.
 c) Các yêu cầu cơ bản cách xác định luận cứ cho luận điểm:
 Lí lẽ phải có cơ sở, phải dựa trên những chân lí, lí lẽ đã được thừa nhận. 
Dẫn chứng phải chính xác , phù hợp với lí lẽ đã đượcthừa nhận.
d) Các thao tác lập luận cơ bản:
-Thao tác lập luận chứng minh
- Thao tác lập luận giải thích.
- Thao tác lập luận phân tích .
- Thao tác lập luận so sánh
-Thao tác lập luận bác bỏ.
-Thao tác lập luận bình luận
 e) Các lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp và tập trung làm sáng tỏ luận điểm.
 Các lỗi thường gặp kkhi lập luận và cách khắc phục:
- Nêu luận điểm không rõ ràng, trùng lặp, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.
- Nêu luận cứ không đầy đủ, thiếu chính xác , thiếu chân thực, trùng lặp hoặc quá rườm rà, không liên quan đến luận điểm cần trình bày
-Lập luận mâu thuẩn, luận cứ không phù hợp với luận điểm.
 Bố cục trong bài văn nghị luận
Bố cục của bài văn nghị luận gồm có mấy phần.
Vai trò của phần mở bài?
Vị trí nội dung của phần thân bài trong các kiểu bài nghị luận đã học, cách sắp xếp các nội dung đó, sự chuyển ý giữa các đoạn.
Vai trò và yêu cầu của phần kết bài, cách kết bài cho các kiểu bài nghị luận đã học.
3- Bố cục trong bài văn nghị luận
Một bài văn nghị luận phải có ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Ba phần trên phải thống nhất , có quan hệ chặt chẽ với nhau.
 Phần mở bài nhằm thông báo chính xác , ngắn gọn vấn đề cần nghị luận, hướng người đọc, người nghe vào nội dung cần bàn luận một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú đối với người đọc đối với vấn đề cần bàn luận .
 Thân bài là phần chính của bài viết. Nội dung cơ bản của phần thân bài là triển khai vấn đè thành các luận điểm , luận cứ bằng các cách lập luận thích hợp.
 Giữa các đoạn trong bài phải có sự chuyển ý, phải cách nhau bằng một dấu chấm xuống dòng và một chỗ thụt đầu dòng.
 Kết bài thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn đề , nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề; gợi liên tưởng sâu sắc hơn, rộng hơn.
Diễn đạt trong văn nghị luận:
- Yêu cầu của diễn đạt trong văn nghị luận; Cách dùng từ , viết câu và giọng văn trong văn nghị luận.
- Các lỗi về cách diễn đạt và cách khắc phục.
4) Diễn đạt trong văn nghị luận:
 Diễn dạt cần chặt chẽ, thuyết phục cả về lí trí và tình cảm. Muốn vậy, cần dùng từ, viết câu chính xác, linh hoạt; giọng văn chủ yếu là trang trọng, nghiêm túc nhưng cần chú ý thay đổi giọng văn sao cho sinh động thích hợp với nội dung biểu đạt; sử dụng các phép tu từ về từ và về câu một cách hợp lí. 
LUYỆN TẬP
Đề bài: SGK
Yêu cầu luyện tập:
a)Tìm hiểu đề: Hai đề bài trên yêu cầu phải viết theo kiểu bài nghị luận nào? Những thao tác lập luận nào cần sử dụng trong bài viết? Những luận điểm cơ bản nào cần dự kiến cho bài viết?
b) Lập dàn ý cho bài viết?
c) Tập viết phần mở bài cho từng bài viết.
d) Chọn một ý trong dàn ý để viết thành đoạn .
LUYỆN TẬP
 Yêu cầu luyện tập:
a)Tìm hiểu đề: 
-Kiểu bài: NLXH ( Nghị luận về một hiện tượng trong cuộc sống-đề 1)
 NLVH ( Phân tích một đoạn thơ -đề 2)
-Đề 1 chủ yếu vận dụng thao tác phân tích, bình luận, đề 2 chủ yếu vận dụng thao tác phân tích.
Những luận điểm cơ bản:
-Với đề 1:
. Mục đích của ba câu hỏi mà Xô-cơ –rát đưa ra là gì? ( Tìm hiểu tính chất câu chuyện sắp phải nghe : Có đúng không? ; có tốt không ; Và có ích không? ). 
. Rút ra kết luận về câu nói cuối truyện của nhà triết học Xô-cơ -rát : Ông có thể đã nói gì? ( “Nếu câu chuyện của anh muốn kể không có thật, cũng không tốt dẹp, thậm chí chẳng cần thiết cho tôi thì tại sao anh lại phải kể”)
. Bình luận và rút ra bài học cho bản thân ( Phải bảo đảm tính chân thực, tốt đẹp, có ích của sự việc được nghe, kể)
- Với đề 2:
. Giá trị nội dung của đoạn thơ
. Giá trị nghệ thuật của đoạn thơ`
b) Lập dàn ý cho bài viết :
Tham khảo sách Dàn bài làm văn 12
4-Củng cố
-Khái quát lại kiến thức cơ bản .
- Làm các bài tập 1,2 (Phần luyện tập)
 5. Dặn dò:
-Chuẩn bị bài: Gíá trị văn học và tiếp nhận văn học.
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 96.doc