Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 96: Chiếc thuyền ngoài xa (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Lệ

Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 96: Chiếc thuyền ngoài xa (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Lệ

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- HS trình bày được về câu chuyện ở tòa án huyện của người đàn bà làng chài

- Phân tích được những nhân vật trong câu chuyện để có cái nhìn toàn diện, đánh giá thấu đáo về con người.

- Vận dụng vào cuộc sống để thấy thông điệp của nhà văn và cách ứng xử của mỗi người trong cuộc sống của chính mình

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nghiên cứu tài liệu, ghi nhớ thông tin

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản tự sự sau 1975 theo đặc trưng thể loại

- Kĩ năng thảo luận nhóm, phản biện

3. Thái độ:

 - Hiểu và trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật người đàn bà vùng biển.

 - Khách quan, đa chiều trong cách nhìn nhận đánh giá cuộc đời.

 4. Năng lực hướng tới

- Năng lực chuyên môn

- Năng lực phương pháp

- Năng lực cá thể

- Năng lực xã hội

II. Phương tiện, phương pháp dạy học

1. Phương tiện:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên

- Tài liệu tham khảo: Nguyễn Minh Châu tuyển tập truyện ngắn, những bài viết tham khảo về Chiếc thuyền ngoài xa

- Giáo án, bài giảng papoi, máy chếu, máy tính,

2. Phương pháp:

 - Phương pháp đọc – hiểu.

 - Phương pháp nêu vấn đề.

 - Phương pháp thuyết giảng.

 - Phương pháp phát vấn - đàm thoại.

 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu SGK

 

docx 5 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 887Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 - Tiết 96: Chiếc thuyền ngoài xa (Tiết 2) - Năm học 2018-2019 - Trần Thị Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/2/2019
Ngày dạy: 25/2/2019
Lớp dạy: 12A4 
 Tiết 96 Đọc văn:
 CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA(t2)
 -Nguyễn Minh Châu- 	 
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 	
- HS trình bày được về câu chuyện ở tòa án huyện của người đàn bà làng chài
- Phân tích được những nhân vật trong câu chuyện để có cái nhìn toàn diện, đánh giá thấu đáo về con người.
- Vận dụng vào cuộc sống để thấy thông điệp của nhà văn và cách ứng xử của mỗi người trong cuộc sống của chính mình
2. Kĩ năng: 	
- Rèn kĩ năng nghiên cứu tài liệu, ghi nhớ thông tin
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản tự sự sau 1975 theo đặc trưng thể loại
- Kĩ năng thảo luận nhóm, phản biện
3. Thái độ: 	
 - Hiểu và trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thông qua nhân vật người đàn bà vùng biển.
 - Khách quan, đa chiều trong cách nhìn nhận đánh giá cuộc đời.
	4. Năng lực hướng tới
- Năng lực chuyên môn
- Năng lực phương pháp
- Năng lực cá thể
- Năng lực xã hội
II. Phương tiện, phương pháp dạy học
1. Phương tiện:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Tài liệu tham khảo: Nguyễn Minh Châu tuyển tập truyện ngắn, những bài viết tham khảo về Chiếc thuyền ngoài xa
- Giáo án, bài giảng papoi, máy chếu, máy tính, 
2. Phương pháp:
	- Phương pháp đọc – hiểu.
	- Phương pháp nêu vấn đề.
	- Phương pháp thuyết giảng.
	- Phương pháp phát vấn - đàm thoại.
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu SGK 
III. Tiến trình dạy học.
1) Ổn định lớp.
2) Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại nội dung bài học tiết 1: 
+ Về bố cục văn bản
+ Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
GV chữa bài, nhận xét 
3) Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Khởi động
Giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp cùng tham gia chơi trò chơi đuổi hình bắt chữ tìm ra những cụm từ gợi ý, dẫn dắt vào nội dung bài học.
Đáp án:
Hành hạ
Cầm cân nảy mực
Li hôn
Tan đàn xẻ nghé
Đồng cam cộng khổ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về: Câu chuyện ở tòa án huyện.
-GV: Sau hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng, câu chuyện ở tòa án huyện sẽ làm rõ hơn cho những nhận thức mới của Phùng và Đẩu trước cuộc đời
?GV:Vì sao người đàn bà hàng chài lại xuất hiện ở toàn án huyện?
HS:Làm việc cá nhân và trả lời.
?GV: Người đàn bà hàng chài có làm theo gợi ý, đề nghị ấy không? Vì sao?
-HS: Suy nghĩ và trả lời.
? Gv:Thái độ của Phùng, Đầu trước câu trả lời của người đàn bà? Lí giải vì sao Phùng, Đẩu có thái độ như vậy?
-Hs: trả lời
-GV: Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà vùng biển, thái độ của chánh án Đẩu là rất cương quyết. Nhưng sau khi nghe những gì mà người phụ nữ giãi bày,Phùng và Đẩu cảm thấy thế nào?
-HS:Suy nghĩ và trả lời.
-GV:Nhận xét và chốt 
GV: Sau khi nghe xong câu chuyện của người đàn bà hàng chài, Phùng đã “vỡ ra” điều gì xoay quanh các nhân vật trong câu chuyện ấy?
+ Nhân vật Đẩu
+Nhân vật người đàn bà hàng chài
+ Nhân vật người đàn ông
+Nhân vật thằng Phác.
Hs: Suy nghĩ và trả lời
-Thảo luận nhóm nhỏ theo bàn trong 3 phút về các vấn đề sau:
? Theo em, căn nguyên dẫn đến tội ác trong câu chuyện là gì?
?Em có thể đề xuất một số giải pháp giúp người đàn bà trong câu chuyện thoát khỏi hoàn cảnh ấy?
-Học sinh thảo luận và trả lời
Hoạt động 3: Tiểu kết
?GV: Qua câu chuyện ở tòa án huyện, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì?
-Hs: suy nghĩ và trả lời.
Dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm rút HS khái quát tiết học
1.Tình huống trong câu chuyện ở tòa án huyện thuộc kiểu tình huống nào?
Tình huống tâm lí
Tình huống hành động
Tình huống nhận thức
Tất cả đều đúng
(Đáp án C )
2. Qua câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện, nhà văn Nguyễn Minh Châu đặt ra vấn đề gì cho cuộc sống?
A. Cần đấu tranh cho quyền sống của bản thân
 B. Cuộc sống không hề đơn giản, xuôi chiều, cần nhìn nhận cuộc sống từ nhiều góc độ.
C. Hiện thực cuộc sống vốn nghiệt ngã, cần chấp nhận nó
D. Tất cả đều sai
(Đáp án B)
Hoạt động 4 Gv chốt lại nội dung tiết học.
I.Tiểu dẫn.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
a.Phát hiện thứ nhất: cảnh bình minh trên biển.
b.Phát hiện thứ hai: Bức tranh cuộc sống đầy bất ngờ, nghịch lí.
2. Câu chuyện ở toà án huyện.
* Nguyên nhân người đàn bà có mặt ở tòa án huyện:
Theo lời mời của chánh án Đẩu để giải quyết việc gia đình- li hôn với người chồng vũ phu.
*Nội dung câu chuyện:
- Phùng, Đẩu khuyên người đàn bà bỏ chồng
 + chị từ chối, van lạy, bênh vực người đàn ông + Đẩu kinh ngạc, Phùng tức tối, khó hiểu.
à Chưa hiểu về người đàn bà và nhìn sự việc rất đơn giản.
- Kể về cuộc đời mình
- Lí do không bỏ chồng
+Trên thuyền cần có người đàn ông để chèo chống khi biển động, phong ba.
+ Cùng làm ăn nuôi nấng con cái.
+Trên thuyền cũng có lúc vợ chồng, con cái sống hoà thuận, vui vẻ,..
à Không có lựa chọn nào tốt hơn.
-Phùng cảm thấy không mấy dễ nghe
Đẩu như có gì “vỡ ra trong đầu” 
à Thấu hiểu, cảm thông
*Ý nghĩa của câu chuyện: 
- Nhận thức về con người:
+ Về Đẩu: mới chỉ đứng trên phương diện pháp luật mà chưa nhận thức được lẽ đời.
+ Về người đàn bà hang chài: Đằng sau vẻ thất học, u mê, tăm tối lại là sự trải đời sâu sắc, bao dung, thấu hiểu chồng.
+ Người đàn ông: Vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân của hoàn cảnh. Vừa đáng cảm thông, vừa đáng trách.
+ Thằng Phác: Đằng sau hành động vô đạo là tình thương với mẹ - tình thương bế tắc.
àĐằng sau cái xấu, cái ác lại chứa đựng cái đẹp, chứa đựng hiện thực đáng được trân trọng. 
-Căn nguyên tội ác:
Không phải do địch, do rượu, không phải bản chất mà là do hoàn cảnh thất học,tăm tối xô đẩy khiến con người tha hóa.
-Giải pháp:
+ Li hôn: Không khả thi
+Hòa thuận, tiếp tục chung sống: khó tin người chồng không dung bạo lực nữa.
+ Từ chối, tẩy chay, không lấy chồng: Không tuân thủ quy luật sinh tồn, không được.
+Cách mạng chăm lo đời sống dân hang chài: lên bờ sinh sống, không thực tế.
àThân phận con người cá nhân trong đời thường nhiều cay cực, nhọc nhằn, bất hạnh.
Tiểu kết: Câu chuyện ở tòa án huyện là tình huống nhận thức, xây dựng nhân vật bằng những nghịch lí, đặt ra vấn đề: 
+ Đừng nhầm lẫn giữ hiện tượng và bản chất, giữa nội dung và hình thức.
+ Cuộc đời đa sự, con người đa đoan, cuộc sống xen lẫn những điều thuận lí và nghịch lí. 
Cần có cái nhìn đa diện nhiều chiều để phát hiện ra bản chất thật sự của cuộc sống.
4. Củng cố- Dặn dò:
 - Cảm nghĩ của em về người đàn bà hàng chài?
 - Học bài cũ.
 - Chuẩn bị bài mới: Chiếc thuyền ngoài xa (tiết 3).

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_12_tiet_96_chiec_thuyen_ngoai_xa_tiet_2_nam.docx