Giáo án Ngữ văn 12 tiết 94+ 95: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 94+ 95: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :

- Hệ thống hóa được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đã học trong chương trình Ngữ văn THPT.

- Nâng cao thêm năng lực giao tiếp bằng Tiếng Việt ở 2 dạng nói và viết và ở 2 quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản.

B. Phương tiện, phương pháp:

1/ Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ

2/ Phương pháp: phát vấn, gợi mở, thảo luận.

C. Tiến trình tổ chức dạy - học:

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 94+ 95: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
94-95---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh :
- Hệ thống hóa được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ đã học trong chương trình Ngữ văn THPT.
- Nâng cao thêm năng lực giao tiếp bằng Tiếng Việt ở 2 dạng nói và viết và ở 2 quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản.
B. Phương tiện, phương pháp:
1/ Phương tiện: SGK, SGV, bảng phụ
2/ Phương pháp: phát vấn, gợi mở, thảo luận.
C. Tiến trình tổ chức dạy - học:
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ: 1 hs
Nêu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ hành chính. Hãy kể tên một số loại văn bản hành chính thường liên quan đến công việc học tập trong nhà trường.
3/ Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Tiết 1: GV gợi dẫn để hs nhớ lại các vấn đề đã học:
VD1: 
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng / Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
- Hoạt động giao tiếp trên diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào?
- Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?
Hãy nêu sự khác biệt về ngôn ngữ ở dạng nói và viết. GV dùng bảng phụ hỗ trợ: 1 văn bản ở dạng nói và 1 văn bản ở dạng viết.
GV cho VD: Câu nói của chị Tí trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam: “giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”
 + Đặt riêng một mình
 + Đặt trong tác phẩm: “Đêm tối đối với Liên quen lắm Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”
Qua VD trên, hs phân tích các nhân tố của ngữ cảnh.
GV tạo tình huống giao tiếp trực tiếp trên lớp
Tiết 2:
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân của các nhân vật như thế nào?
Xác định 2 thành phần nghĩa trong câu nói của Lão Hạc: “bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết”.
Khi giao tiếp, nhân vật giao tiếp cần làm gì để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt?
GV cho hs đọc đoạn trích, chú ý cách đọc
GV hướng dẫn hs lần lượt giải các bài tập.
Hs căn cứ vào VD để trả lời
Hs suy nghĩ trả lời
Xác định các quá trình của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở VD1
Hs thảo luận nhóm trả lời.
Hs phân tích, so sánh, rút ra kết luận.
Hs tái hiện lại kiến thức qua VD trên.
Hs thảo luận trả lời
Hs tham gia tình huống, rút ra kết luận
Hs suy nghĩ trả lời
Hs phân tích trả lời:
- Nghĩa sự việc: con chó biết việc nó bị hại
- Nghĩa tình thái: sự xót thương của Lão Hạc.
Hs suy nghĩ trả lời
Hs đọc diễn cảm đoạn trích trong SGK
Hs dựa vào phần yêu cầu trong SGK để làm bài
A/ Nội dung cơ bản cần nắm vững:
I/ Hoạt động giao tiếp: Các nhân tố và các quá trình của hoạt động giao tiếp:
 1/ Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động.
 2/ Các quá trình của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
 - Quá trình tạo lập văn bản: do người nói hay người viết thực hiện.
 - Quá trình lĩnh hội văn bản: do người nghe hay người đọc thực hiện.
 - Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau.
II/ Dạng nói và dạng viết trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
 - Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng ở 2 dạng nói và viết.
 - Khác biệt:
 + Điều kiện tạo lập và lĩnh hội văn bản:
 Dạng nói: trực tiếp
 Dạng viết: trực tiếp hoặc gián tiếp
 + Kênh giao tiếp:
 Dạng nói: ngôn ngữ nói
 Dạng viết: chữ viết
 + Phương tiện phụ trợ: 
 Dạng nói: ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ
 Dạng viết: dấu câu, kí hiệu văn tự
 + Dùng từ đặt câu và tổ chức văn bản:
 Dạng nói: từ mang tính khẩu ngữ, câu tỉnh lược
 Dạng viết: từ chọn lọc, câu rõ ràng và các thành phần.
III/ Ngữ cảnh trong giao tiếp ngôn ngữ:
1/ Ngữ cảnh: là bối cảnh ngôn ngữ, làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ và tạo lập văn bản đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo văn bản.
2/ Các nhân tố của ngữ cảnh:
 - Nhân vật giao tiếp:
 + người nói
 + người nghe
 - Bối cảnh giao tiếp:
 + bối cảnh giao tiếp rộng
 + bối cảnh giao tiếp hẹp
 + hiện thực được nói tới
 - Văn cảnh
IV/ Nhân vật giao tiếp: 
 1/ Các nhân vật giao tiếp đều có khả năng tạo lập và lĩnh hội văn bản. Trong giao tiếp ở dạng nói họ thường đổi vai cho nhau hay luân phiên trả lời với nhau.
 2/ Các nhân vật giao tiếp có vị trí thế ngang hàng hoặc cách biệt, xa lạ hay thân tình. Những đặc điểm đó cùng với nhưng đặc điểm riêng biệt khác của từng người (lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp) luôn chi phối lời nói của họ về nội dung lẫn hình thức ngôn ngữ.
V/ Ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân của nhân vật trong giao tiếp:
 Ngôn ngữ là tải sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội, lời nói cá nhân là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.
VI/ Hai thành phần nghĩa của câu trong hoạt động giao tiếp:
 - Nghĩa sự việc: ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
- Nghĩa tình thái: thể hiện thái độ, tình cảm, sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc người nghe.
VII/ Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt khi giao tiếp:
 Trong giao tiếp, các nhân vật giao tiếp cần có ý thức, kĩ năng, thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt: nắm vững các chuẩn mực ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực, vận dụng linh hoạt, sáng tạo ngôn ngữ theo quy tắc chung. Ngoài ra cần phải đề cao phẩm chất văn hóa, lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ, tránh những biểu hiện thô tục làm vẩn đục ngôn ngữ.
B/ Luyện tập:
 1/ Bài 1: Đoạn trích có 2 nhân vật giao tiêp là Lão Hạc và “tôi”
- Hai người lần lượt đóng vai người nói, người nghe và chuyển đổi vai cho nhau.
- Ngôn ngữ nói của 2 nhân vật thể hiện qua nhiều phương diện: 
 + nói phối hợp với cử chỉ, điệu bộ (cười như mếu, mặt lão đột nhiên co rúm lại)
 + dùng nhiều thuật ngữ thuộc ngôn ngữ nói: đi đời rồi, khốn nạn, có biết gì đâu
 + các lượt trả lời của các nhân vật kế tiếp nhau.
 2/ Bài 2:
 Hai nhân vật giao tiếp là những người láng giềng nên có quan hệ thân cận.
 Về tuổi tác thì Lão Hạc ở vị thế trên, về nghề nghiệp và thành phần xã hội theo quan niệm lúc đó thì ông giáo có vị thế cao hơn.
-> Hai người luôn nể trọng nhau
 Ngay ở lượt đầu tiên, Lão Hạc đã thể hiện sự kính trọng nhưng thân tình đối với người nghe qua lời gọi và cách xưng hô: ông giáo ạ, và sự thân mật khi thông tin về một sự việc đời thường trong cuộc sống: bán con chó.
4/ Củng cố - Dặn dò: 
 - Học bài: hệ thống hóa lại các kiến thức đã học
 - Làm BT 3, 4 SGK
 - Bài mới: Ôn tập phần Làm văn
 + Các kiểu văn bản đã học
 + Cách viết các kiểu văn bản nói chung (đặc biệt là văn bản nghị luận).
5. Rút kinh nghiệm, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • doc94-95 TONG KET PHAN TIENG VIET.doc