Giáo án Ngữ văn 12 tiết 85+86: Hồn trương ba, da hàng thịt (trích) Lưu Quang Vũ

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 85+86: Hồn trương ba, da hàng thịt (trích) Lưu Quang Vũ

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT.

(Trích) Lưu Quang Vũ.

I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: giúp HS:

 - Hiểu được bi kịch của con người khi phải sống nhờ, trái tự nhiên khiến tâm hồn thanh cao bị tha hoá bởi thể xác thô lỗ, phàm tục.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục.

 - Thấy được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên nhiều phương diện.

 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng phân tích văn bản kịch.

 3. Thái độ: biết vươn lên tự hoàn thiện nhân cách.

II. Chuẩn bị:

 * Thầy: giáo trình lí luận văn học về thể loại kịch, thiết kế giáo án, chân dung tác giả và vợ con.

 * Trò: đọc SGK, soạn bài.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 121144Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 85+86: Hồn trương ba, da hàng thịt (trích) Lưu Quang Vũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31.
Tiết 85- 86. Ngày 13/ 3/ 09.
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT.
(Trích) Lưu Quang Vũ.
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: giúp HS:
 - Hiểu được bi kịch của con người khi phải sống nhờ, trái tự nhiên khiến tâm hồn thanh cao bị tha hoá bởi thể xác thô lỗ, phàm tục.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục.
 - Thấy được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc trên nhiều phương diện.
 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng phân tích văn bản kịch.
 3. Thái độ: biết vươn lên tự hoàn thiện nhân cách.
II. Chuẩn bị:
 * Thầy: giáo trình lí luận văn học về thể loại kịch, thiết kế giáo án, chân dung tác giả và vợ con.
 * Trò: đọc SGK, soạn bài.
III. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Trình bày những nét chính về tác giả Hê- minh- uê. Cảm nhận về hình tượng ông lão và con cá kiếm?
 ? Cho biết ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá và nêu giá trị đoạn trích?
 3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Yêu cầu cần đạt
TIẾT 1.
? Hãy nêu những nét chính về tác giả?
- Bổ sung, nhấn mạnh một vài thông tin đáng lưu ý.
? Nêu những hiểu biết về vở kịch?
- Nhấn mạnh sự sáng tạo của Lưu Quang Vũ.
- Gọi HS tóm tắt (không xem sách).
- Bổ sung, sơ lược hoàn cảnh trước đoạn trích.
? Hồn có chấp nhận mối quan hệ với xác không? Vì sao?
? Theo em, những lời xác nói có đúng không? Thái độ của hồn ra sao trước những lời nói đó?
- Gợi dẫn, phân tích cho HS thấy được sự yếu thế của hồn và sự đắc thắng của xác.
? Qua cuộc đối thoại, hãy tìm hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm.
- Nhận xét, gợi dẫn.
- Nêu các ý cơ bản ở phần tiểu dẫn.
- Dựa vào SGK trả lời.
- Chú ý nắm tinh thần của thời hiện đại.
- Tóm tắt ngắn gọn, đủ nội dung.
- Theo dõi, nhận ra hoàn cảnh trớ trêu của Trương Ba.
- Tìm những lời thoại, chi tiết thể hiện hồn muốn rời bỏ xác và giải thích lí do.
- Suy nghĩ, nhận xét, phát biểu ý kiến.
- Chú ý nghe giảng, kết hợp đọc văn bản.
- Thảo luận nhóm, phát biểu ý kiến, tranh luận (nếu cần thiết).
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: (1948- 1988).
 - Quê ở Đà Nẵng, sinh ra trong một gia đình trí thức.
 - Là một tài năng đa dạng, kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũà nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
 - Tác phẩm tiêu biểu: Sống mãi tuổi 17; Nàng Xi- ta; Khoảnh khắc và vô tận.
 2. Văn bản:
 a/ Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt:
 - Viết năm 1981, công diễn năm 1984.
 - Được xây dựng dựa trên một cốt truyện dân gianà đặt ra nhiều vấn đề mới có ý nghĩ tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
 b/ Đoạn trích:
 Trích cảnh VII và đoạn kết vở kịch. Sau mấy tháng sống nhờ xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba trở nên xa lạ với bạn bè, người thân và tự chán ghét mình, muốn thoát khỏi nghịch cảnh trớ trêu.
II. Đọc hiểu văn bản:
 1. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt:
 - Hồn cho rằng xác chỉ là cái xác thịt âm u, đui mù. Xác khẳng định mình có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết.
 - Hồn phủ nhận “mày chỉ là cái vỏ bên ngoài” và tỏ vẻ xem thường xác. Xác nhắc lại những chuyện hồn đã làm do mình sai khiến bằng lời lẽ mỉa mai (khi dứng cạnh vợ anh hàng tịt, khi tát thằng con trai)à hồn xấu hổ, lời đứt quãng “Tata”à đuối lí.
 - Hồn chống chế “Ta vẫn có một đời sống riêng nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Xác cười nhạo, phủ định, tỏ vẻ đắc thắng.
 - Xác dùng lời lẽ mềm mỏng dụ dỗ hồn thoả hiệp. Hồn ngập ngừng.
 - Xác khẳng định mạnh mẽ “Ông vẫn phải làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát của tôi”. Hồn tuyệt vọng.
 à Lời thoại ngắn, yếu ớtà hồn đau khổ, tuyệt vọng. Lời thoại dài, hùng hồnà xác tự tin, đắc thắngà bi kịch con người khi sống trong dung tục bị cái dung tục lấn át, tàn phá những gì cao quý, đẹp đẽ nhất.
? Phân tích thái độ của những người thân trước những thay đổi của Trương Ba?
- Nhận xét, định hướng.
- Gọi HS đọc đoạn “Mày đãĐế Thích xuất hiện” (148).
? Hành động quyết liệt của hồn Trương Ba là gì? Điều gì đã thôi thúc ông có hành động đó?
- Gợi dẫn, bổ sung, sơ kết.
- Cho HS đọc phân vai màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích.
? Cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích toát lên ý nghĩa gì?
- Nhận xét, khẳng định vấn đề.
? Hãy nêu giá trị nội dung đoạn trích?
- Nhận xét, cho HS đọc ghi nhớ SGK.
? Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của vở kịch?
- Tổng hợp, chốt ý.
- Hai HS cùng bàn thảo luận nhanh, trả lời (phải nêu được sự khác nhau trong thái độ của mỗi người).
- Đọc văn bản.
- Làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến (nêu ý nghĩa hành động châm hương gọi Đế Thích của Trương Ba).
- Đọc phân vai đoạn đối thoại.
- Thảo luận nhanh, phát biểu ý kiến.
- Tổng hợp ý vừa phân tích rút ra nội dung.
- Đọc ghi nhớ, lưu ý những điều tác giả gửi gắm.
- Nhận xét.
 2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với người thân:
 * Với vợ:
 - Vợ Trương Ba đau khổ, trách móc và kiên quyết ra đi “Có lẽ tôi phải đi, đi biệtÔng đâu còn là ông”.
 - Hồn Trương Ba hiểu mình đã thay đổi tính tình, cách sống, vợ muốn xa lánhà đau khổ.
 * Với cháu gái:
 - Cháu gái một mực khước từ “Tôi không phải là cháu của ông”. Kể tội ông làm gãy chồi non cây cam, giẫm nát cây sâm quý mới ươm, làm rách diều cu Tịà xua đuổi.
 - Hồn Trương Ba tìm mọi cách chứng minh nhưng vô hiệu, nhận ra tất cả sự vụng về của mìnhà đau khổ.
 * Với con dâu:
 - Chị con dâu thấu hiểu, cảm thông nỗi khổ của cha chồng, lo sợ trước sự thay đổi của ông làm nhà sắp tang hoang.
 - Hồn Trương Ba đau khổ, cảm thấy không thể chịu đựng đượcà tìm cách giải thoát.
 à Cuộc đối thoại với nhứng người thân làm cho hồn Trương Ba càng thêm đau khổà không chấp nhận hoàn cảnhà hành động.
 3. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba với Đế Thích:
 - Hồn Trương Ba kiên quyết không chấp nhận sống tạm bợ, trái tự nhiên, muốn được là mình một cách toàn vẹn. Đế Thích khuyên Trương Ba nên chấp nhận.
 - Hồn Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thíchà lòng tốt hời hợt, sự vô tâm đẩy người khác vào bi kịch.
 - Đế Thích cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị. Hồn Trương Ba kiên quyết từ chối, chọn cái chết để tâm hồn được thanh thản, trong sạch.
 à Vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu trang chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền sống đích thực và hoàn thiện nhân cách.
III. Tổng kết:
 1. Nội dung:
 Bi kịch sống nhờ, sống tạm, trái tự nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động.
 2. Nghệ thuật:
 Xung đột liên tiếp, kết hợp tính hiện đại với các giá trị truyền thống, phê phán quyết liệt kết hợp với chất trữ tình đắm thắm, ngôn ngữ lời thoại vừa chứa đựng mâu thuẫn vừa mang tính hành động.
4. Củng cố:
 ? Cảm nhận về nhân vật Trương Ba?
 ? Qua bài học, em rút ra được gì về ý nghĩa sự sống?
5. Dặn dò:
 - Học bài.
 - Ôn kiến thức cũ và làm bài tập luyện tập bài Diễn đạt trong văn nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 12(8).doc