Giáo án Ngữ văn 12 tiết 85+ 86: Hồn trương ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 85+ 86: Hồn trương ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ

A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

- Hiểu được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh: Phải sống nhờ, sống vay mượn, trái với tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và bị tha hóa bởi sự lấn át của thể xác phàm tục.

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.

- Thấy được kịch LQV đặc sắc ở: sự hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu; sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống; sự phê phán mạnh mẽ và chất trữ tình đằm thắm.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 6900Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 85+ 86: Hồn trương ba, da hàng thịt (trích) - Lưu Quang Vũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT (Trích )
85-86---------------------------------------------------------------------------------------Lưu Quang Vũ
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Hiểu được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh: Phải sống nhờ, sống vay mượn, trái với tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và bị tha hóa bởi sự lấn át của thể xác phàm tục..
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách.
- Thấy được kịch LQV đặc sắc ở: sự hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu; sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống; sự phê phán mạnh mẽ và chất trữ tình đằm thắm.
B. Phương tiện dạy học: SGV, SGK, TKBH
C. Phương pháp:
- Phân tích mâu thuẫn xung đột qua hành động ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. HS tập làm diễn viên nhập vai thể hiện nội dung đoạn trích
- Vận dụng phương pháp đàm thoại, phát vấn, diễn giảng giúp HS tiếp cận những thông điệp quan trọng của văn bản
D. Tiến trình thực hiện:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 Nội dung cần đạt
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
- Hãy nêu những nét chính về tác giả..
- Em đã được học những vở kịch nào ở chương trình 11?
 -Yêu cầu HS tóm tắt tác phẩm
- Quá trình vận động của một vở kịch ? (thắt nút – phát triển- cao traò- mở nút)
- Xác định vị trí đoạn trích?
- Đọc tiểu dẫn, dùng bút màu gạch những ý quan trọng 
-VBCTĐ
- Romeo và Juliet
-Tóm tắt theo SGK
HS vận dụng kiến thức đã học ở lớp dưới để trả lời câu hỏi.
I. Giới thiệu chung:
 1/ Tác giả: (1948-1988) SGK
- Một tài năng đa dạng: Thơ, văn xuôi,hội họa, kịch
- Kịch là đóng góp đặc sắc nhất của LQV
- Nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật VN hiện đại
2/ Tác phẩm: 
-Thể loại kịch – Từ một truyện cổ dân gian cùng tên LQV đã hư cấu, sáng tạo thành một vở kịch nói hiện đại; đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng triết lí và nhân văn sâu sắc
- Tóm tắt (SGK)
- Đoạn trích :
 + Cảnh VII và đoạn kết của vở kịch
 + Phần cao trào- mở nút
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc - hiểu văn bản
Nêu sơ lược cảnh trước đoạn trích- từ nghịch cảnh đó đã được đẩy tới cao trào bằng các lớp đối thoại giữa:
-Yêu cầu HS đọc phân vai 
- Kịch tính được thể hiện như thế nào qua màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt?
 ( Hết tiết 1)
--------------------------
-Tìm hàm ý mà tác giả muốn gởi gắm qua màn đối thoại đó?
- Mâu thuẫn kịch được phát triển như thế nào qua màn đối thoại giữa hồn TB và những người thân?
- Những phản ứng của người thân đã đưa hồn TB đến quyết định gì?
- Quyết định đó có ý nghĩa gì?
- Mâu thuẫn kịch được giải quyết như thế nào qua màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích?
- Quan niệm về sự sống của Hồn TB và Đế Thích có gì khác nhau?
- Nhận xét về đoạn kết
- HS đọc phân vai 
- HS nêu ý đối thoại theo nhóm đôi
- Suy nghĩ và trả lời
- Nêu ý đối thoại
- HS trả lời.
- HS thảo luận và phát biểu
HS - Hồn Trương Ba
HS - Đế Thích
- Thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời
- Nêu nhận xét
II- Hướng phân tích
Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:
Nội dung đối thoại
 Hồn Trương Ba
Xác hàng thịt:
- Nghịch cảnh: linh hồn nhân hậu, trong sạch phải trú nhờ trong một thân xác thô phàm
- Bị xác thịt thô phàm điều khiển, lấn át, dần dần bị tha hóa
- Ý thức sâu sắc về sự tha hóa; dằn vặt đau khổ, tìm cách thoát khỏi xác thịt để tồn tại độc lập
- Khinh bỉ, mắng mỏ lí lẽ ti tiện của xác hàng thịt nhưng rồi ngậm ngùi thấm thía nghịch cảnh của mình và phải nhập vào xác hàng thịt một cách tuyệt vọng
- Mang sức mạnh âm u đen tối
- Khống chế, ve vãn, kêu gọi hồn Trương Ba thỏa hiệp bằng những lí lẽ ti tiện (SGK 145)
- Khẳng định sự thắng thế của mình “ chẳng còn cách nào khác nữa đâu- cả hai đã hòa làm một rồi”
 b- Hàm ý của màn đối thoại:
 - Trương Ba được trả lại sự sống nhưng đó là một cuộc sống đáng hổ thẹn, vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hóa
- Khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục ấy sẽ ngư trị, thắng thế và sẽ tàn phá những gì trong sạch cao quí của con người
 2 – Màn đối thoại giữa hồn TB và những người thân
 a- Nội dung đối thoại
Những người thân
Hồn Trương Ba
- Vợ : đau khổ, giàu lòng vị tha nhưng quyết định sẽ bỏ đi
- Con dâu: thông cảm cho hoàn cảnh trớ trêu của bố chồng nhưng không giúp được gì
- Cháu Gái : phản ứng dữ dội quyết liệt, không chấp nhận sự tồn tại của TB
- Không chỉ bản thân đau khổ mà còn gây đau khổ cho những người ông thương yêu nhất
- Nỗi đau khổ tuyệt vọng đã lên đến điểm đỉnh .
b- Quyết định của Hồn Trương Ba
 - Tình huống bi kịch thúc đẩy hồn TB phải lựa chọn với sự phản kháng mãnh liệt “chẳng còn cách nào khác, Không cần đến cái đời sống do mày mang lại. Không cần “
- Con người phải đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân , chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách
3- Màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích
 a- Nội dung đối thoại
 Hồn Trương Ba
 Đế Thích
- Không chấp nhận kiểu sống “ bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” muốn được là chính mình một cách trọn vẹn
- Chỉ ra sai lầm của Đế Thích “ Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết”
- Kiên quyết từ chối việc nhập vào xác cu Tị, vì đó cũng là một nghịch cảnh khác, cuộc sống đó “ còn khổ hơn cái chết”
- Ngạc nhiên vì những yêu cầu của Trương Ba
-Khuyên TB nên chấp nhận hoàn cảnh vì “ thế giới vốn không toàn vẹn”
 - Sửa sai bằng cách cho hồn TB nhập vào xác cu TỊ nhưng bị từ chối vì TB sẽ trở nên “ bơ vơ, lạc lõng, thảm hại”
- Chấp nhận yêu cầu của TB với thắc mắc :
 “Con người hạ giới các ông thật kì lạ”
b- Quan niệm về sự sống :
- Đế Thích : cái nhìn hời hợt, phiến diện về con người
- Trương Ba : ý thức sâu sắc về ý nghĩa của sự sống: Sống thực cho ra một con người không phải là điều đơn giản- Hồn và Xác phải hài hòa, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục tội lỗi
4- Màn kết :
- Trương Ba trả xác cho anh hàng thịt; chấp nhận cái chết để được là chính mình và linh hồn được trong sạch
- Hóa thân vào cây cỏ, các sự vật thân thương để tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những người thân yêu với niềm tin cuộc sống vẫn tuần hoàn theo quy luật của muôn đời
- Bi kịch mang âm hưởng lạc quan; thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện- cái Đẹp- của cuộc sống đích thực
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết, luyện tập củng cố bài học 
- Khái quát chủ đề?
- Những nét đặc sắc về nghệ thuật?
 + Xung đột kịch Hồn TB với XHT- với những người thân – Đế Thích và với chính mình
+ Ngôn ngữ: Vừa chứa đựng mâu thuẫn vừa mang tính hành động, thúc đẩy tình huống truyện phát triển ; thể hiện quan điểm đánh giá của tác giả
- Nêu chủ đề
- Nêu những nét đặc sắc
III-Tổng kết :
1- Chủ đề : Từ một truyện cổ dân gian LQV đã đưa ra một quan niệm cao đẹp về cách sống : Hãy sống chân thật với chính mình, phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới nhưng giá trị tinh thần cao quý
2- Nghệ thuật : 
- Xung đột giàu kịch tính
- Ngôn ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ kịch
- Sự kết hợp tính hiện đại với các giá trị truyền thống
- Chất thơ, chất trữ tình bay bổng
3. Củng cố và Luyện tập:
Củng cố : Học thuộc phần GHI NHỚ
Luyện tập
 a- Anh/ chị suy nghĩ gì về quan niệm sống sau đây:
“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.
(Hồn Trương Ba da hàng thịt - Lưu Quang Vũ)
b-Nêu cảm nhận của anh chị về nhân vật Trương Ba
 	c- Anh chị có đồng ý với đoạn kết của vở kịch không? Giải thích?
	4. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc85-86 HON TRUONG BA.doc