Giáo án Ngữ văn 12 tiết 85- 86: Đọc văn Hồn trương ba, da hàng thịt (Trích kịch “ Hồn Trương Ba da hàng thịt ”- Lưu Quang Vũ)

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 85- 86: Đọc văn Hồn trương ba, da hàng thịt (Trích kịch “ Hồn Trương Ba da hàng thịt ”- Lưu Quang Vũ)

Tiết 85- 86: Đọc văn

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT

(Trích kịch “ Hồn Trương Ba da hàng thịt ”- Lưu Quang Vũ).

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS nắm:

 1. Về kiến thức: Cảm nhận được bi kịch của con người khi đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm trái tự nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo, sự dung tục. Đó là cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác trong nghịch cảnh trớ trêu để bảo vệ những phảm tính cao quý, để có một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, xứng đáng với con người.

 Thấy được những đặc sắc nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ qua đoạn trích cụ thể.

 2.Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại.

 3. Thái độ: HS sau khi học xong văn bản phải biết lựa chọn cho mình cách sống phù hợp.

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1997Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 85- 86: Đọc văn Hồn trương ba, da hàng thịt (Trích kịch “ Hồn Trương Ba da hàng thịt ”- Lưu Quang Vũ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 20/ 03/ 2011 
Tiết 85- 86: Đọc văn
HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT
(Trích kịch “ Hồn Trương Ba da hàng thịt ”- Lưu Quang Vũ).
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS nắm:
 1. Về kiến thức: Cảm nhận được bi kịch của con người khi đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm trái tự nhiên và vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo, sự dung tục. Đó là cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác trong nghịch cảnh trớ trêu để bảo vệ những phảm tính cao quý, để có một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, xứng đáng với con người.
 Thấy được những đặc sắc nghệ thuật kịch Lưu Quang Vũ qua đoạn trích cụ thể.
 2.Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu kịch bản văn học theo đặc trưng thể loại.
 3. Thái độ: HS sau khi học xong văn bản phải biết lựa chọn cho mình cách sống phù hợp.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, TLTK, Tranh ảnh liên quan....
 Tạo tâm thế tiếp nhận cho HS bằng dẫn dắt giới thiệu bài học.
 Soạn giảng chu đáo: Dẫn dắt HS tiiếp nhận văn bản theo màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và những nhân vật trong đoạn trích từ đó khái quát giá trị tư tưởng và những đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
 Giáo viện kết hợp hài hoà những phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, trao đổi, tích hợp, thảo luận nhóm.
2. Học sinh: SGK, vớ bài tập, vở ghi.
 Đọc kĩ đoạn trích, soạn những câu hỏi trong hướng dẫn học bài vào vở soạn. 
 Tìm đọc, xem toàn bộ vở kịch.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC 
 1. Ổn định lớp.
 2. Bài cũ: Hãy tóm tắt và nêu chủ đề của văn bản Ông già và biển cả?
 Nội dung tư tưởng của văn bản đó?
 3.Bài mới: ở lớp dưới các em đã được học những vở kịch, đoạn trích kịch hiện đại nào?
 GV căn cứ vào câu trả lời của HS để vào bài.
 Hoạt động của GV và HS
 Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
 RLKN: đọc, tóm tắt tiểu sử, trình bày một vấn đề
* Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả
 - Phần này có những kiến thức cơ bản nào cần nắm? 
 -Nêu ngắn gọn về nhà văn nhà viết kịch Lưu Quang Vũ?
* Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác phẩm
 - Những hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời của vở kịch?
 - Em hãy nêu những ý chính về vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”
GV liên hệ vở kịch với truyện dângian cùng tên
 - Em biết gì về thể loại kịch ? GV tóm tắt sơ lược 7 hồi để giúp HS hình dung về diễn biến của vở kịch
Hoạt động 2
* Thao tác 1: Hướng dẫn HS đọc hiểu khái quát
 RLKN: nhận biết, kĩ năng nhận diện khái quát vấn đề, đọc, tóm tắt văn bản
 - Hãy cho biết vị trí của đoạn trích ? Căn cứ vào quá trình vận động, đoạn trích ở giai đoạn nào của vở kịch?
 GV cho HS đọc đoạn trích SGK. Yêu cầu đọc đúng giọng điệu với các nhân vật và đúng với lời của người dẫn chuyện; Chú ý những chỗ ngắt giọng, các câu văn bỏ lửng.
 - Vị trí của đoạn trích? 
 - Hãy tóm tắt tình huống kịch? Có ý kiến cho rằng cuộc đối thoại của hồn và xác tại nhà hồn Trương Ba là xung đột trung tâm của vở kịch đã lên đến đỉnh điểm?
 GV cho HS thảo luận và trả lời, GV nhận xét và chốt lại.
 - Trình bày cảm nhận ban đầu của em về nghệ thuật tạo xung đột kịch của LQV?
* Thao tác 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết vở kịch
 RLKN: nhận biết, thống kê; Kĩ năng phân tích, lí gải và cảm thụ được ý nghĩa cảu các lời thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt; Kĩ năng thảo luận nhóm; Kĩ năng trình bày một vấn đề
 - Thống kê cá lời nói của hồn và xác. Nhận xét về dung lượng ngôn từ, giọng điệu và thế quân bình trong đối thoại giữa hai nhân vật. Từ đó rút ra kết luận về cuộc đối thoại giữa hồn và xác?
 - Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu của xác trong 8 lời thoại đầu và 5 lời thoại còn lại? Sự thay đổi đó có ý nghĩa nghệ thuật như thế nào? 
- Hãy nêu nhận xét của em sau khi phân tích cuộc đối thoại này?
 - Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, em hãy tìm hàm ý mà nhà viết kịch muốn gửi gắm?
 - ý nghĩa ẩn dụ của cuộc đối thoại giữa hồn và xác? 
- Nhân vật hồn Trương Ba trong tình cảnh nhập vào xác anh hàng thịt hiện lên như thế nào qua điểm nhìn của những người thân? Việc chọn nhiều nhân vật và đều là người thân thiết cùng cất lên tiếng nói tạo hiệu quả như thế nào
 GV cho HS làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt lại.
 - Nhân vật hồn Trương Ba đón nhận hình ảnh ấy của mình với thái độ ra sao? Hãy nhận xét các câu trả lời của Trương Ba trong sự kết hợp với hành động trên sân khấu?
 - Xung đột kịch ở đây có sự phát triển như thế nào? 
 - Phân tích cuộc đối thoại của Trương Ba và Đế Thích? Trong những lời thoại của Trương Ba thì lời nào chứa đựng sự chuyển biến nhận thức của nhân vật và cũng bộc lộ tư tưởng của tác giả? Hãy giải thích sự lựa chọn của mình?
 GVcho HS suy nghĩ và trả lời.
 - Trong lời thoại của Ttương Ba sau khi chết nói với vợ cứ nhắ đi nhắc lại “ Tôi vẫn ở đây..” và qua so sánh sự thay đổi trong hai lời thoại của cái gái và các nhân vật đã nói hộ tư tưởng gì của LQV?
- Tại sao khi được phép nhập vào xác cu Tị hồn Trương Ba lại từ chối?
 Nhận xét về Trương Ba qua sự việc này?
 - Có ý kiến cho rằng cái chết của cu Tị là chi tiết độc đáo có tính mở nút. Trình bày ý kiến của em?
 Hoạt động 3
 RLKN: tổng hợp, khái quát, đánh giá vấn đề
- Đọc đoạn trích em hiểu gì về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
 - Từ văn bản, em hiểu gì về thái độ của tác giả đối với một số biểu hiện tiêu cực lúc bấy giờ?
 - Tác phẩm đem đến bài học nhận thức bổ ích gì?
 - Cảm nhận về sức hấp dẫn nghệ thuật kịch LQV ở đoạn trích?
I. Khái quát chung
 1. Tác giả: 
 - LQV ( 1948- 1988) – Phú Thọ.
 - Nhà văn- chiến sĩ tài hoa, nhiệt huyết cháy bỏng, từng trải sâu sắc trong đời sống và nghệ thuật.
 - Khai thác những đề tài lớn trong đời sống xã hội những năm 1980.
 - Nhà soạn kịch tài năng nhất cảu văn học Việt Nam hiện đại.
 2. Tác phẩm: 
 - Vở kịch được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981, được công diễn vào năm 1984. 
 - Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
 - Đặc điểm thể loại kịch: 
 + Phản ánh cuộc sống bằng việc khám phá, phát hiện những mâu thuẫn, xung đột.
 + Diễn đạt bằng hành động, ngôn ngữ đối thoại
 + Quá trình vận động thông thường: thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
 1. Đọc - hiểu khái quát:
 - Vị trí đoạn trích:
 Trích cảnh VII. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm (Cao trào). Sau mấy tháng sống trong tình trạng "bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo", nhân vật Hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình, muốn thoát ra khỏi nghịch cảnh trớ trêu(Mở nút)
 - Tóm tắt tình huống kịch: Hồi cuối của vở kịch, tình huống đã được đẩy lên đến mức cao nhất:
 + Trương Ba thấy không thể sống như thế này mãi, muốn thoát khỏi thể xác.
 + Hồn xác đối thoại với sự đắc thắng của thể xác.
 + Mọi người xa lánh.
 + Đối thoại với Đế Thích và giải thoát.
 > < Tăng cấp.
 2. Đọc- hiểu chi tiết:
 a, Nhân vật hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại giữa hồn và xác:
 - 26 Lời thoại: 13 của hồn và 13 của xác; Lời xác dài hùng hồn, Lời hồn ngắn ngủi, yếu ớt Xác đắc thắng, hồn bế tắc , dù vậy hồn vẫn nói lên được tiếng nói của mình.
 - 8 lời thoại đầu của xác: thể hiện sự ti tiện; 5 lời thại sau sự thay đổi quan niệm của xác: bản thân nó không có lỗi, con người chưa chú trọng tới phần xác của mình.
 - Nhận xét:
 + Xác thắng thế: hả hê, giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.
 + Tác giả muốn cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị , sẽ thắng thế, sẽ lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.
 Đây chính là cuộc đấu tranh giữa các mặt khác nhau trong một con người với ý nghĩa đa chiều: nội dung và hình thức, con người của nhu cầu và con người của thiên chức, cái cao cả và cái tầm thường.
 b, Hồn Trương Ba trong mối quan hệ với gia đình:
 - Hồn Trương Ba trong cảm nhận của người thân:
 + Thờ ơ với nỗi niềm của người khác.
 + Vụng về, thô lỗ làm đỗ vở, làm hỏng những điều đẹp đẽ.
 + Vẻ hiền hậu tốt lành không còn nữa.
 Cái nhìn đa chiều về nhân vật, đó cũng chính là sự nhận thức về bản thân mình một cách nghiêm khắc mà chí tình nhất?
 - Hồn Trương Ba nhận thức sự thật, dù rất đau đớn” Mặt lặng ngắt đau đớn...”. Hồn Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với chính bản thân mình cứ lớn dần lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào ó Tình huống thúc đẩy Trương Ba phải lựa chọn -> Đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, phản kháng quyết liệt với những lời lẽ chua chát “Không cần đến đời sống do mày mang lại! Không cần!” = day dứt, thất vọng, đau khổ về chính mình. 
 Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát 
 c, Hồn Trương Ba trong cuộc đối thoại với Đế Thích: 
 - “ Không thể bên trong một đằng.......”; “ Sống nhờ, sống gữi.......ông chẳng cần biết”:
 + Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà đồng thuận. Dù khiếm khuyết về tinh thần hay thể xác cũng là cuộc sống không trọn vẹn, bất thường.
 + Sống thiếu chân thực với mình là cuộc sống vô nghĩa, bất hạnh và không cần thiết cho ai.
 - Hồn TBa từ chối lời đề nghị của Đế Thích= thấm thía bi kịch hồn này xác nọ.
 + Xin cho cu Tị sống còn mình thì chết hẳn Quyết định sáng suốt, tự trọng và nhân hậu và có ý thức cao về ý nghĩa của cuộc sống= hồn TBa quyết định dứt khoát, nhanh chóng.
 - “ Tôi vẫn ở đây..”, “Cho nó mọc lên...” Sự bất tử của con người nằm trong ý nghĩa của sự và sự hoá thân vào cuộc sống xung quanh ta chứ không phải ở độ dài thờigian = hãy sống trong sự hoá thân vào những điều tốt đẹp.
 III. Tổng kết 
 1, Nội dung: Một trong những điều quý giá nhất cảu mỗi con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hoà tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.
 - Nghệ thuật:Xây dựng hình ảnh ẩn dụ lớn; phát triển truyện dân gian đầy sáng tạo; nhân vật đa dạng, phong phú; xung đột hợp lí, lời thoại đa nghĩa......
 - Phê phán nhiều hiện tượng đáng buồn, đáng lên án trong xã hội. Nêu lên tình trạng con người sống thiếu chân thực, là nguy cơ bị tha hoá do danh và lợi.
D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
1. Củng cố: Theo em con người muốn được sống hài hoà chân thực cần có những điều kiện nào ? Có phải chỉ cần sự nổ lực tự hoàn thiện của mổi cá nhân hay còn có vai trò của xã hội, cộng đồng ?
2. Dặn dò:- Về nhà tìm đọc toàn bộ tác phẩm, xem kịch. Nắm nội dung. nghệ thuật; tư tưỏng của văn bản.
 - Tiết sau học: Diễn đạt trong văn nghị luận, hãy đọc và soạn những câu hỏi trong phần chính khoá và phần bài tập vào vở soạn.

Tài liệu đính kèm:

  • docHon Truong Ba da Hang thit(1).doc