Giáo án Ngữ văn 12 tiết 85+ 86+ 87: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 85+ 86+ 87: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

Tiết 85, 86, 87 ĐỌC VĂN

RỪNG XÀ NU

- Nguyễn Trung Thành-

(Tiết 1)

Ngày soạn: 12/01/09

Ngày giảng: 15/01/09

 A- Mục đích - Yêu cầu:

Giúp học sinh:

 - Thấy được vẻ đẹp, sức mạnh (tinh thần) tâm hồn, tư tưởng của nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ (tiêu biểu: Dân làng Xô man)

 - Hiểu được chất sử thi của tác phẩm, thể hiện qua cách tổ chức cốt truyện, xây dựng chủ đề, nghệ thuật tạo không khí cũng như qua hệ thống nhân vật và hình tượng cây xà nu, rừng xà nu.

 

doc 25 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 9080Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 85+ 86+ 87: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 85, 86, 87 ĐỌC văn
Rừng xà nu
Nguyễn Trung Thành-
(Tiết 1)
Ngày soạn: 12/01/09
Ngày giảng: 15/01/09
	A- Mục đích - Yêu cầu:
Giúp học sinh:
	- Thấy được vẻ đẹp, sức mạnh (tinh thần) tâm hồn, tư tưởng của nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ (tiêu biểu: Dân làng Xô man)
	- Hiểu được chất sử thi của tác phẩm, thể hiện qua cách tổ chức cốt truyện, xây dựng chủ đề, nghệ thuật tạo không khí cũng như qua hệ thống nhân vật và hình tượng cây xà nu, rừng xà nu.
	B- Công tác chủân bị
	- Thầy soạn giáo án
	- Trò đọc, tóm tắt tác phẩm và trả lời câu hỏi SGK
	C- Các bước lên lớp
Bước 1: ổn định lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
Bước 3: Nội dung và phương pháp giảng dạy bài mới
Những nét cơ bản? (cuộcđời, con người, sáng tác)
I- Giới thiệu chung
1- Tác giả
- Tên thật: Nguyễn Văn Báu; bút danh khác: Nguyên Ngọc (đất nước đứng lên).
- Là nhà văn thành đạt sớm (24t); trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống pháp; ông gắn bó với chiến trường tây nguyên hiểu biết xâu sắc về cuộc sống, sinh hoạt và những phẩm chất đẹp đẽ của con người tây nguyên.
- 2 đề tài: Chống pháp + mĩ; đề cập đến nhưng vấn đề lớn lao của thời đại; đậm tính sử thi; đặc biệt: "Đất nước đứng lên", "Rừng xà nu"SGK Đ4, tr197)
- xuất sứ.SGK
Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác?
-  được viết giữa 1965 khi thuỷ quân lục chiến Mĩ ào ạt đổ quân vào Chu Lai (Quảng Ngãi). Nhà văn kể lại: "đó là những ngày sôi xục nghiêm trang, nghiêm trong, lo lắng, quyết liệt, hào hứng, hào hùng: dân tộc ta bước vào cuộc chạm chán mất còn trực tiếp với đế quốc Mĩ. 
Chúng tôi làm việc ngày đêm. tôi không nhớ thật rõ anh bạn nào của tôi, anh Nguyễn Chí Trung hay anh Thu Bồn bảo tôi: 
- Viết đi! viết một bài "hịch tướng sĩ" của thời đánh mĩ! (.) và tôi viết: "Rừng xà nu"
quả thực bắt đầu tôi chưa hề có cầu truyện, cốt truyện nào cả. Bắt đầu đến dưới ngòi bút, gần như không hề tính trước là một khu rừng xà nu, những cây xà nu.
Nguyễn Ngọc
(về một truyện ngắn- Rừng xà nu- nhân văn nói về tác phẩm- NXB văn học, H.- 1994)
Tóm tắt tác phẩm?
Đề tài nhân dân >< kẻ thù
đ tái hiện không khí dữ dội ngẹt thở của một thời kì lịch sử (1955-1959)
Nhận xét về không khí, giọng văn và kết cấu tác phẩm?
(đề tài, kết cấu, không khí, giọng văn)
2- Tác phẩm
+ Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, đất nước chia làm hai miền. Kẻ thù phá hoại hiệp định, khủng bố, thảm sát, lê máy chém đi khắp miền Nam. Cách mạng rơi vào thời kì đen tối. 
+ Đầu năm 1965, Mĩ đổ quân ồ ạt vào miền Nam và tiến hành đánh phá ác liệt ra miền Bắc. Nguyễn Trung Thành và các nhà văn miền Nam lúc đó muốn viết "hịch thời đánh Mĩ". Rừng xà nu được viết vào đúng thời điểm mà cả nước ta trong không khí sục sôi đánh Mĩ. Tác phẩm được hoàn thành ở khu căn cứ của chiến trường miền Trung Trung bộ.
+ Mặc dù Rừng xà nu viết về sự kiện nổi dậy của buôn làng Tây Nguyên trong thời kì đồng khởi trước 1960 nhưng chủ đề tư tưởng của tác phẩm vẫn có quan hệ mật thiết với tình hình thời sự của cuộc kháng chiến lúc tác phẩm ra đời.
- Tóm tắt tác phẩm, 3 ý chính
+ Làng Xô - man ở trong tầm đại bác của giặc, đại bác tàn phá rừng xà nu, nhưng rừng xà nu vẫn kiên cường vươn tới. Nhân chuyện Tnú về thăm làng, nghỉ tại nhà cụ Mết, đêm đó cụ kể cho dân làng nghe cuộc đời Tnú
+ Cuộc đời Tnú: Được cán bộ quyết dìu dắt đến bi kịch gia đình. đi bộ đội
+ Sự vùng lên của dân làng Xô man
đ Linh thiêng, hùng tráng (sôi động và đấy sảng khóái)
Giọng văn tha thiết, sang trọng
+ Thiên về ngợi ca
đ Đậm tính sử thi
- Kết cấu tác phẩm:
+ Đầu- Cuối: hiện tượng cây xà nu- rừng xà nu.
+ Tâm trạng Tnú khi trở về thăm làng.
+ Cuộc đời Tnu (câu truyện bi tráng về cuộc đời riêng, ý nghĩa điển hình cho số phận và con đuờng của dân làng Xô man).
- Sự vùng lên của dân làng xô man.
*)- Kể theo trình tự thời gian: hiện tại đến quá khứ (làm sống lại quá khứ đ ấn tượng sâu đậm: nỗi đau + p/ch anh hùng, sức sống thiên nhiên dưới ách Mĩ - Nguỵ
-Kể lại trong một đêm
đ "Rừng xà nu" là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời nhưng nó cũng ngắn, cũng chỉ là một đêm trong sự sống vất vả đau khổ và hạnh phúc trường tồn ở đây (Nguyên Ngọc)
*) Trong tác phẩm, hình tượng cây xà nu, rừng xà nu là hình tượng lớn bao trùm và đã gây được ấn tượng rất sâu sắc thiếu nó chắc chắn tác phẩm sẽ thiếu hẳn sinh khí và sức khái quát.
Đặc điểm? Tình cảm của NTT khi gặp L1?
Phân tích? (số phận và sức sống? Tình cảm của nhà văn?
Nhận xét về đoạn văn miêu tả về cây xà nu ở cuối tác phẩm? Giá trị diễn đạt chung?
Tìm, phân tích những câu văn, đoạn văn nhắc đến cây xà nu trong tác phẩm?
(chứng kiến cả nôi đau và sự hào hùng của)
(sự ứng chiến giữa người và cây?)
Mỗi thế hệ xà nu có ý nghĩa tượng trưng cho một thế hệ người dân xô man?
II- Đọc – hiểu
1- Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu.
- Xà nu là một loại cây thuộc họ thông, có nhựa thơm và gỗ rất quý. Nguyên Ngọc 
"Hồi tháng 5 - 1962, hành quân từ miền bắc vào tôi cùng đi với Nguyễn Đình Thi, đến điểm chia tay mỗi người về một chiến trường của mình là khu rừng bát ngát phía tây Thừa Thiên giáp Lào. Đó là một khu rừng xanh tít tắp tận chân trời.
Tôi yêu xay mê rừng cây xà nu từ ngày đó. ấy là một loại cây hùng vĩ và cao thượng; man dạ và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vơ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã, vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã sống tự ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau. Từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận"
*) Cây xà nu: hình ảnh quán xuyến, xuyên suốt toàn bộ câu truyện (Vừa cụ thể vừa tượng trưng) được miêu tả bằng cảm hứng bi tráng
- Hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu ở đầu tác phẩm:
+ "Làngcủa giặc": chưa đầy 10 chữ, tạo dựng lên cả một tư thế của sự sống trong sự đối diện với cái chết và cả sự sinh tồn của dân tộc đặt ngay bên cạnh sự huỷ diệt tàn bạo của kẻ thù đ rừng xà nu: đối tượng huỷ diệt, tàn phá.
+ "máu": Phải hứng chịu hàng ngàn trận mưa đại bác của kẻ thù. Nhưng những tai ương không ngăn cản nổi sự sinh sôi nảy nở mãnh liệt của rừng xà nu.
+ Nghệ thuật nhân hoá, động từ mạnhđbất chấp bom đạt kẻ thù vẫn vươn lên kiêu hãnh tìm đến ánh nắng + sự sống.
đ Khen: "trong rừng ít có.khoẻ như vậy".
đ Cây xà nu, rừng xà nu hiện lên như một nhân vật, một sinh thể sống tiêu biểu cho sức sống và tính cách của dân làng xô man: khao khát ánh sáng tự do, luôn có ý thức vươn lên; thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước.
- Lặp lại gần như y nguyên
đ Sức sống mãnh liệt của cây xà nu không chỉ bó hẹp trong cuộc sống làn xô man mà còn lan rộng khắp vùng tây nguyên đến cả nước. đtượng trưng cho cuộc sống + phẩm chất tốt đẹp của cả dân tộc tây nguyên, cả đất nước Việt Nam.
- còn xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm:
+ Lửa xà nu cháy rầp rập trong bếp mỗi nhà, trẻ con (mặt mày lem luốc khói xà nu); khói xà nu làm tấm bảng đen cho Quyết dạy Tnu học chữ, đọc thư anh quyết. Cả làng "đốt đuốc xà nu" theo cụ Mết vào rừng lấy vũ khí, giặc dùng dẻ tẩm nhựa xà nu để đốt tay Tnu
đ Xà nu như một thứ không thể thiếu được một phần quan trọng trong cuộc sống của những người dân làng xô man, gắn với cuộc sống hàng ngày + gắn với những sự kiện trọng đại của dân làng xô man.
+ Một mặt khi miêu tả cây, rừng xà nu, tác giả ưa dùng lối nhân hoá: cục máu; ưỡn tấm ngựcmặt khác khi miêu tả người, tác giả hay so sánh với cây xà nu: Cụ mết "Ngực căng như một cây xà nu lớn" còn máu trên lưng Tnu do bị giặc tra tấn, đã ứa ra "đặc quyện lại, tím thấm như nhựa xà nu. Chính thủ pháp miêu tả này đã nói lên rất sâu sắc sự hoà nhập, tương ứng giữa con người và thiên nhiên trong một chất thơ hào hùng, cháng lệ. Qua cây xà nu, ta hiểu thêm về con người tây nguyên tự do bất khuất. Ngược lại qua các nhân vật được kể đến, ta thấy cây xà nu trở nên có hồn hơn, sinh động hơn, trở thành tâm điểm của nỗi nhớ và suy tư về một niền đất tươi đẹp, giàu truyền thống.
đ hình tượng xà nu là môtip chủ đạo của tác phẩm vừa có giá trị thẩm mĩ vừa có ý nghĩa sâu săc; trở thành biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất của nhân dân làng xô manđ tác giả: dùng tên nó đặt tên cho tác phẩm. Nhìn chung, hình tượng cây xà nu đã được xây dựng đầy dụng ý. Tác giả đã miêu tả nó bằng một giọng văn thiết tha, đầy sức biểu cảm, đầy kính phục tự hào khiến cho hình ảnh rừng xà nu bỗng thổi tới trong lòng ngườiđọc một cảm giác xay sưa (đ một biểu hiện của tính sử thi)
Bước 4: Củng cố
	- NTT: Gắn bó với chiến trường Tây nguyên: sáng tác khuynh hướng sử thi.
	- Rừng xà nu: Sức sống tây nguyên- cây xà nu ham ánh sáng,  (ý nghĩa: cụ thể + tượng trưng)
Bước 5: Dặn dò
	- Soạn: "Rừng xà nu" T2
Tiết 58 (Giảng văn)
Rừng xà nu
- Nguyễn Trung Thành-
Ngày soạn:
Ngày giảng:
	A- Mục đích - Yêu cầu:
Giúp học sinh:
	- Thấy được vẻ đẹp, sức mạnh (tinh thần) tâm hồn, tư tưởng của nhân dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ (tiêu biểu: Dân làng Xô man)
	- Hiểu được chất sử thi của tác phẩm, thể hiện qua cách tổ chức cốt truyện, xây dựng chủ đề, nghệ thuật tạo không khí cũng như qua hệ thống nhân vật và hình tượng cây xà nu, rừng xà nu.
	B- Công tác chủân bị
	- Thầy soạn giáo án
	- Trò đọc, tóm tắt tác phẩm và trả lời câu hỏi SGK
	C- Các bước lên lớp
Bước 1: ổn định lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ
	ý nghĩa hình tượng xà nu "trong rừng xà nu" của NTT
Đáp án
	ýnghĩa cụ thể và ý nghĩa tượng trưng
	- Loài cây ham ánh sáng; phát triển lên; gắn với đời sống sinh hoạt của người dân tây nguyên (người xô man).
	- Tượng trưng: Sức sống + phẩm chất của nhân dân xô man + tây nguyên.
Bước 3: Nội dung và phương pháp giảng dạy bài mới
ấn tượng chung nhất?
(Bối cảnh cuộc sống và tinh thần cách mạng?)
- gợi liên tưởng đ cảnh tượng nào trong văn học cổ?
xây dựng thành công htg tập thể đặc điểm nổi bật của htg tập thể này?
Nhiệm vụ đảng giao phó? ảnh hưởng đến đời sống cm xô man?
(Một người chỉ huy sáng suốt, giàu uy lực
Hình dáng, lời nói và hành động?
(lúc ông cụ Mết nói, mọi người đều im bặt)
Lờy dẫn chứng? Từ đó rút ra kết luận chung về nhân vật?
Người kể, gọng kể?
Theo lời kể cụ Mết, Tnu có một nguồn gốc xuất thân và thời niên thiếu ntn? tính cách của anh thời nhỏ?
có phải là cảnh ngộ riêng, tinh thần riêng của làng xô man?
II- Phân tích (TT)
2- Hình ảnh người dân làng xô man
*) Lịch sử xô man là lịch sử của một sự sống không bao giờ dập tắt, của một tư thế sống không biết đến sự cúi đầu.
- Ngày ngày đạn đại bác bắn 2 lần vào đồi xà nu: nhân dân bị khảo tra, lùng xục, đánh đạp dã man:
+ Anh Sút, bà Nhan,đ uy hiếp dân.
+ Thằng dục cưới sằng sặc, dùng gậy sắt vụt người không ghê tay đ phản bội, mất nhân tính
đ ngột ngạt, tăm tối, sặc mùi xúng đạn, mạng sống bị coi rẻ đ nỗi đau chung của dân tộc dưới gót dầy mĩ - nguỵ
- Lần lượt vào rừng nuôi dấu cán bộ, thanh niên, ông bà già và trẻ em.
đ Dân làng xô man bất hạnh, đau thương; giàu nghĩa tình; trung thành với cách mạng, sức phản kháng, sức sống mãnh liệt.
- Xây dựng thành công hình tượng một tập thể anh hùng gồm một hệ thống nhân vật thể hiện sự nối tiếp của các thể hệ CM của dân làng xô man, cũng là của tây nguyên, cụ Mết- Tnú và anh Quyết đại diện cho những cán bộ gieo mầm cách mạng đồng bào các dân tộc tây nguyên đ một biểu hiện của tính sử thi.
Nổi lên trong bối cảnh hùng vĩ và trang nghiêm của truyện là  ... đối đầu giữa xô man với bọn mĩ diệm?
Nhận xét về hình ảnh đôi bàn tay Tnú?
Vẻ đẹp nhân cách của Tnú trong lần về thăm làng?
Nhận xét về ý nghĩa điể hình của nhân vật? Lời kể của tác giả?
Phân tích chứng minh?
Đặc điểm và ý nghĩa của hình tượng nhân vật?
Nhận xét chung?
- Lứa tuổi, giới tính? Ngôn ngữ phân tích cơ bản
- Trang sử vẻ vang của xô man có phải do một người viết ra
II- Phân tích
2- Hình ảnh dân làng xô man (TT)
c) Hình ảnh Tnú: - Người con ưu tú của dân làng xô man (TT)
- Sau khi thoát ngọc Kom Tum Tnú trở về xô man
+ Gặp lại Mai: Người bạn gái đi liên lạc thuở nhỏ, nay trở thành người con gái duyên dáng, linh lợi, giọng nói ảtong lanh lảnh và con tim thắm thiết thuỷ chung đ nên vợ nên chồng; mai sinh hạ được một bé traiđ một đôi thanh mai trúc mã; một mái ấm gia đình đáng mơ ước.
+ 1 niềm hạnh phúc nữa được trở về với núi rừng, với phong trào cm của quê hương. Lúc này anh đã trưởng thành về nhận thức, anh hiểu rõ nhiệm vụ của mình khi tiếp nhận lời trăng trối của anh Quyết và trở thành người lãnh đạo cuộc đấu tranh của dân làng xô man nghe lời anh Quyết Tnú cùng dân làng vào rừng "chỉ bị giáo, mác, vụ, rựa, tên, ná chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho cuộc chiến đấu sắp tới. Thay thế vị trí của anh quyết, Tnú đã trở thành mỗi lo sợ của kẻ thù tin làng xô man mài giáo đến tai bọn giặc thằng Dục gầm lên::
"Lại thằngrồi" đ lùng bắt
đ đây là quãng đời đáng nhớ nhất của tnú có ngập tràn hạnh phúc và cả bi tráng
- HS tái hiện lại: Mai nhanh - khoẻ- lạ kì yêu thương chồng con, trung thành với CM
đ Tnú đi đến tận cùng của nỗi đau; yêu thương, căm giận lên đỉnh điểm thiếu đốt tâm can + thôi thúc những hành động bất ngờ liều lĩnh liều mình xông vào giữa bọn giặc diết chết kẻ thù, che trở cho vợ con; coi thường nỗi đau về thể xác, nhất quyết giữ vững phẩm chất người CM
- Ôm chặt lấy xác vợ và con trai V đổi bàn tay: Giàu sự cường tráng và khoẻ mạnh + đôi bàn tay yêu thương
(Đốt 10 đầu ngón tay Tnú kẻ thù chỉ có thể (đốt cháy) được thể xác anh nhưng thiêu huỷ được tình thương
10 ngón tay bị đốt trở thành 10 ngọn đuốc sống khơi bùng ngọn lửa đấu tranh, kêu lên một tiếng giết đ phải trở thành cm mà là mệnh lệnh
- Tnú không cứu được mẹ con Mai
- Đơn độc 
+ Không vũ khí
đ Nhựa xà nu trở thành vũ khí giết người llại vũ khí
- Tnú gian góc làng căm thù cao độ biết vượt lên nỗi đau đến Tnú sau đêm bi kịch ấy
- Tham gia lực lượng (đi bộ đội )với suy nghĩ: Thằng nào cũng là thằng dục cả đmang trong mình mỗi thù riêng và chung (cho vợ con và cả quê hương)
+bóp cổ chết một tên chỉ duy giặc đ được thưởng về phép một đêm đ bao nhiêu tình yêu thương vợ con, quê hương sức mạnh dồn tụ vào đôi bàn tay đây là hoạt động mạnh mẽ quyết liệt nhất
đ người chiến thắng: Xô man +Tnú: Bọn thằng dục muốn xô man bỏ mộng làm cách mạng + Tnú bỏ mộng cầm giáo mác. nhưng không được. Chúng chết dưới cân người xô man, 1 tên chỉ huy khác chết bởi bàn tay tật nguyền của Tnú
- Hình thượng nt đẹp, khó có thể sinh ra 2 lần trong một đời văn. Nhìn vào đó thấy cả số phận, tính cách, chiến công của Tnú.
Bàn tay anh là bàn tay trung trực và nghĩa tình; là bàn tay đau thương, bàn tay căm thù và bàn tay chiến thắng đ câu chuyện về đôi bàn tay Tnú được lưu truyền như một huyền thoại
- Tính kỉ luật cao
- Yêu quê hương đất nước (D/c, phân tích cụ thể..)
Tóm lại
(BS1)
Tnú là điển hình cho số phận và con đường Cm của dân làng xô man. Những phẩm chất đẹp đẽ của người anh hùng Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu cả làng xôman từ già đến trẻ đều có những mất mát đau thương và phẩm chất tương tự (gan dạ, kiên trung, anh hùng, yêu nước)
*) Lời kể của tác giả.
Nói về cuộc đời và chiến công của Tnú, tác giả đã sử dụng một hình thức kể chuyện rất thích hợp, lời kể của tác giả đã hoà lẫn với lời kể của cụ Mết và dòng hồi tưởng của Tnú một cách tự nhiên khiến cho một sự tích của thời hiện tại bỗng được lịch sử hoá, ngân lên cung bậc hào hùng, say mê của nó, có khả năng kích thích, lôi cuốn mạnh mẽ. thỉnh thoảng giữa câu chuyện tác giả lại nhắc đến hình ảnh rừng xà nu ào ào rung động, tạo nên không khí cộng hưởng sôi động và đầy sảng khoái
d) Hình ảnh Dít
Đó cũng là một hình ảnh đẹp làm phong phú thêm chân dung của tập thể anh hùng. Dít là hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ trưởng thành trong khói lửa. ậ chị có sự dạn dạy, rắn rỏi mà cuộc chiến đấu đã tạo nên
- Nét mặt cương nghị, rắn rỏi của Dít
- Dít có nhiều nét gần gũi với chị là Mai, vợ Tnú, nhưng cũng có lắm điểm bổ sung cần thiết. ậ Dít ít thấy sự đằm thắm dịu dàng biểu lộ ra ngoài như Mai nhưng khong phải là không có. Phải chăng hoàn cảnh đấu tranh đã khiến chị như vậy.
+ Lúc bé tẹo, Dít đã luồn rừng tiếp tế gạo viên đạn thứ 10, dít chìu nước mắt, im bặt và thản nhiên nhìn bọn giặc đó không phải là sự trấn tĩnh bình thường mà là sự lớn vượt mau chóng của con người trước thử thách. Dân tộc ta đã bao lần chứng kiến sự lớn vượt như vậy.
+ Không có gì ngạc nhiên khi ta thấy trong nhưng những ngày đánh Mĩ sôi động, cô bé Dít ngày nào đã trở thành chí bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội đầy uy tín. CHú bí Heng cũng đã đem chị Dít ra để nhắc nhở Tnú đừng uống nước lạnh, còn mọi người trong làng xô man thì đợi Dít xem giấy của Tnú xong mới thật yên tâm là Tnú được phép của chi huy cho về thăm nhà đôi mặt của Dít nghiêm nghị đến mức Tnú định đùanhưng lại thôi những chi tiết ấy thoạt đọc qua tưởng không có ý nghĩa gì lắm mà kì thực lại nói lên khá sâu sắc ý thức tự giác của một làng đánh giặc có tổ chức quy củ, Dít đã trở thành con người đáng tin cậy của tập thể, rất xứng đáng với mảnh đất đã có những người như cụ Mết, anh Tnú.
đ) Hình ảnh bé Heng
.. Xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm nhưng để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ về một thế hệ mới đáng tin cậy đang bước tiếpcon đường của cha anh
+ Nhanh nhẹn, hoạt bát, thơ ngây
+ Thích làm bộ đội
đ Ta có thể tin tưởng vào cuộc đấu tranh của dân tộc mình khi có những con người như thế; Được tắm mình trong không khí CM, một lớp thiếu niên đã trưởng thành bước tiếp con đường của cha anh chưa ai hìnhdung nổi chú bé Heng kia lớn lên sẽ lập được chiến công gì, nhưng ta biết chắc chắn những người như chú sẽ không làm hổ mặt làng xô man giàu truyền thống. Chú như cây xà nu lớn vượt lên qua bom đạn của kể thù, góp phần tạo nên màu xanh trường cửu của núi rừng xà nu tít tắp chạy đến chân trời
đ "RXN" là chuyện của một tập thể anh hùng đa dạng về lứa tuổi và giới tính. Mỗi gương mặt anh hùng đều có những nét riêng thể hiện mọt số phạn riêng trong cuộc đời. Tuy nhiên tất cả họ đều giống nhau ở những phẩm chất cơ bản; gan dạ, trung thực, một lòng một dạ đi theo cách mạng, đấy là một tập thể vô địch tập thể của những con người không chịu ngủ yên trong đời chật. Tất cả họ đều thi đua lập công, đều muốn góp phần mình vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc, làng xô man sở dĩ có thể trở thành chống "thiên la địa võng" đối với quân thù chính nhờ sự góp sức như thế của mọi người. Sau "3 năm đi lực lượng" Tnú ghé về thăm làng. anh không khỏi ngạc nhien về cái làng xưa của mình đường cũ nay chằng chịt hầm chông, hố chông, cứ 10 mét lại gặp một giàn thò chuẩn bị sẵn cần thò căng như dây ná, đánh một phát chắc chặt gãy đôi ống quyển, lưỡi thò từng đôi, từng đôi gác lên giàn, sắc lạnh. Sự ngạc nhiên của anh nói lên rằng: Cuộc sống vẫn không ngừng đi lên, cuộc CM của chúng ta không ngừng lớn mạnh. Nụ cười của Tnú trước cái cười rất liến, "lộ ý khoe khoang rõ rệt" của bé heng về làng xôman thật là đẹp. Họ đã hiểu nhau, sát cánh bên nhau, tiếp bước nh trong cuộc ra quân hùng vũ của mỗi người
đ Cuốn sử vẻ vang của làng xô man, của tây nguyê không phải do tiếng mộtngười viết ra mà do tất cả mọi người bản trường ca của đại ngàn hùng vĩ không phải chỉ trỗi lên một giọng mà là sự tổng hoà của nhiều giọng
*) Xây dựng được chân dung một tập thể anh hùng là thành công khá nổi bật của NTT trong truyện ngắn "RXN" với nó, tác phẩm đã phản ánh khá sâu sắc khí thế cách mạng của cả nước ta trong cuộc đối đầu lịch sử những nưm 60 và có tác dụng lôi cuốn, động viên không nhỏ.
Chủ đề tác phẩm?
tính sử thi thể hiện ở những khía cạnh nào?
III- Chủ đề
Là bản anh hùng ca về cuốc chiến đấu của nhân dân các dân tộc tây nguyên trong cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu nước
IV- Tổng kết
Tác phẩm dạt dào cảm hứng sử thi và lãng mạn
- Phản ánh những sự kiện có tính chất toàn dân: dân dân; cách mạng >< kẻ thù, vạch trần tội ác dã man tàn bạo của kẻ thù biểu dương sức mạnh quật khởi của nhân dân tây nguyên, của sức mạnh việt nam.
- Xây dựng: hình thượng nt kì vĩ phi thường: Cây xà nu, rừng xà nu và tập thể anh hùng, cá nhân anh hùng, nhiều anh hùng được kể tới trong đó đều mang trong mình hình ảnh của cả một dân tộc họ đại diện cho công đồng, gắn bó với số phận lịch sử của cộng đồng
- Mô tả sự kiện, các nhân vật anh hùng từ một cái nhìn chiêm ngưỡng khôi phục
đ Được ca ngợi bằng những hình ảnh chói lọi (Các chi tiết đời thường ít đựoc nhắc tới. Nhà văn chỉ tâm đắc với chi tiết nào có khả năng phát lộ đuợc tính chất anh hùng của nhân vật
+ Giọng văn say mê mà trang trọng tạo nên chất thơ hùng tráng đ thổi tới trong lòng người đọc một cảm giác say sưa. ta bị cuốn theo câuchuyện không gì cưỡng nổi, tưởng mình như đang được tắm mình trên một dòng sông mênh mang tràn trề sinh lực, hoặc tưởng mình đang bị thôi miên bởi một bản nhạc giao hưởng hùng tráng
*) Gieo vào lòng người niềm tin tưởng chiến thắngđ bản anh hùng ca mang đạm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn của nhân dân tây nguyê trong cuộc chiến tranh chống mĩ kì diệu
Bước 4: Củng cố
	- Tây nguyên: đau thương, anh dũng
	- Cảm hứng sử thi: là nét đặc sắc của tác phẩm chất sử thi được thể hiện qua cách t/ch cốt truyện, xây dựng chủ đề nt tạo không khí cũng như qua hệ thống nhan vật và hình tượng cây xà nu
Bước 5: Dặn dò
	- Ôn: tác gia Tố Hữu, tác gia Nguyễn Tuân đ bài viết s 5
	- Soạn Đất nước (NKĐ)
	+ ĐN về ĐN
	+ TT mới: ĐN của nhân dân
	- TLV: Phân tích sử thi trong tác phẩm "RXS " CNTT)
BS1: 
- Tnú là hình ảnh TN đau thương bất khuất. Anh cường tráng như một thân xà nu lớn. Chảy trong huyết quản của anh là dòng máu anh hùng của xứ sở tây nguyên, trruyền lại từ đam săm, xinh nhã, chứa đầy trong ngực anh là sức sống mênh mông và hoang dại của núi rừng. Anh thừa gan góc đến bướng bỉnh, thừa kiêu hãnh đến giàu tự ái. anh là người không biết đến sợ hãi, không biết đến khuất phục, cho dù sự tàn bạo có hiện hình trong mũi súng hay lưỡi dao chém ngang dọc trên lưng, có mượn sức kạnh của cây rừng hay lửa xà nu rừng rực.
- Câu chuyện bi tráng ở cuộc đời Tnú mang ý nghĩa c/đ một dân tộc, anh mang trên mình gánh nặng số phận lịch sử dù có nhiều dị biệt, anh vẫn là nhân vậ sánh vai với các anh hùng trong anh hùng cả đạon văn "xinh nhã- của núi rừng tây nguyên - k nhân vật sử thi
	*) Hình ảnh đôi bàn tay Tnú
	- KN: một bộ phận cơ thể người: Từ ngàn đời là thứ quý giá nhất để lao động chiến đấu; giúp con người cảm nhận được bề mặt mọi vật và nắm giữ mọi vật đôi bàn tay chuyên cầm làm lung, dẻo dai khéo léo giúp con người sáng tạo được nhiều của cải vật chất và tinh thần
	- Đến với "RXN" đôi bàn tay Tnú được nâng lên thành hình thượng nghệ thuật cũng có một cuộc đời.đ phân tíchđ bàn tay tathành cơm" (HTT).

Tài liệu đính kèm:

  • doc858687 12NC Rung xa nu.doc