Giáo án Ngữ văn 12 tiết 82 Đọc văn: Ông già và biển cả (Hê-Minh-uê)

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 82 Đọc văn: Ông già và biển cả (Hê-Minh-uê)

Đọc văn: ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (Hê-minh-uê)

1-Kiến thức `

-Thấy được vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi một ước mơ giản dị nhưng rất lớn lao của đời mình.

-Từ hai hình tượng nhân vật chính mang ý nghĩa biểu tượng và những chi tiết giản dị , chân thực của cuộc săn bắt cá, tìm ra một (hoặc vài )lớp nghĩa hàm ẩn trong đoạn trích.

.2-Kĩ năng: Đọc hiểu và phân tích một tác phẩm văn xuôi giàu nghĩa hàm ẩn,chống lối viết hoa mĩ mà rỗng tuyếch.

3-Thái độ: Thấu hiểu : vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.

B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:

1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án

2-Phương pháp:

 - Phần Tiễu dẫn : thuyết trình kết hợp sách GK

 - Phần Văn bản : Thuyết trình kết hợp phát vấn đàm thoại.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 82 Đọc văn: Ông già và biển cả (Hê-Minh-uê)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 82
NS: 12-3
Đọc văn: ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (Hê-minh-uê)
1-Kiến thức `
-Thấy được vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi một ước mơ giản dị nhưng rất lớn lao của đời mình.
-Từ hai hình tượng nhân vật chính mang ý nghĩa biểu tượng và những chi tiết giản dị , chân thực của cuộc săn bắt cá, tìm ra một (hoặc vài )lớp nghĩa hàm ẩn trong đoạn trích..
.2-Kĩ năng: Đọc hiểu và phân tích một tác phẩm văn xuôi giàu nghĩa hàm ẩn,chống lối viết hoa mĩ mà rỗng tuyếch.
3-Thái độ: Thấu hiểu : vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.
B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án
2-Phương pháp:
 - Phần Tiễu dẫn : thuyết trình kết hợp sách GK
 - Phần Văn bản : Thuyết trình kết hợp phát vấn đàm thoại.
1-Công việc chính
@.Giáo viên: SGK, SGV,GA,tài liệu, công cụ;
@. Học sinh: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới.
2-Nội dung tích hợp: Lí luận về thể loại truyện ngắn, bài nghi luận về một tác phẩm văn xuôi,kiến thức về tác giả Ơ-nit Hê-minh-uê (1899-1961),các tác phẩm :Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai
D- Tiến trình:
1- Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ:
3-Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung cần đạt
Tìm hiểu phần tiểu dẫn: Em hãy cho biết những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của tác giả Hê-minh –uê ?: 
Em hãy cho biết cuộc đời đã ảnh hưởng đến sự nghiệp văn chương của tác giả Hê-minh –uê như thế nào?
Hãy nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
 Giáo viên gọi 3 học sinh đọc văn bản (chỉ đọc đoạn chính),Giáo viên đọc và hướng dẫn cho các em tóm tắt.
Dựa vào sách giáo khoa,hãy nêu sơ lược những nét chính về nôi dung và nghệ thuật của tác phẩm..
Hãy xác định vị trí đoạn trích
Câu hỏi 1 (Sách giáo khoa): .Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những đặc điểm gì về cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm (đặc điểm ,phong độ ,tư thế)?
Câu hỏi 2 (Sách giáo khoa) Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão ?.Chứng minh rằng những giác quan này gợi một sự tiếp nhận từ xa đến gần , từ bộ phận đến toàn thể? 
Câu hỏi 3 (Sách giáo khoa): Hãy phát hiện thêm một lớp ý nghĩa mới : Phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn , một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình ? Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ có một cảm nhận khác lạ ở đây , từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm?.
Câu hỏi 4 (Sách giáo khoa) :So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó.điều này gợi cho anh chị suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi cá kiếm như một biểu tượng? 
 Dựa vào đặc điểm thể loại truyện, em hãy chỉ ra đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
Hãy phát biểu chủ đề truyện đoạn trích?
I –Tìm hiểu chung:
1- Tác giả :
 a.Cuộc đời: Ơ-nít Hê-minh-uê(1899-!961) sinh tại bang Ilinoi trong một gia đình trí thức. Sau khi tốt nghiệp trung học ,ông đi làm phóng viên.Năm 19 tuổi ,ông tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường Italia sau đó bị thương và trở về Hoa Kì. Ông thất vọng về xã hội đương thời,tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, không hoà nhập vào cuộc sống đương thời và đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu, Hê-minh-uê sang Pháp ,vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác.Năm 1926,ông cho ra đời tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc và thật sự nổi tiếng trên văn đàn.
b-Sự nghiệp sáng tác:
 Hê-minh-uê là nhà văn Mĩ đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây và góp phần đổi mới lôí viết truyện,tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn trên thế giới nói chung với lối viết kiệm lời ,kiệm cảm xúc ,Ông đề ra nguyên lí sáng tác: coi tác phẩm nghệ thuật như một tảng băng trôi ,người đọc tự khám phá phần chìm để thấy được ý nghĩa và giá trị của tác phẩm. Hê-minh-uê dù viết về đề tài gì, châu phi hay châu Mĩ ,ông đều nhằm mục đích “viết một áng văn xuối đơn giản và trung thực về con người”
 Tác phẩm: Ông để lại một số lượng tác phẩm khá đồ sộ gổm truyện ngắn,tiểu thuyết, thơ ,hồi kí,ghi chépNôỉ tiếng nhất là các tác phẩm : Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai,Ông già và biển cả
 Hê-minh -uê được nhận giải thưởng Pu-lit-dơ (1953) và giải No-ben văn học năm 1954.
2- Tác phẩm:
a-Hoàn cảnh ra đời : 
 Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu-ba,Hê-minh-uê cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả .Bối cảnh của tác phẩm là ngôi làng chài yên ả bên cảng La-ha-ba-na. Một thuỷ thủ trên con tàu của ông được xem là nguyên mẫu của Xan-ti-a-go .Trước khi được in thành sách, truyện đã được đăng trên tạp chí Đời sống.
b-Tóm tắt tác phẩm: 
 Truyện kể lại ba ngày hai đêm ra khơi đánh cá của ông lão Xantiagô.Một con cá kiếm lớn đã cắn câu và lôi thuyền ông lão ra biển khơi xa. Chỉ một mình ông lão trong khung cảnh mênh mông trời biển ,ông chuyện trò với mây nước ,chim cá , ghì chặt sợi dây câu,đuôỉ theo con cá lớn và chiến thắng được nó .Rồi ông lại phải chiến đấu với đàn cá mập xông vào xâu xé con cá kiếm . Rốt cục, ông vào bờ đau đớn mệt mỏi rã rời còn con cá kiếm chỉ còn là một bộ xương to tướng và trơ trụi.
c-Giá tri tác phẩm:
 Thời gian ,nhân vật dường như thu hẹp đến mức cực hạn ,nhưng câu chuyện cực kì đơn giản ấy lại gợi nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc : một cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất ,đẹp nhất đời; hành trình nhọc nhằn và dũng cảm của người lao động trong một xã hội vô hình ; thể nghiệm thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo rồi trình bày nó ra trước mắt người đời; mối liên hệ giữa con người với thiên nhiênTác phẩm được viết theo nguyên lí coi tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”
d-Vị trí đoạn trích: Ở gần cuôí truyện , kể lại việc ông lão Xantiagô đuôỉ theo và bắt được con cá kiếm.Lúc này ông lão và con cá đều gần kiệt sức sau hai ngày đêm đuổi bắt trên biển khơi.
II – Đọc -hiểu đoạn trích:`
1-Tìm hiểu nội dung (theo câu hỏi SGK):
-Câu 1:Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại trong đoạn văn gợi lên những cố gắng cuối cùng nhưng hết sức mãnh liệt của con cá để thoát khỏi sự níu kéo bủa vây của người ngư phủ .Nó cũng dũng cảm kiên cường không kém đối thủ của mình.Những vòng lượn cũng gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề vì Xantiagô chưa thể nhìn thấy con cá mà đã có thể đoán biết nó qua bằng nỗi đau đớn ở hai bàn tay( xúc giác )và con mắt từng trải ( thị giác) khi nhìn những vòng lượn của con cá và níu giữ nó. 
Câu 2-Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những cảm nhận về thị giác và xúc giác của ông lão. Những giác quan này gợi một sự cảm nhận từ xa đến gần , từ bộ phận đến toàn thể, ngày càng mãnh liệt và trực tiếp hơn. Ông lão thoạt tiên chỉ nhìn thấy từng bộ phận (cái đuôi , thân hình, cánh vi, bộ vây ) của con cá rồi mới thấy toàn bộ con cá với tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực của nó.Đường lượn của con cá cũng từ xa cho đến gần , mõm nó gần chạm vào mạn thuyền và đôi bàn tay của ông lão ngày càng đau đớn hơn khi phải ghì sợi dây câu kéo nó. 
-Câu 3 :Sự cảm nhận của ông lão đối với con cá kiếm không chỉ dừng lại ở mức độ của một người đi săn đối với con mồi của mình mà còn cao hơn nữa là sự cảm thông bộc lộ ở những lời đối thoại của ông lão với con cá . Những lời lẽ và ý nghĩ này đã biến con cá thành một nhân vật có linh hồn.
- Những lời đối thoại cho ta thấy mối quan hệ giữa con cá và ông lão là quan hệ giữa người đi câu với con cá câu được ; quan hệ giữa hai kì phùng địch thủ ngang hàng ,cân sức cân tài, cả hai đều phải nỗ lực hết mình ; và còn là quan hệ giữa con người với thiên nhiênTrong quan hệ với con người, thiên nhiên vừa là bạn ,vừa là đối thủ
Câu 4:
Hình ảnh con cá kiếm trước khi ông lão chiếm được nó thật là đẹp. Vẻ đẹp của nó được miêu tả trực tiếp từ xa cho đến gần , từ cảm nhận trực tiếp đến cảm nhận gián tiếp .Nó bình tĩnh ,cao thượng, hùng dũng ,duyên dángtrong mắt ông lão. Sự xuất hiện lần cuối cùng của nó thật ấn tượng : Tung mình lên không trung khi đã mang cái trong mình cái chết..Nó là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên ,là biểu tượng cho vẻ đẹp của ước mơ khát vọng kì vọng của con người.Nhưng khi ông lão chiếm được nó thì da cá chuyển từ màu tía ánh bạc sang màu trắng bạc , và nó nắm ườn mình trên biểnPhải chăng đó chính là sự chuyển biến từ hình ảnh ước mơ sang hiện thực- nó không còn xa vời khó nắm bắt và chính vì thế mà không còn đẹp đẽ ,huy hoàng như trước.
Tóm lại: Qua đoạn trích ta thấy:
-Hình ảnh con cá kiếm đẹp đẽ ,to lớn , mạnh mẽ ,khôn ngoan , cao thượngbiểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên và mơ ước của con người.
-Hình ảnh ông lão Xan-ti-a-go quật cường ,người chiến thắng con cá kiếm bằng kĩ năng nghề nghiệp điêu luyện và một quyết tâm không gì lay chuyển nổi biêủ tượng cho hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.
2-Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:
-Cách kể chuyện:Tác giả có cách kể chuyện độc đáo kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời văn kể và lời văn miêu tả cảnh vật, miêu tả đối thoại và độc thoại nội tâm. Nhà văn đã 42 lần sử dụng cụm từ “ông lão (lão) nghĩ” , “ông lão (lão) nói” như dấu hiệu của độc thoại nội tâm để khẳng định Xan-ti-a-go là người biết phân tích tình hình, tự động viên mình. Từ đó chân dung tinh thần ông lão hiện lên rõ nét và sức hấp dẫn của đoạn trích vì thế cũng được tăng lên.
-Nhân vật: Thành công trong việc khắc hoạ chân dung nhân vật qua cảm giác .Đó là cảm giác về sức khoẻ và cảm giác về việc khuất phục con cá kiếm. Ông lão dùng cảm giác để đo độ sâu của nước ,đo phản ứng của con cá, từ đó có những đối sách hợp lí.Nhà văn đã dùng ngôn ngữ kể và ngôn ngữ nhân vật để khắc hoạ điều này.
-Cách viết của Hê-minh-uê thật giản dị ,nhiều chỗ tưởng như lỏng mà lại rất chặt chẽ. Văn của ông có nhiều khoảng trống nhiều hình tượng mang tính đa nghĩa , sự dụng nhiều độc thoại nội tâm. Đó chính là biểu hiện của nguyên lí tảng băng trôi.
3-Chủ đề : Thông qua hình ảnh ông lão Xantiagô quật cường,người chiến thắng con cá kiếm to lớn và đẹp đẽ bằng kĩ năng nghề nghiệp điêu luyện, Hê-minh-uê gửi gắm một thông điệp : trong bất kì hoàn cảnh nào “ con người có thể bị tiêu diệt chứ không thể bị đánh bại”
III_TỔNG KẾT:
 (Xem ghi nhớ SGK)
4-Củng cố
-Khái quát lại kiến thức cơ bản của tác phẩm.
- Đọc kĩ lại tác phẩm, nhớ chi tiết.
 5. Dặn dò:
-Tiết đến học bài Diễn đạt trong văn nghị luận
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docTIẾT 82-ONG GIA VA BIEN CA.doc