Giáo án Ngữ văn 12 tiết 81 Làm văn: Trả bài làm văn số 6

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 81 Làm văn: Trả bài làm văn số 6

Làm văn: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1-Kiến thức:

 -Qua bài làm văn củng cố các kiến thức về tác phẩm tuỳ bút .

 -HS nắm được các ưu nhược điểm trong bài làm của mình để phấn đấu nâng cao năng lực viết văn trong các bài sau

2-Kĩ năng:Có thể sử dụng thành thạo các kĩ năng tìm hiểu so sánh đối chiếu các tư liệu khi làm bài ở nhà .

3-Thái độ: Chống quay cóp, biết độc lập viết bài . Phê bình hiện tượng chép bài của bạn và chép bài văn mẫu khiến các bài làm văn giống nhau.

B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:

1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án

2-Phương pháp: Đàm thoại , phân tích mẫu.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 81 Làm văn: Trả bài làm văn số 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 17-3-2009
Tiết thứ :81
Làm văn: TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1-Kiến thức:
 -Qua bài làm văn củng cố các kiến thức về tác phẩm tuỳ bút .
 -HS nắm được các ưu nhược điểm trong bài làm của mình để phấn đấu nâng cao năng lực viết văn trong các bài sau 
2-Kĩ năng:Có thể sử dụng thành thạo các kĩ năng tìm hiểu so sánh đối chiếu các tư liệu khi làm bài ở nhà .
3-Thái độ: Chống quay cóp, biết độc lập viết bài . Phê bình hiện tượng chép bài của bạn và chép bài văn mẫu khiến các bài làm văn giống nhau.
B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án
2-Phương pháp: Đàm thoại , phân tích mẫu.
C- CHUẨN BỊ:
1-Công việc chính
@.Giáo viên: SGK, SGV,GA, Bài làm của HS;
@. Học sinh: SGK.
2-Nội dung tích hợp: Nghị luận về một tác phẩm văn học , tuỳ bút Người lái đò sông Đà ( Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
D- Tiến trình:
1- Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2-Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung cần đạt
Gv:
Yêu cầu HS đọc lai đề bài để xác định lại yêu cầu đề .
Đề bài: Phân tích hình ảnh thơ mộng ,trữ tình của những dòng sông Việt Nam qua hai bài tuỳ bút : Ngưòi lái đò Sông Đà( Nguyễn Tuân ) và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Hs xác định lại yêu cầu đề theo yêu cầu của giáo viên.
Thầy và trò cùng xây dựng lại dàn ý.
GV đánh giá ưu nhược điểm của bài viết.
I-TRẢ BÀI SỐ 5 : 
1 . Xác định lại yêu cầu bài viết:
-Xác định yêu cầu đề:
 -Kiểu bài :Nghị luận văn học
 -Luận đề : Hình ảnh thơ mộng trữ tình của những dòng sông Việt Nam .
 -Phạm vi tư liệu: Hai bài tuỳ bút Người lái đò sông Đà và Ai đã đặt tên cho dòng sông.
 -Yêu cầu chung của bài viết: Vận dụng được các tri thức và kĩ năng đã học viết được bài văn nghị luận văn học.
2- Xây dựng lại dàn ý:
 Trên cơ sở những yêu cầu đã xác định, tập thể lớp cùng xây dựng lại dàn ý.
Gợi ý:
Mở bài :
.-Giới thiệu về vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của những dòng sông Việt Nam nói chung và vẻ đẹp của Sông Đà và Sông Hương qua hai bài tuỳ bút .
Thân bài:
- Thế nào là vẻ đẹp thơ mộng ,trữ tình . 
-Phân tích vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của Sông Đà qua tuỳ bút Người lái đò Sông Đà :vẻ đẹp mơ màng khi nhìn từ trên máy bay nhìn xuống , từ góc nhìn của người đi rừng ở bờ sông ra , từ cái nhìn của người đi đò với vẻ đẹp hai bên bờ sông 
-Phân tích vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của Sông Hương qua tuỳ bút Ai đã đặt tên cho dòng sông : vẻ đẹp của sông lúc ở rừng già , khi ra khỏi rừng, lúc qua hai dãy đồi sừng sững như thành quách , khi qua vùng ngoại ô Kim Long , khi đến thành phố, khi ra khỏi thành phố còn quay lại 
-Nét riêng và nét chung của hai bài tuỳ bút :
 + Giống nhau: Hình ảnh hai dòng sông đều thơ mộng và trữ tình ; tác phẩm đều được viết bằng thể tuỳ bút mang đậm dấu ấn chủ quan của nhà văn ; hai tác phẩm đều thành công
 + Khác nhau : Hình ảnh mỗi dòng sông đều có vẻ đẹp riêng . Sông Đà gắn với thiên nhiên và con người Tây BắcSông Hương gắn với kinh thành Huế và con người Xứ Huế
-Hai nhà văn sở dĩ viết thành công về đề tài này bởi họ có tình yêu đối với dòng sông , yêu quê hương xứ sở , và rộng hơn là tình yêu Tổ Quốc .
Kết bài:
-Nêu đánh giá chung về vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của hai con sông qua bài tuỳ bút nói riêng và những dòng sông Việt Nam nói chung.
-Tình yêu lòng tự hào ,tha thiết của các tác giả dành cho dòng sông, cho đất nước gợi lòng yêu Tổ quốc ở mỗi con người.
.3-Nhận xét về ưu nhược điểm của bài viết :
 -Đối chiếu những yêu cầu đã xác định và dàn ý với bài viết để nhận ra ưu nhược điểm của bài viết 
-Ưu điểm: Nhiều bài viết có đầu tư suy nghĩ nghiêm túc ,làm đúng thể loại, hệ thống luận điểm sáng rõ và chặt chẽ , luận cứ xác đáng và có sức thuyết phục .
-Khuyết điểm: 
-Về nội dung, thường các em không chú ý đến giá trị tư tưởng của tác phẩm ,chưa chỉ ra tình yêu quê hương tác giả gửi gắm vào trong bài tuỳ bút của mình.Tuỳ bút là một thể văn thể hiện cái tôi cá nhân khá rõ .
Đây là bài làm ở nhà nên nhiều em chép lai bài giảng của giáo viên một cách máy móc .Trước tiên là chép phân tích bài buỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân sau đó chép bài giảng Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường mà khong bám vào yêu cầu đề. Nhiều bài viết vẫn còn hiện tượng không biết chia đoạn ,hệ thống lập luận không chặt chẽ,thiếu luận cứ.
4-Sửa chữa những sai sót cụ thể trong bài viết
-HS đọc nhận xét của cô giáo trong bài viết của mình.
-Tự sửa các sai sót trong bài viết.
-Những bài làm dưới 3,5 điểm phải viết lại .
5-Đọc bài văn mẫu:
-Đọc bài của Kim Lan , Ngô Thị Tuyết, Yến Vân(12 C12,12CC14)
 4. Dặn dò:
-Chuẩn bị bài: Ông già và biển cả (Hê-minh-uê)
5-Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 81-Trả bài số 6.doc