Giáo án Ngữ văn 12 tiết 8, 9: Kiểm tra 2 tiết (ở lớp) = bài số 1: Nghị luận xã hội

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 8, 9: Kiểm tra 2 tiết (ở lớp) = bài số 1: Nghị luận xã hội

Tuần 3 - Tiết 8.9 : KIỂM TRA 2 TIẾT (ở lớp) = BÀI SỐ 1 : NLXH

(6/9 - 11/9.2010) :

A. Mục tiêu cần đạt :

- Rèn luyện ý thức, thái độ học tập, kiểm tra theo chương trình và y/c của lớp 12 trên tinh thần của "hai không".

- Biết cách vận dụng các biện pháp phù hợp khi làm bài NLXH.

- Có tư tưởng và hành động đúng trước một trong những lời dạy quí giá của Bác.

B. Cách thức tiến hành :

- Hướng dẫn trước cho HS ôn kỹ PP làm bài văn NLXH.

- Nên vào lớp sớm, ổn định chổ ngồi, tập trung tài liệu (lên bảng), xác định ý thức, thái đội nghiêm túc cho HS.

- Chép đề, coi KT nghiêm. Chấm kỹ, trả bài kịp thời. Chú trọng tiết trả bài có chất lượng.

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1343Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 8, 9: Kiểm tra 2 tiết (ở lớp) = bài số 1: Nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 - Tiết 8.9 : Kiểm tra 2 tiết (ở lớp) = Bài số 1 : NLXH 
(6/9 - 11/9.2010) : 
A. Mục tiêu cần đạt :
- Rèn luyện ý thức, thái độ học tập, kiểm tra theo chương trình và y/c của lớp 12 trên tinh thần của "hai không".
- Biết cách vận dụng các biện pháp phù hợp khi làm bài NLXH.
- Có tư tưởng và hành động đúng trước một trong những lời dạy quí giá của Bác.
B. Cách thức tiến hành :
- Hướng dẫn trước cho HS ôn kỹ PP làm bài văn NLXH.
- Nên vào lớp sớm, ổn định chổ ngồi, tập trung tài liệu (lên bảng), xác định ý thức, thái đội nghiêm túc cho HS.
- Chép đề, coi KT nghiêm. Chấm kỹ, trả bài kịp thời. Chú trọng tiết trả bài có chất lượng.
C. Phần Làm bài : Đề ra :
 Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên Đán năm 46, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
 Trình bày những hiểu biết và những hành động thiết thực cho bản thân của anh/chị từ lời dạy đó của Bác ?
D. Hướng dẫn chấm :
I. Hướng dẫn chung
- GV cần nắm bắt được nội dung trình bày trong bài làm của h/s để đánh giá được một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Chủ động, linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp.
- Tinh thần chung: nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 điểm đến 10 điểm) một cách hợp lí. Mạnh dạn cho điểm 0, điểm 1; không y/c quá cao đối với mức điểm 9, điểm 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, g/v vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn qui định.
- Việc chi tiết hoá điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 đ).
II. Đáp án và thang điểm
a.Yêu cầu về kĩ năng:
- Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết nhận xét, bình giá và nêu được suy nghĩ của cá nhân.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về t/g HCM và h/c của lời dạy của Bác, phát hiện, giải thích, phân tích được những khía cạnh khác nhau để làm nổi bật giá trị nội dung của lời Bác dạy; trên cơ sở đó h/s biết xác định những hành động, ý chí phấn đấu nhằm mục đích biến tuổi xuân của mình trở nên có ích hơn đối với bản thân và đối với dân tộc. HS có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý chính sau đây:
- MB: Giới thiệu được vần đề.
- TB: 1. Giải thích được :
a. "Một năm khởi đầu từ mùa xuân" : + Là qui luật của tự nhiên. Là khái niệm quen thuộc về sự tiến triển của th/gian trong "một năm".
+ Nó còn là dấu hiệu của tâm lí, tâm trạng. Khi "mùa xuân" mở đầu có nhiều niềm vui, thuận lợi, suôn sẻ thì chính sự "khởi đầu" đó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng cho cả "một năm" làm ăn, sinh sống của con người. Nó không chỉ là sự dự báo mà còn mang ý nghĩa nhắc nhở, cảnh báo ...
b."Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ" : + "Một đời" là khái niệm chỉ thời gian sống của một con người. Thời gian ấy phụ thuộc chủ yếu vào một giai đoạn rất đặc biệt : "tuổi trẻ". Vai trò của "tuổi trẻ" chính là "khởi đầu" cho cả "một đời" của con người.
+ "Tuổi trẻ" là thời gian khi con người ta mới sinh ra, được bố mẹ cùng mọi người nâng niu, chăm sóc và dìu dắt ta đi những bước chập chững để vào đời. Ta không chỉ được lớn lên về thể xác mà chính là được bày dạy, học hỏi để khôn lớn, trưởng thành, chín chắn về tư tưởng, tình cảm, lí trí và tinh thần.
+ Đương nhiên, không có bất kỳ sự chăm sóc hay bày dạy nào có thể đem lại hiệu quả cao khi bản thân mỗi chúng ta không chủ động để tiếp nhận. Vì thế, vai trò chủ động tiếp nhận và tự mình của mỗi chúng ta có một ý nghĩa to lớn đối với cả cuộc đời lâu dài sau này của mình.
c. "Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội" : + "Tuổi trẻ" không chỉ có vai trò to lớn đối với cuộc đời lâu dài của mình mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với "xã hội". Nó cho thấy con người không thể tách rời khỏi xã hội. Quan trọng hơn, câu nói còn khẳng định vai trò làm chủ xã hội của mỗi con người, đề cao, trân trọng mỗi con người.
+ Khái niệm "tuổi trẻ" ở đây cũng được mở rộng. Bác không chỉ nói đến cái tuổi trẻ của mỗi người mà còn mở rộng ra cả một thế hệ trẻ, chỉ ra vai trò to lớn của thế hệ trẻ đối với tương lai lâu dài của đất nước.
+ Lời dạy của Bác nhẹ nhàng, thuyết phục mà thấm thía tâm can của mỗi người, của mỗi thế hệ. Bác đi từ qui luật tự nhiên để đến với những tư tưởng mang tầm triết lý xã hội sâu sắc. Đó là một sự liên tưởng, so sánh rất tài tình.
2. Xác định được những hành động đúng đắn cho mỗi thanh thiếu niên chúng ta :
+ Hiểu được lời Bác dạy, hiểu được ý nghĩa của "tuổi trẻ", thấm thía được công ơn nuôi dưỡng của bố mẹ, công ơn bày dạy của Thầy cô ... càng thêm yêu quí Bác, yêu thương bố mẹ, trân trọng Thầy cô, yêu quí mái trường thân yêu đang dìu dắt, nâng bước cho ta mỗi ngày ...
+ Thấy được vai trò tự mình, càng cố gắng phấn đấu học hỏi. Nghe lời bố mẹ, Thầy cô. Yêu thương và trân trọng sự giúp đỡ của bạn bè. Hiểu được mọi sự phấn đấu trước hết là để chuẩn bị cho tương lai, cho "cuộc đời" của chính mình và sau đó là để cống hiến được nhiều hơn cho tương lai của đất nước, để khẳng định mình trước cộng đồng dân tộc. Càng ra sức phấn đấu học tập, rèn luyện, tu dưỡng cho bản thân ngày một hoàn thiện hơn.
- KB : + Khẳng định niềm vui sướng, tự hào khi được là thanh thiếu niên trong thời đại HCM, được Bác bày dạy, được noi gương Người mà phấn đấu.
+ Đúng như Tố Hữu từng khẳng định : " Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ - Hơn ngàn trang giấy luận văn chương". Lời hứa với bản thân, với cuộc đời, và trước hết là với Bác chính là những hành động phấn đấu thiết thực của bản thân, là sự tu dưỡng, nổ lực học tập, chăm lo rèn luyện để mai ngày trở thành chủ nhân vững vàng trước mọi thử thách khắc nghiệt. Bác ơi " Mỗi chúng con - Vâng lời Bác làm theo lời Bác dạy - càng lớn khôn ..." (Tố Hữu). 
c. Cách cho điểm:
- Điểm 8 - 10: Đáp ứng được các y/c trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 6 - 7: Trình bày được khoảng 2/3 số ý của y/c về kiến thức, có phân tích, biết lấy d/c cụ thể trong cuộc sống để minh họa. Còn mắc một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 4 - 5: Giải thích còn sơ sài, hiểu câu nói của Bác chưa sâu sắc, lấy d/c chưa thuyết phục, tuy nhiên vẫn nắm được cốt lõi lời của lời Bác, biết cách làm bài văn NLXH. Mắc khá nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1 - 3 : Bài quá sơ sài, chưa làm được gì hoặc chỉ nói linh tinh mà không đi vào giải thích ý trong lời Bác dạy. Chỉ nêu được chưa đến 1/3 các ý trong phần kiến thức nói trên. Câu văn lũng cũng, ý văn rời rạc, không hiểu được cái cốt lõi trong lời Bác dạy. Không biết lấy d/c để minh họa cho các ý ...
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI KT SO 1 NLXH VAN 12.doc