Giáo án Ngữ văn 12 tiết 78: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 78: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H:

B/.CHUẨN BỊ:

*GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

 *HS: SGK, k/thức c/bản về “Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi”

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G hướng dẫn H thảo luận và trả lời các câu hỏi.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra qua tiết dạy

3.Giảng bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3072Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 78: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 78
Ngày dạy: 
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI
®
A/. MỤC TIÊU:
 Giúp H:
B/.CHUẨN BỊ:
*GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
 *HS: SGK, k/thức c/bản về “Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi”
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 G hướng dẫn H thảo luận và trả lời các câu hỏi.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra qua tiết dạy
3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Hiểu thế nào về Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi?
+ Đối tượng NL?
+ Bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi thường có nội dung nào?
* Đọc các đề văn sau (SGK/19,20) và thực hành Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý và xác định các thao tác lập luận?
* H chú ý gợi ý ở SGK.
- Đề 1/19:
* Tìm hiểu đề, tìm ý?
* Lập dàn ý?
- Mở bài?
- Thân bài?
- Kết bài?
- Đề 2/19:
* Tìm hiểu đề, tìm ý?
* Lập dàn ý?
- Mở bài?
- Thân bài?
- Kết bài?
I/. Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi:
1/. Đối tượng NL về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi rất đa dạng: có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của TP nói chung, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của TP, hoặc so sánh nhiều TP, đoạn trích với nhau.
2/.Các nội dung: 
a/ Giới thiệu TP hoặc đoạn trích văn xuôi cần NL.
b/ Phân tích giá trị ND và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của TP, đoạn trích.
c/ Nêu đánh giá chung và ý nghĩa của TP, đoạn trích.
II/.Tìm hiểu các dạng đề:
a/ Đề 1: 
* Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Đề văn NL này chỉ nêu đề mục, đề tài chứ k nêu mệnh lệnh “p/tích”, “bình luận”, “suy nghĩ” như các đề khác thì nên hiểu ntn? Nêu đề mục, đề tài là một cách nêu đề NL. Người làm bài phải trình bày ý kiến của mình về vấn đề được nêu trong đề mục.
- “ Vi hành” là một truyện ngắn châm biếm, đả kích tên vua bù nhìn K.Định và bọn mật thám Pháp.
+ ĐT1: tác giả biến “Hoàng thượng dân bảo hộ” thành một tên hề. Tác giả lại coi “hắn” như một kẻ “ vi hành” đáng ngờ về đạo đức và nhân phẩm.
+ ĐT2: các nhân viên mật thám, “những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tụy”
- Vấn đề còn lại là xem tác giả đã châm biếm, đả kích ntn, giọng văn, từ ngữ dùng ra sao?
 * Lập dàn ý:
ªMở bài: 
- Giới thiệu chung về TP: hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác.
- Hướng đề tài: nghệ thuật trào phúng trong “ Vi hành”.
ªThân bài:
1.Tạo tình huống trào phúng đặc sắc:
+ Tình huống nhầm lẫn trong “ Vi hành”: Một đôi thanh niên người P trong xe điện ngầm tưởng nhân vật “tôi”, người kể chuyện là hoàng đế An Nam “ vi hành”. Tin rằng hoàng đế kém cỏi k biết tiếng P, họ mặc sức đàm tiếu, bình phẩm, thậm chí tranh cải về vị vua này à Do vậy, KĐ khề trực tiếp xuất hiện trong TP, nhưng vẫn hiện lên một cách sinh động, rõ nét như một bức tranh biếm họa kì khôi.
- Hiệu quả trào phúng của tình huống:
+ Khắc họa chân dung KĐ như một bức biếm họa đầy ấn tượng, dễ “bật cười”.=> KĐ hiện lên thật khôi hài trong cái nhìn của công chúng P.(ngoại hình: mũi, mắt, mặt, trang phục, trang sức; hành vi, điệu bộ: nhút nhát, lúng ta lúng túng; cái giá rẻ mạt: có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua ở ngay cạnh)
+ tình huống tạo ra một không khí dân chủ, hài hước: Miêu tả KĐ qua cái nhìn và sự lầm lẫn của người P (những con người hiện đại)à tiếng cười tự nhiên và sự phê phán trở nên khách quan, sâu sắc hơn.
2. Trần thuật dưới dạng bức thư;
- Dụng ý nghệ thuật.
- Hiệu quả: dễ chuyển cảnh, đổi giọng một cách tự nhiên, linh hoạt để thoải mái trong quá trình trình bày về đối tượng.
3. Văn phong hài hước: qua lối nói ngược để mỉa mai bọn mật thám P, vua KĐ (niềm kiêu hãnh, tự hào của người An Nam)
ªKết bài: Nhận định chung về sức mạnh châm biếm, đả kích của TP.
* Xác định thao tác lập luận:
- Chọn thao tác lập luận nào? Cần xác lập những ý kiến bình luận ntn?
* Các yêu cầu của làm văn nghị luận:
 “ Làm văn nghị luận .. đoạn văn” SGK/20.
b/ Đề 2: 
* Tìm hiểu đề, tìm ý:
- Đây là đề văn có giới hạn tư liệu và yêu cầu cụ thể à Cần đọc kĩ đoạn văn và phát biểu suy nghĩ của mình về cảnh thác nước và “ thạch trận” mà ông lái đò sông Đà phải vượt qua.
- Đoạn văn có thể gợi ra những suy nghĩ về thiên nhiên hung bạo, về tinh thần dũng cảm và tài nghệ khéo léo của người lái đò trên sông Đà, về cách miêu tả độc đáo của nhà văn, bút pháp nhân hóa, sự vận dụng kiến thức về binh pháp cổ xưa làm cho cảnh thác nước hung dữ trở nên sống động, hấp dẫn. Đoạn văn là một cuộc biểu diễn ngoạn mục về trí tưởng tượng độc đáo, cách miêu tả thiên nhiên sinh động và vốn từ vựng phong phú của nhà văn.
- Người viết cũng có thể suy nghĩ về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên trong đoạn văn.
* Lập dàn ý:
ªMở bài: 
- Giới thiệu chung về TP: hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác.
- Hướng đề tài: miêu tả thác nước , thạch trận và bản lãnh của người lái đò.
ªThân bài:
- Khái quát về sông Đà hung bạo với thác nước và thạch trận
- Cụ thể:
+ Hình ảnh thác nước được miêu tả sinh động qua bút pháp so sánh, nhân hóa,
+ Hình ảnh thạch trận được tác giả khéo léo sử dụng sự am hiểu của mình trên nhiều lĩnh vực mô tả à Nó giống như trận chiến được bố trí và sắp xếp qui mô.
+ Người lái đò với bản lĩnh và kinh nghiệm già đời trên dòng sông Đà đã vượt thác nước và thạch trận đến bến bờ bình yên.
- Bình phẩm nghệ thuật xây dựng các hình tượng trên.(hoặc có thể lồng kết trong quá trình phân tích các hình ảnh)
ªKết bài:
Cảm nhận chung về nghệ thuật xây dựng hình tượng của N.Tuân
* Xác định thao tác lập luận:
Giới thiệu, thuyết minh, phân tích, quy nạp, bình luận.
4/. Củng cố và luyện tập:
Muốn nghị luận 1 TP hay một đoạn văn xuôi trước hết cần xác định đối tượng NL là bài văn, đoạn trích hay nhân vật. Tiếp đến xác định ND cần bình luận là gì. H cần nêu một vài nhận xét có tính phát hiện của mình,
5/. Hướng dẫn H tự học ở nha: 
Học bài. Làm BT3.Chuẩn bị bài: Vợ nhặt
+ Đọc VB, tiểu dẫn, chú thích và tri thức đọc- hiểu.
+ Sơ nét về tác giả? Tác phẩm?
+ Trả lời theo câu hỏi hướng dẫn học bài.
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docNghi luan ve 1 TP 1 doan trich van xuoi.doc