Giáo án Ngữ văn 12 tiết 76: Thuốc - Lỗ tấn

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 76: Thuốc - Lỗ tấn

A. Mục tiêu bài học.

 Giúp học sinh nắm :

 - Lỗ Tấn là nhà cách mạng. Qua "Thuốc" thấy được tác dụng sâu xa của văn chương.

 - "Thuốc" thể hiện đầy đủ cách viết "chí quái chí dị" gieo ấn tượng lạ lùng để đánh thức con người ngủ say.

 B. Phương tiện và cách thức tiến hành.

 - Đọc diễn cảm + Nêu vấn đề + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .

 - Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.

 C. Tiến trình bài dạy.

 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ: (lược).

 3. Nội dung bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1735Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 76: Thuốc - Lỗ tấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuốc
 - Lỗ Tấn -
Tiết 76- ĐV: 	
Ngày soạn: 28/02/2009. 
Ngày giảng: 02/03/2009.
	A. Mục tiêu bài học.
	Giúp học sinh nắm : 
	- Lỗ Tấn là nhà cách mạng. Qua "Thuốc" thấy được tác dụng sâu xa của văn chương.
	- "Thuốc" thể hiện đầy đủ cách viết "chí quái chí dị" gieo ấn tượng lạ lùng để đánh thức con người ngủ say.
	B. Phương tiện và cách thức tiến hành.
	- Đọc diễn cảm + Nêu vấn đề + Phát vấn + Diễn giảng + Quy nạp . . .
	- Giáo án + SGK + tài liệu tham khảo.
	C. Tiến trình bài dạy.
	1. ổn định, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: (lược).
	3. Nội dung bài mới:	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV cho HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK và dẫn dắt HS tìm hiểu bài.
CH: Em cho biết những nét chính về tiểu sử tác giả ?
CH: Thời thơ ấu Lỗ Tấn học ở đâu?
CH: Đầu tiên Lỗ Tấn học ngành gì ?
CH: Sau đó ông chuyển sang nghề gì? Vì sao ông chuyển nghề?
CH: Ông dùng ngòi bút của mình để làm gì ?
 CH: Thời kì này Lỗ Tấn làm gì?
CH: Vì sao Bác lại thích đọc những tác phẩm của Lỗ Tấn?
CH: Em nêu chủ đề của tác phẩm?
CH: Tác phẩm được chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn?
 CH: Em cho biết nhan đề của tác phẩm có mấy lớp ý nghĩa ?
 I. Tác giả :
 Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, Tên chữ là Dự Tài (26/6/1881- 19/10/1936).
 - Quê: Huyện Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.
 - Xuất thân trong gia đình quan lại sa sút.
 Thân thế sự nghiệp, tư tưởng và sáng tác của Lỗ Tấn được chia làm 3 thời kì.
 1. Thời kì phong trào Ngũ Tứ (1881- 1918).
 Thời thơ ấu từ 6 đến 17 tuổi, Lỗ Tấn học ở trường tư thục quê nhà. Ông thông minh và học rất giỏi.
 - Năm 18 tuổi ông đến Nam Kinh và thi vào trường thuỷ sư học đường, với mong muốn được đi đây đó mở mang tầm mắt.
 - Năm 20 tuổi ông thi vào khoáng lộ học đường, với nguyện vọng tốt đẹp làm giàu cho Tổ quốc.
 - Năm 1902, tốt nghiệp khoáng lộ học, Lỗ Tấn được cử sang Nhật học.
 + Trước tiên Lỗ Tấn học ngành y. Ông muốn dùng y học để cứu dân, trước hết để cứu những người nghèo, ốm mà không có tiền mua thuốc như bố ông.
 + Về sau, nhân một lần xem phim, ông thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém 1 người Trung Quốc làm gián điệp cho Nga, ông giật mình nghĩ rằng "Chữa bệnh cho họ về thể xác còn chưa quan trọng bằng chữa bệnh cho họ bằng tinh thần" và ông đã chuyển sang làm văn nghệ.
 Ông định tâm dùng ngòi bút của mình để đánh thức tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường của người dân Trung Quốc.
 - Năm 1909 vì gia đình quẫn bách, Lỗ Tấn từ giã nước Nhật trở về quê hương nuôi mẹ và em. Ông dạy học tại các trường trung học ở quê nhà.
 2. Thời kì 1918- 1927.
 Lỗ Tấn chuyển từ một người dân chủ đến một chiến sĩ cộng sản.
 - Ngoài sáng tác, Lỗ Tấn còn tham gia chỉ đạo phong trào yêu nước của sinh viên. Ông trở thành lãnh tụ tư tưởng của thanh niên yêu nước lúc bấy giờ.
 - Lỗ Tấn luôn kiên trì nhưng không bao giờ lạc lối.
 3. Thời kì 1928- 1936.
 - Tháng 10/1927 do có nguy cơ bị hãm hại, Lỗ Tấn rời Quảng Châu đến Thượng Hải.
 Ông tập trung lãnh đạo phong trào văn học vô sản, đứng ra chủ trì "liên minh văn nhà văn cách tả".
 - Ngày 19/10/1936 sau một thời gian lâm bệnh, Lỗ Tấn từ trần ở Thượng Hải.
 * Sự gặp gỡ giữa người thanh niên Nguyễn Tất Thành và Lỗ Tấn.
 - Bác Hồ thời trẻ rất thích đọc những tác phẩm của Lỗ Tấn vì tác phẩm của Lỗ Tấn nói lên.
 + Văn chương phục vụ cách mạng, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc.
 + Giọng điệu hóm hỉnh, mỉa mai rất gần với giọng điệu văn chương của Bác thời trẻ.
 II. Tác phẩm :
 1. Xuất xứ.
 Tác phẩm được viết vào tháng 4/ 1919. Đăng trên tạp chí "Tân thanh niên" (5/1919).
 2. Chủ đề.
 Tác phẩm nói lên sự tê liệt, u mê, mông muội của quần chúng nhân dân và bi kịch không hiểu được, không được ủng hộ của người cách mạng tiên phong. Qua đó tác giả đưa ra câu hỏi: phải tìm phương thuốc nào để chữa chạy căn bệnh u mê, đớn hèn của dân tộc.
 3. Bố cục.
 Tác phẩm được chia làm 4 đoạn:
 - Đoạn 1: Lão Thuyên đi mua thuốc.
 - Đoạn 2: Vợ chồng lão Hoa Thuyên cho con uống thuốc.
 - Đoạn 3: Cuộc trò chuyện của những người trong quán trà lão Hoa Thuyên.
 - Đoạn 4: Cảnh ngoài nghĩa địa.
 III. Đọc- hiểu văn bản.
 1. Nhan đề.
 Nhan đề của tác phẩm có 3 lớp nghĩa.
 - Đó là phương thuốc chữa bệnh lao của người dân Trung Hoa lạc hậu tối tăm.
 - "Thuốc" còn là căn bệnh tinh thần trầm trọng cần phải chạy chữa, cần phải có một phương thuốc đặc biệt nếu dân tộc Trung Hoa muốn giải phóng khỏi ngàn năm phong kiến.
 - "Thuốc" đặt dấu hỏi về phương thuốc mà bố mẹ thằng Thuyên chữa bệnh cho nó, mà ông Ba vì cuồng tín đã bán đứng đứa cháu làm cách mạng, mà lão Cả Khang giết hại Hạ Du. Đó không phải là thuốc chữa bệnh mà là thuốc độc. Vậy thì cái gọi là thuốc thì phải là sự giác ngộ ra rằng đó là thuốc độc, phải tìm 1 thứ thuốc khác.
	4. Luyện tập, củng cố:
	- Trình bày ý nghĩa tình huống truyện?

Tài liệu đính kèm:

  • docThuoc T1.doc