Giáo án Ngữ văn 12 tiết 72 và 75: Thực hành về hàm ý

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 72 và 75: Thực hành về hàm ý

TIẾT 1

 A . Mục tiêu bài học :Giúp HS :

- Củng cố nâng cao kiến thức cơ bản về hàm ý, cách tạo hàm ý, tác dụng của hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ

-Có kỹ năng lĩnh hội được hàm ý, kỹ năng nói và viết câu có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết

B. Phương tiện dạy học:

- SGK, Thiết kế bài học, các tài liệu tham khảo

C. Phương pháp dạy học:

- Tổ chức HS trao đổi, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi trong Sgk

D. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định

 2. Kiểm tra bài cũ :

 3. Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3556Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 72 và 75: Thực hành về hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý
72 và 75----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
TIẾT 1 
 A . Mục tiêu bài học :Giúp HS :
- Củng cố nâng cao kiến thức cơ bản về hàm ý, cách tạo hàm ý, tác dụng của hàm ý trong giao tiếp ngôn ngữ
-Có kỹ năng lĩnh hội được hàm ý, kỹ năng nói và viết câu có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết
B. Phương tiện dạy học:
- SGK, Thiết kế bài học, các tài liệu tham khảo
C. Phương pháp dạy học:
- Tổ chức HS trao đổi, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi trong Sgk
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 3. Bài mới 	 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động1:Tìm hiểu chung
GV gợi ý cho hs nhớ lại khái niệm
- Hàm ý là gì?
- Nêu khái niệm
 I.Ôn lại kiến thức đã học về hàm ý :
*. Khái niệm:
- Hàm ý là những nội dung ý nghĩ không nói ra trực tiếp nhưng vẫn có ý định truyền tải đến người nghe. Còn người nghe phải dựa vào nghĩa tường minh và tình huống giao tiếp để hiểu đúng, hiểu hết ý người nói
*Hoạt động 2 : Thực hành
-Cho Hs đọc bài tập trong Sgk 
- Phân chia thảo luận nhóm lên bảng trình bày nội dung
- Nhóm 1: Đọc bài tập 1 trong Sgk
- Nhóm 2: Đọc bài tập 2 trong Sgk
- Nhóm 3: Đọc bài tập 3 trong Sgk
- Nhóm 4: Đọc bài tập 1,4 trong Sgk
* Thảo luận nhóm
+ Nhóm 1 : 
- Bài tập1 : Câu nói hàm ý của A-Phủ
Nhóm cử đại diện trình bày cả lớp góp ý
+ Nhóm 2 : 
-Bài tập 2
Câu nói hàm ý của Bá Kiến
Nhóm cử đại diện trình bày cả lớp góp ý
+ Nhóm 3 : 
Bài tập 3
- Câu nói hàm ý của bà đồ
Nhóm cử đại diện trình bày cả lớp góp ý
+ Nhóm 4 : 
Bài tập1, 4
-Câu nói hàm ý của A-Phủ
- Chọn câu trả lời đúng
Nhóm cử đại diện trình bày cả lớp góp
ý 
II. Thực hành về hàm ý :
 * Bài tập 1 : 
- Lời đáp A-Phủ thiếu thông tin về số lượng bò bị mất 
- Lời đáp đó thừa thông tin về công việc dự định và niềm tin của A Phủ về việc bắt hổ
- Cách nói của A Phủ khôn khéo nhằm chuộc tội và làm giảm cơn giận của Bá Tra. Câu trả lời nhiều hàm ý
* Bài tập 2:
 a. Câu nói của Bá kiến “ Tôi không phải là cái kho” Có hàm ý : từ chối cho tiền 
- Cách nói như thế vi phạm phương châm cách thức nói rõ ràng rành mạch
b.Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá Kiến có những câu dạng câu hỏi, nhưng những câu đó thực hiện hành động nói hướng tới đối tượng hay là một hành động chào của kẻ trên. Kiểu giao tiếp như vậy cũng là hàm ý 
- Lượt lời thứ nhất hàm ý là không muốn cho vì không có nhiều tiền ( cái kho- biểu tượng của của cải, tiền bạc)
- Lượt lời thứ hai ý nói Chí Phèo là đồ ăn bám
c. Ở lượt lời thứ nhất và thứ hai của Chí Phèo thì Chí không nói hết ý, chỉ bác bỏ hàm ý trong lời Bá Kiến, điều đó là hàm ý và được thể hiện rõ ở lượt lời cuối cùng “ Tao muốn làm người lương thiện”
* Bài tập 3:
a. Lượt lời thứ nhất bà đồ nói có hình thức hỏi nhưng nhằm gợi ý một cách lựa chọn cho ông đồ
Qua lượt lời thứ hai của bà đồ chứng tỏ bà cho rằng ông viết văn kém 
b. Bà đồ chọn cách nói hàm ý vì lý do tế, nhị lịch sự với chồng
* Bài tập 4 :
Chọn câu d là câu trả lời đúng
*Hoạt động 3: Cách thức tạo câu có hàm ý
 -GV hướng dẫn hs tổng kết cách thức tạo câu có hàm ý 
- Thảo luận
- Trình bày cách cấu tạo câu hàm ý
III. Cách thức tạo câu có hàm ý :
Để có một câu hàm ý người ta thường dùng cách nói vi phạm 1(hoặc một số) phương châm hội thoại nào đó: sử dụng các hành động nói gián tiếp, chủ ý vi phạm phương châm về lượng, nói thừa hoặc thiếu thông tin mà đề tài yêu cầu, hay vi phạm phương châm quan hệ, đi chệch đề tài giao tiếp, vi phạm phương châm cách thức nói mập mờ vòng vo
4. Củng cố , dặn dò: - Hàm ý là gì ? 
- Cách thức tạo câu hàm ý ntn ?
 - Soạn bài đọc thêm “ Mùa lá rụng trong vườn ”
TIẾT 2
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Tổ chức cho hs thảo luận theo nhóm để giải quyết các bài tập.
*Hoạt động 2: Sau khi hs trả lời, GV sửa chữa, hoàn thiện và củng cố. 
HS đọc đoạn trích rồi phân tích theo các câu hỏi.
Bài tập 1
a) Lời bác Phô gái thực hiện hành động van xin, ông lí đã đáp lại bằng một hành động nói mỉa: mỉa mai thói quen nặng về tình cảm yếu đuối, hay thiên vị cá nhân (mà theo ông, việc quan cần phải lí trí, cứng rắn, khách quan,...). Bằng hành động nói mỉa đó, ông lí đã kiên quyết khước từ lời van xin của bác Phô.
b) Lời đáp của ông lí, ngoài việc thực hiện gián tiếp nhưng mạnh mẽ hành động khước từ sự van xin, và mỉa mai thói đàn bà của bác Phô gái, còn có hàm ý thể hiện sự tự đắc, và quyền uy của bản thân mình (khác với cách nói tường minh: Không, tôi không cho phép). Như vậy D là phương án trả lời đúng và đủ ý.
HS đọc đoạn trích và phân tích theo các câu hỏi.
Bài tập 2
a) Câu hỏi đầu tiên của Từ không chỉ hỏi về thời gian mà quan trọng hơn là còn có hàm ý nhắc khéo Hộ đã đến ngày nhận tiền nhuận bút như hàng tháng, Hộ cần đi nhận. Hàm ý đó được Hộ suy ra, nhận biết được ngay và nói rõ lượt trà lời.
b) Câu nhắc khéo của từ (lượt lời thứ hai) thực chất có hàm ý là: muốn Hộ đi nhận tiền vẻ để trả nợ tiền thuê nhà (thực hiện gián tiếp thông qua hành động thông báo vê việc người thu tiền nhà sáng nay đã đến).
c) Tại cả hai lượt lời, Từ tránh nói trực tiếp đến vấn đễ cơm áo gạo tiền: Từ đã chọn cách nói gián tiếp, có hàm ý, nhằm nhiều mục đích: muốn quan hệ tình cảm vợ chồng được êm ái, tránh nỗi bực dọc của Hộ, muốn ứng xử tế nhị với chồng, muốn không phải chiu trách nhiệm về những hàm ý mà người nghe suy ra.
HS xem lại bài thơ Sóng Của Xuân Quỳnh và nhận định: 
Bài tập 3
Lớp nghĩa tường minh của bài thơ là nói về sóng biển, còn hàm ý là nói đến anh yêu đằm thắm của một người con gái. Sóng là một tín hiệu thẩm mĩ, những từ ngữ nói về sóng có lớp nghĩa thứ hai là nói về tình yêu lứa đôi. Hai lớp nghĩa này hoà quyện, phối hợp với nhau trong suốt bài thơ. Tác phầm văn học dùng cách thể hiện bằng hàm ý thì sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, đặc trưng hàm súc, giầu ý nghĩa.
Qua các bài tập hai tiết thực hành về hàm ý, HS đi đến nhận định: 
Bài tập 4
dùng cách nói có hàm ý trong những ngữ cảnh cần thiết mang lại những tác dụng và hiệu quả giao tiếp rất lớn. Tuy nhiên, tuỳ theo từng ngữ cảnh mà hàm ý có một tác dụng hay một số tác dụng. Chẳng hạn: 
Có hiệu quả mạnh mẽ, sâu sắc hơn cách nói trực tiếp, tường minh (ví dụ: lời ông lí nói với bác Phô gái, lời Chí Phèo nói với Bá Kiến,...). 
- Thể hiện được sự tế nhị, khéo léo trong giao tiếp ngôn ngữ, giữ được thể diện của các nhân vật giao tiếp và tính lịch sự trong giao tiếp (ví dụ: lời Từ nói với Hộ, lời bà đồ nói với chồng,...). 
- Tạo ra những lời nói hàm súc, nói được nhiều hơn những điều mà từ ngữ thể hiện (ví dụ: lời của A Phủ nói với Pá Tra, bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh,...).
- Người nói không phải chịu trách nhiệm về hàm ý (ví dụ: lời Từ nói vời Hộ,...).
Như vậy, phương án D là câu trả lời đúng và đủ ý nhất.
Bài tập 5
Trong những câu trả lời ở bài tập, chỉ có hai câu trả lời thuộc loại trực tiếp, không dùng hàm ý (Rất thích; Thích nhất trong các truyện ngắn Việt Nam). Còn lai đều là những câu trả lời có hàm ý, dù là ý khẳng định hay phủ định.
	4. Củng cố, dặn dò: Soạn bài " Mùa lá rụng trong vườn"
5. Rút kinh nghiệm, bổ sung.

Tài liệu đính kèm:

  • doc72 va 75 THUC HANH VE HAM Y.doc