Giáo án Ngữ văn 12 tiết 72: Tiếng việt - Thực hành về hàm ý

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 72: Tiếng việt - Thực hành về hàm ý

TIẾT 72

NS: 21-2 Tiếng Việt: THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1-Kiến thức:

 -Củng cố và nâng cao những kiến thức về hàm ý, về cách thức tạo lập và lĩnh hội hàm ý.

2-Kĩ năng: Biết lĩnh hội và phân tích được hàm ý trong văn bản nghệ thuật và trong giao tiếp hằng ngày. Biết dùng câucó hàm ý khi cần thiết.

3-Thái độ: Giao tiếp thể hiện vốn văn hoá cá nhân.

B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:

1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án

2-Phương pháp: GV gợi dẫn theo từng bài tập để HS luyện lập thực hành. HS làm bài tập theo cá nhân, nhóm hoặc tổ ,GV thống nhất lời giải.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 72: Tiếng việt - Thực hành về hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 72
NS: 21-2 Tiếng Việt: THỰC HÀNH VỀ HÀM Ý 
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1-Kiến thức:
 -Củng cố và nâng cao những kiến thức về hàm ý, về cách thức tạo lập và lĩnh hội hàm ý. 
2-Kĩ năng: Biết lĩnh hội và phân tích được hàm ý trong văn bản nghệ thuật và trong giao tiếp hằng ngày. Biết dùng câucó hàm ý khi cần thiết.
3-Thái độ: Giao tiếp thể hiện vốn văn hoá cá nhân.
B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án
2-Phương pháp: GV gợi dẫn theo từng bài tập để HS luyện lập thực hành. HS làm bài tập theo cá nhân, nhóm hoặc tổ ,GV thống nhất lời giải.
C- CHUẨN BỊ:
1-Công việc chính
@.Giáo viên: SGK, SGV,GA,tài liệu, công cụ;
@. Học sinh: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới.
2-Nội dung tích hợp: Bài hàm ý đã học ở lớp 9 ,10; những phương châm hội thoại đã học ở lớp 9 ;những hành động nói được học ở lớp 8 ;các tác phẩm văn học sử dụng thành công cách nói hàm ý ( Chí Phèo . Truyện cười dân gian Việt Nam).
D- TIẾN TRÌNH:
1- Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ: ôn tập các bài :hàm ý đã học ở lớp 9 ,10; những phương châm hội thoại đã học ở lớp 9 ;những hành động nói được học ở lớp 8
3-Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Nội dung cần đạt
Bài tập 1.
Hs đọc đoạn trích rồi phân tích theo các câu hỏi. GV thống nhất lời giải theo gợi ý.
Bài tập 2.
Hs đọc đoạn trích rồi phân tích theo các câu hỏi.GV thống nhất lời giải theo gợi ý,
 Bài tập 3.
Hs đọc đoạn trích rồi phân tích theo các câu hỏi. GV thống nhất lời giải theo gợi ý.
Bài tập 4.
HS chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất. GV khẳng định ý đúng.
1.Bài tập 1.
a-Nếu căn cứ vào nghĩa tường minh trong lời đáp của A Phủ thì:
 (1) Lời đáp thiếu thông tin về số lượng bò bị mất.
(2) Lời đáp thừa thông tin về việc : “lấy súng đi bắt con hổ”.
(3) Cách trả lời của A Phủ có hàm ý công nhận việc để mất bò nhưng muốn lấy công chuộc tội.
b-Như vậy, hàm ý là những nội dung ,ý nghĩ mà người nói muốn truyền báo đến người nghe.nhưng không nói trực tiếp qua câu chữ , mà chỉ ngụ ý để người nghe suy ra. Trong lời hội thoại trên .A Phủ nói vừa thiếu vừa thừa lượng thông tin cần thiết chủ yếu tạo ra hàm ý.
2-Bài tập 2.
a) Câu nói của Bá Kiến với Chí Phèo: “Tôi không phải là cái kho” có hàm ý từ chối trước lời đề nghị xin tiền như mọi khi của Chí Phèo . Cách nói vi phạm phương châm cách thức , không nói rõ ràng rành mạch mà thông qua một biểu tượng : Cái kho để bóng gió đến chuyện tiền của. 
b) Tại lượt lời thứ nhất và thứ hai của Bá kiến có sử dụng đến những câu hỏi ( Chí Phèo đấy hở? ; Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à?) ,nhưng không nhằm mục đích hỏi mà nhằm mục đích hô gọi, cảnh báo, thúc giục Chí Phèo làm mà ăn chứ không thể luôn đến xin tiền .Đó là dùng hành động gián tiếp, một cách thức tạo hàm ý.
c)Tại hai lượt lời nói đầu tiên của Chí Phèo, hắn đều không nói hết ý (đến đây làm gì ?) , phần hàm ý được tường minh hoá ở lượt lời thứ ba của hắn (Tao muốn làm người lương thiện) , Như vậy cách nói của Chí Phèo ở hai lượt lời đầu vừa không bảo đảm phương châm về lượng , vừa không bảo đảm phương châm về cách thức( Nói không rõ ràng).
3-Bài tập 3.
a) Lượt lời thứ nhất của bà đồ có hình thức của một câu hỏi (Ông lấy giấy khổ to mà viết có hơn không?) nhưng không dùng để hỏi mà thực hiện một hành động khuyên rất thực dụng: khuyên ông đồ viết bằng giấy khổ to.
Qua lượt lời thứ hai của bà đồ còn cho thấy lượt lời thứ nhất của bà ta còn có hàm ý không tin tưởng vào tài vănchương của ông đồ.
b) Bà đồ không nói thẳng ý mình mà chọn cách nói như trên vì còn nể trọng ông đồ , giữ thể diện cho ông, và cũng không muốn chịu trách nhiệm về cái hàm ý của câu nói.
3-Bài tập 4.
 Qua ba bài tập trên ta thấy rằng: Để tạo cách nói có hàm ý, tuỳ thuộc vào ngữ cảnh mà người nói có thể sử dụng một cách thức hoặc phối hợp một vài cách thức khác nhau. Như vậy cần chọn phương án D.
4- Củng cố: Nhắc lại các kiến thức cơ bản.
5- Dặn dò: Chuẩn bị bài: Mùa lá rụng trong vườn ( Ma Văn Kháng)
*Rút kinh nghiệm sau khi dạỵ:.

Tài liệu đính kèm:

  • docT 72 Thực hành về hàm ý.doc