Giáo án Ngữ văn 12 tiết 70 đến83

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 70 đến83

Tuần 25 Tiết 70-71 Chiếc thuyền ngoài xa (T1)

Nguyễn Minh Châu

 I. Mục tiêu bài học : Giúp học sinh

 - Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình ; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

 - Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc họa nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.

II. Phương tiện thực hiện:

 - SGK, SGV

 - Thiết kế bài học

III. cách thức tiến hành:

 Đọc sáng tạo, gợi ý trả lời câu hỏi, thảo luận.

IV.Tiến trình dạy học :

 

doc 40 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1264Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 70 đến83", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Tiết 70-71
Chiếc thuyền ngoài xa (T1)
Nguyễn Minh Châu
 I. Môc tiªu bµi häc : Gióp häc sinh
 - C¶m nhËn ®­îc suy nghÜ cña ng­êi nghÖ sÜ nhiÕp ¶nh khi ph¸t hiÖn ra m©u thuÉn Ðo le trong nghÒ nghiÖp cña m×nh ; tõ ®ã thÊu hiÓu mçi ng­êi trong câi ®êi, nhÊt lµ ng­êi nghÖ sÜ, kh«ng thÓ ®¬n gi¶n vµ s¬ l­îc khi nh×n nhËn cuéc sèng vµ con ng­êi.
 - ThÊy ®­îc nghÖ thuËt kÕt cÊu ®éc ®¸o, c¸ch triÓn khai cèt truyÖn rÊt s¸ng t¹o, kh¾c häa nh©n vËt kh¸ s¾c s¶o cña mét c©y bót viÕt truyÖn ng¾n cã b¶n lÜnh vµ tµi hoa.
II. Ph­¬ng tiÖn thùc hiÖn:
 - SGK, SGV
 - ThiÕt kÕ bµi häc
III. c¸ch thøc tiÕn hµnh:
 §äc s¸ng t¹o, gîi ý tr¶ lêi c©u hái, th¶o luËn.
IV.TiÕn tr×nh d¹y häc :
 1. Ổn định lớp ; KiÓm tra sĩ số
 2. Giảng bµi míi: Sau 1945, ®Êt n­íc tho¸t khái chiÕn tranh b­íc vµo giai ®o¹n x©y dùng, ph¸t triÓn. NhiÒu nhµ v¨n tr¨n trë, t×m tßi h­íng ®i míi cho v¨n häc trong t×nh h×nh míi: kh¸m ph¸ ®êi sèng ë ph­¬ng diÖn ®êi th­êng trªn b×nh diÖn ®¹o ®øc thÕ sù. Mét trong nh÷ng c©y bót tiªn phong trong sù t×m tßi, kh¸m ph¸ lµ NguyÔn Minh Ch©u. Chóng ta sẽ t×m hiÓu mét t¸c phÈm tiªu biÓu cña «ng thuéc khuynh h­íng nµy: ChiÕc thuyÒn ngoµi xa.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
- Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả.
+ GV: Em đã biết được những gì về Nguyễn Minh Châu và sáng tác của ông, nhất là chặng đường sau năm 1975?
+ HS: Dựa vào phần Tiểu dẫn và các tài liệu tham khảo khác để trả lời.
+ GV: Trên cơ sở những ý trình bày của HS, nhấn mạnh những nét chính cần lưu ý về tác giả
- Thao tác 2: Tìm hiểu Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” 
+ GV: Giới thiệu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
+ GV: Gọi một số HS tóm tắt tác phẩm trên cơ sở HS đã đọc tác phẩm ở nhà.
+ GV: Ghi nhận những ý chính.
+ GV: Từ những ý chính trên, em hãy xác định bố cục của tác phẩm?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.
- Thao tác 1: Tìm hiểu hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
+ GV: Nghệ sĩ phát hiện ra điều gì trong buổi sáng tinh sương?
+ GV: Cảnh được miêu tả thế nào?
+ GV: Vì sao Phùng gọi đây là một “cảnh đắt trời cho”?
+ GV: Người nghệ sĩ đã có những cảm nhận gì khi được chiêm ngưỡng bức ảnh nghệ thuật của tạo hoá?
+ GV: Vì sao trong lúc cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh, anh lại nghĩ đến câu nói: “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”?
+ GV: Người nghệ sĩ đã kinh ngạc phát hiện được điều gì khi thuyền cập bến?
+ GV: Vì sao anh lại kinh ngạc khi chứng kiến cảnh tượng trên? 
+ GV: Qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng, Nguyễn Minh Châu muốn người đọc nhận thức được điều gì về cuộc đời?
+ HS: Thảo luận 2 HS và phát biểu.
- Thao tác 2: Tìm hiểu Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện
+ GV: Trước hết, em hãy tìm hiểu vì sao người đàn bà hàng chài lại xuất hiện ở toà án huyện?
+ GV: Phùng và chánh án Đẩu biết được gì về người đàn bà?
+ GV: Người đàn bà có làm theo lời đề nghị và sự giúp đỡ của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng hay không? Vì sao?
+ GV: Tại sao chị ta lại cam chịu cuộc sống như thế?
+ GV: Em nhận xét, đánh giá thế nào về người đàn bà hàng chài? Qua câu chuyện về cuộc đời chị, nhà văn muốn nói điều gì?
+ GV: Hình ảnh người chồng của người đàn bà hàng chài được miêu tả như thế nào?
+ GV: Người đàn bà ấy đã nói và kể lại những gì về người chồng vũ phu của mình?
+ GV: Qua đó, có thể nhận thấy thái độ của chị đối với người chồng như thế nào?
+ HS: Trả lời cá nhân.
+ GV: Còn chánh án Đẩu, nghệ sĩ Phùng và bé Phác đánh giá như thế nào về người đàn ông này?
+ HS: Trả lời cá nhân.
+ GV: Sự khác biệt trong cái nhìn của người đàn bà giúp cho ta hiểu thêm điều gì về hoàn cảnh của người đàn ông?
+ GV: Từ đó, chúng ta rút ra được điều gì về cách nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng trong đời sống nói chung?
+ GV: Em có đánh giá, nhận xét gì về chị của Phác?
+ GV: Còn Phác là một đứa trẻ như thế nào?
+ GV: Cảm nhận của em về hoàn cảnh của hai chị em Phác?
+ GV: Trình bày những cảm nhận của em về nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng?
+ GV: Qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài, Phùng có những thay đổi gì trong suy nghĩ?
+ GV: Nhân vật chánh án Đẩu được nhận định như thế nào?
+ GV: Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài, thái độ của chánh án Đẩu là rất cương quyết. Nhưng khi nghe những gì mà người phụ nữ này giải bày, Đẩu cảm thấy như thế nào?
- Thao tác 3: Tìm hiểu Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”
+ GV: Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn cuối cùng của truyện.
+ GV: Mỗi lần nhìn bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ đều thấy những gì? 
+ GV: Vậy Nguyễn Minh Châu muốn phát biểu điều gì về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời?
- Thao tác 4: Tìm hiểu nghệ thuật của tác phẩm.
+ GV: Tác giả đã xây dựng được một tình huống truyện như thế nào?
+ GV: Từ những tình huống đó, nhân vật Phùng đã có những thay đổi gì?
+ GV: Tác giả đã chọn lời kể theo nhân vật nào? Từ việc chọn lựa này, lời kể của tác giả sẽ có hiệu quả gì?
+ GV: Nhận xét về cách xây dựng ngôn ngữ của các nhân vật?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết. 
- GV: Gọi học sinh nhận xét chung về chủ đề và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- HS: Dựa vào phần Ghi nhớ để phát biểu.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: 
- Nguyễn Minh Châu (1930 – 1989) 
- Quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới, “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay” (Nguyên Ngọc)
- Sau 1975, sáng tác của NMC đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự.
- Tác phẩm chính: (SGK)
2. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” :
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Sáng tác năm 1983
- Năm 1985, được in trong tập “Bến quê”. 
- Năm 1987, được in trong tuyển tập cùng tên.
- Là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
b. Tóm tắt: 
- Theo lời của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau.
- Sau nhiều ngày “phục kích”, anh đã phát hiện và chụp được cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương.
- Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã kinh ngạc hết mức khi chứng kiến cảnh từ trong thuyền bước ra một gã chồng vũ phu đánh đập người vợ dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình.
- Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này anh phải can thiệp
- Theo lời mời của chánh án Đẩu (đồng đội cũ của anh), người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người đàn bà đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu.
- Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do cho sự từ chối trên.
- Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, Phùng đã chọn được một tấm ảnh về “thuyền và biển” cho tờ lịch năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, anh bao giờ cũng thấy hình ảnh người đàn bà lam lũ, nghèo khổ bước ra từ bước tranh.
c. Bố cục: 2 đoạn
 - Đoạn 1: Từ đầu . đến “Chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”: Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
 - Đoạn 2: Phần còn lại: Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện và tấm ảnh được chọn.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh:
a. Phát hiện thứ nhất về khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ:
 - Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh.
 - Phùng đã dự tính bố cục, đã “phục kích” mấy buổi sáng để chụp được một cảnh thật ưng ý.
 - Người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp trên mặt biển mờ sương, như “một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”: 
 + “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng sữa có pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào”
 + “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắt như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”
 + “toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp”, “một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”
à Cảnh “đắt” trời cho, vẻ đẹp mà cả đời anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần.
- Tâm trạng, cảm nhận của người nghệ sĩ: 
 + “bối rối”, cảm thấy “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” 
 + “khám phá thấy cái chân lí của sự toàn diện, khám phá cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”, “phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.
à hạnh phúc chất ngất, cảm nhận được cái Thiện, cái Mĩ của cuộc đời, cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo, tinh khiết.
b. Phát hiện thứ hai về hiện thực nghiệt ngã của con người: 
 - Phùng đã chứng kiến cảnh tượng: một người đàn ông đánh vợ dã man.
 - Cảnh chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ >< gia đình thuyền chài:
 + Từ chiếc thuyền bước ra một người đàn bà: khắc khổ, xấu xí, mệt mỏi và chỉ biết “cam chịu đầy nhẫn nhục”.
 + Lão đàn ông: thô kệch, dữ dằn, độc ác, quật tới tấp vào lưng vợ như một cách để giải toả uất ức, khổ đau.
 + Thằng bé Phác: “như một viên đạn trên đường lao tới đích” nhảy xổ vào gã đàn ông, đánh lại cha vì thương mẹ
- Thái độ của người nghệ sĩ: 
 + “Chết lặng”, không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt: “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn” 
à Anh không ngờ đằng sau cái vẻ đẹp của tạo hoá lại có cái xấu, cái ác đến mức không thể tin được
 + Không thể chịu được khi thấy cảnh ấy, Phùng đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”
à Bản chất của người lính khiến anh không thể làm ngơ trước sự bạo hành.
c. Ý nghĩa:
 - Phùng đã cay đắng nhận ra những ngang trái, xấu xa trong gia đình kia đã làm cho những điều huyền diệu mà anh đã phát hiện hiện hình ra thật khủng khiếp, ghê sợ.
 - Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều, không phải bao giờ cũng đẹp, cũng là nghệ thuật, mà chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn giữa cái đẹp - xấu, thiện – ác.
 - Người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều.
2. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện:
a. Câu chuyện về người đàn bà hàng chài:
 - Người đàn bà đáng thương:
 + Ngoài 40 tuổi, thô kệch, rỗ mặt, “khuôn mặt mệt mỏi”
à Gợi ấn tượng về một cuộc đời nghèo khổ, lam lũ.
 + Bị chồng đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” nhưng vẫn cam chịu “không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn”
à coi đó là lẽ đương nhiên, sẵn sàng chịu đựng tất cả 
 - Người đàn bà đã từ chối lời đề nghị và sự giúp đỡ của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng: van nài toà “Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó” 
 - Người phụ nữ ấy giải thích:
 + “Các chú đâu có phải là người làm ăn  cho nên các chú đâu có hiểu được”, “ như thế nào là nỗi vất vả của người đà bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông” 
à Nhận thức về cuộc sống trên biển: nghề biển không thể thiếu đàn ông, gã đàn ông ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời đi biển của chị.
+ “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba ... 
+ GV: Yêu cầu 1 HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) và Nêu những ý chính về Hê-ming-uê, tiểu thuyết Ông già và biẻn cả, vị trí của đoạn trích học.
 + HS làm việc cá nhân.
 + GV: Nhận xét và tóm tắt những nội dung cơ bản.
- Thao tác 2: Tìm hiểu chung về tác phẩm Ông già và biển cả.
+ GV: Giới thiệu hòan cảnh sáng tác của tác phẩm.
+ GV: Yêu cầu học sinh dựa vào Tiểu dẫn nên vị trí đoạn trích.
+ GV: Yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn trích theo phần chuẩn bị trước ở nhà.
+ HS tóm tắt theo yêu cầu của GV.
+ GV: Ghi nhận nội dung chính.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Ơ-nit Hê-ming-uê (1899-1961) sinh tại bang I-li-noi trong một gia đình trí thức.
- Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi làm phóng viên.
- 19 tuổi, ông tham gia đội xe cứu thương của Hội chữ thập đỏ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất ở chiến trường I-ta-li-a, sau đó ông bị thương và trở về Hoa Kì.
- Ông thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình thuộc thế hệ mất mát, không hòa nhập với xã hội đương thời và đi tìm bình yên trong men rượu và tình yêu.
- Sau đó, ông sang Pháp, vừa làm báo vừa bắt đầu sáng tác.
- Năm 1926, ông sáng tác tiểu thuyết Mặt trời vẫn mọc và nổi tiếng từ đó.
- Ông để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ và nhiều hồi kí, ghi chép.
 - Những tác phẩm nổi tiếng của Hê-ming-uê: 
+ Mặt trời vẫn mọc (1926),
+ Giã từ vũ khí (1929), 
+ Chuông nguyện hồn ai (1940).
+ Ông già và biển cả (1952).
- Hê-minh-uê là nhà văn lỗi lạc nhất nước Mĩ vào thế kỉ XX, ông khai sinh lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc.
- Ông là người đề ra nguyên lí sáng tác “tảng băng trôi”:
+ Dựa vào hiện tượng tự nhiên: tảng băng trên mặt nước chỉ có ba phần nổi, bảy phần chìm.
+ Nhà văn phải hiểu biết cặn kẻ về điều muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại những phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược bỏ.
+ Người đọc phải đồng sáng tạo mới có thể hiểu được “bảy phần chìm”, những hình tượng, những hình ảnh,  giàu tính tượng trưng đa nghĩa.
- Dù viết về đề tài gì, Châu Phi hay Châu Mĩ, Huê-minh-uê đều nhằm mục đích “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.
- Ông đã nhận được Giải thưởng Pu-lit-dơ năm 1953- Giải thưởng văn chương cao qúy nhất của Hoa Kì và Giải thưởng Nô-ben về văn học.
 2. Tác phẩm:
a. Hòan cảnh sáng tác:
- Năm 1952, sau gần 10 năm sống ở Cu-ba, Huê-minh-uê cho ra đời tác phẩm Ông già và biển cả.
 - Bối cảnh của truyện là ngôi làng chìa yên ả bên cảng La-ha-ba-na. Nguyên mẫu của nhân vật Xan-ti-a-go là người thủy thủ trên tàu của ông. 
- Trước khi in thành sách, tác phẩm đã được đăng trên tạp chí Đời sống.
- Tác phẩm gây tiếng vang lớn và hai năm sau Hê-ming-uê được trao giải Nô-ben.
- Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết "Tảng băng trôi" của Huê-minh-uê.
b. Vị trí đoạn trích;
Đoạn trích nằm ở cuối truyện, kể lại việc lão Xan-ti-a-go đổi theo và bắt được con cá kiếm.
c. Tóm tắt:
- Một ông lão đánh cá tên là Xan-ti-a-go đã nhiều ngày không kiếm được một con cá nào.
- Trong một chuyến đi biển “rất xa”, lão đã câu được một con cá kiếm cực lớn, cực đẹp. Nhưng con cá quá khỏe đã lôi lão ra ngoài khơi.
- Vật lộn với con cá ba ngày liền, lão kiệt sức. Lão quyết định đâm chết nó 
- Nhưng trên đường về, lão phải chiến đấu với đàn cá mập dữ tợn đến ăn con cá kiếm. Cuộc chiến không cân sức và cuối cùng lão chỉ mang về được bộ xương của con cá kiếm.
- Lão trở về lều và nằm vật ra. Chú bé Ma-nô-lin gọi các bạn chài đến chăm sóc lão. Lão ngủ thiếp đi và mơ về “những con sư tử”.
* Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản đoạn trích
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 1 phần Hướng dẫn học bài.
+ GV: Chỉ bằng cái nhìn quan sát và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông lão đã ước lượng được điều gì?
+ GV: Qua đó, em nhận ra được đây là người ngư phủ như thế nào?
+ GV: Chốt lại những nội dung chủ yếu
+ GV: Những vòng lượn cũng cho ta cảm nhận những gì về con cá?
+ GV: Những vòng lượn cũng cho ta biết ong lão hình dung, cảm nhận về con cá kiếm bằng những giác quan nào?
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 2 phần Hướng dẫn học bài.
+ GV: Cảm nhận về con cá kiếm tập trung vào những giác quan nào của ông lão? 
+ GV: Chứng minh rằng những chi tiết này gợi lên sự tiếp nhận của ông lão từ xa đến gần, từ bộ phận đến toàn thể.
Đầu tiên, ông lão nhìn thấy những gì về con cá kiếm?
+ GV: Ông lão đã tấn công tiêu diệt con cá bằng những động tác nào?
+ GV : Ông lão nhìn thấy hình ảnh con cá mang trong đang mang trong mình cái chết như thế nào?
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN:
1. Sự lặp lại những vòng lượn của con cá kiếm:
- Gợi lên hình ảnh một ngư phủ lành nghề kiên cường:
Chỉ bằng con mắt từng trải và cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông lão ước lượng được khỏang cách ngày càng gần tới đích qua vòng lượn từ rộng tới hẹp, từ xa tới gần của con cá.
- Vòng lượn cũng vẽ lên những cố gắng cuối cùng nhưng cũng rất mãnh liệt của con cá:
+ Nó có gắng thoát khỏi sự níu kéo bủa vây của người ngư phủ
+ Nó cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ.
- Vòng lượn cũng biểu hiện cảm nhận của ông lão về con cá, tập trung vào hai giác quan là thị giác và xúc giác
Nhưng chỉ là cảm nhận gián tiếp vì Xan-ti-a-gô chưa thể nhìn thấy con cá mà chỉ đoán biết nó qua vòng lượn.
2. Con cá kiếm qua cảm nhận của ông lão:
- Cảm nhận ngày càng mãnh liệt hơn, đặc biệt là từ “vòng thứ ba, lão đầu tiên nhìn thấy con cá”.
- Sự miêu tả đúng như sự việc xảy ra trong thực tế:
+ Trước một con cá lớn như vậy, thọat tiên ông lão chỉ nhìn thấy từng bộ phận, chỉ tấn công được vào từng bộ phận trước khi nó xuất hiện toàn thể trước mặt ông.
+ “Một cái bóng đen vượt dài qua dướiư con thuyền, đến mức lão không thể tin nổi độ dài của nó.”
+ “Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn, màu tím hồng dựng trên mặt đại dương xanh thẫm”
+ “Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”
+ Ông lão “vận hết sức bình sinh  phóng xuống sườn con cá ngay sau cái vây ngực đồ sộ”
+ Con cá “phóng vút lên khỏi mặt nước phô hêt tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực”
+ “nằm ngửa phơi cái bụng ánh bạc của nó lên trời”
- Cảm nhận qua xúc giác vẫn có phần gián tiếp (qua sợi dây, qua mũi lao) nhưng vẫn rất mãnh liệt và ngày càng đau đớn.
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 3 phần Hướng dẫn học bài.
+ GV: Hãy phát hiện thêm một lớp nghĩa mới: phải chăng ông lão chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình? Ông lão đã gọi con cá bằng những từ ngữ nào? Những từ ngữ đó cho ta biết được tình cảm gì của ông lão dành cho con cá?
+ GV: Trong cuộc đi săn này, em cảm nhận được bi kịch tinh thần của ông lão là gì?
+ GV: Hãy tìm những chi tiết chứng tỏ một cảm nhận khác lạ của ông lão về con cá? Từ đó, nhận xét về mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm?
3. Sự cảm nhận khác lạ của ông lão qua cuộc trò chuyện với con cá:
- Ông không chỉ cảm nhận con cá bằng thị giác và xúc giác, không chỉ bằng động tác mà còn bằng cả trái tim, sự cảm thông.
 + Ông lão làm nghề câu cá, bắt được cá là mục đích, là cuộc sống của ông. Nhưng ông yêu quy nó như “người anh em”, gọi nó là “cu cậu” rất than mật.
+ Con cá là hiện thân của cái đẹp, nhưng vì sự tồn tại của mình mà ông phải tiêu diệt nó, hủy hoại cái thân yêu, quy trọng nhất của đời mình.
à Bi kịch tinh thần của ông lão.
- Sự cảm nhận của ông lão về “đối thủ” không nhuốm màu thù hận, không chỉ có quan hệ giữa người đi câu và con cá câu được mà ngược lại:
+ Đó là sự chiêm ngưỡng, sự cả kích trước vẻ đẹp và sự cao quy‏‎ của con cá.
“Tao chưa hề thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ.”
+ Đó là quan hệ giữa hai kì phùng địch thủ, ngang tài ngang sức, đều nỗ lực hết mình.
+ Đó là quan hệ giữa con người và cái đẹp, cái mơ ước.
à Vẻ đẹp cao thượng trong tâm hồn ông lão.
- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi 4 phần Hướng dẫn học bài.
 + GV: So sánh hình ảnh con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó. Điều này gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? Vì sao có thể coi con cá kiếm như một biểu tượng?
+ GV: Trong cuộc chiến với con cá kiếm ông lão có những hành động nào? Qua đó, em cảm nhận được những gì về nhân vật này?
+ GV: Theo em, hình ảnh của ông lão Xan-ti-a-go biểu tượng cho điều gì?
4. Những hình ảnh mang tính biểu tượng:
- Con cá kiếm trước và sau khi ông lão chiếm được nó:
+ Khi chưa bị chế ngự: Nó có vẻ đẹp kì vĩ, kiêu hùng
àBiểu tượng cho ước mơ, lí tưởng mà mỗi người thường đeo đuổi trong cuộc đời.
+ Khi nó bị chế ngự: Nó mất đi vẻ đẹp mơ hồ, lung linh, trở nên cụ thể, hiện thực.
àBiểu tượng cho ước mơ trở thành hiện thực, không còn khó nắm bắt hoặc xa vời. Có như vậy, người ta mới luôn theo đuổi những ước mơ.
- Những hành động của ông lão:
+ Lúc đầu, ông thu dây để kéo con cá khỏi quay vòng
+ Vì quá cố gắng, ông thấy sức lực suy kiệt nhanh chóng, cảm thấy “hoa mắt, “mồ hôi xát muối vào mắt lão và xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán”
+ Lão tự động viên bản thân: “Kéo đi, tay ơi Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à.”
+ Ông tìm mọi cách di chuyển được con cá nhưng cúng là lúc kiệt sức “miệng lão khô khốc không thể nói nổi”
àĐó là sự kiên trì, ngoan cường, quyết tâm của ông lão. Đó là một biểu tượng đẹp về nghị lực của con người “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể đánh bại”.
- Thao tác 5: GV cho HS rút ra ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích.
+ GV: Chủ đề của tác phẩm là gì?
+ HS thảo luận chung và trả lời.
5. Chủ đề:
 Qua hình ảnh ông lão Xan-ti-a-go quật cường, chiến thắng con cá kiếm bằng kĩ năng nghề nghiệp điêu luyện, tác giả gởi gắm một thông điệp về niềm tin, ‏‎ý chí và nghị lực của con người.
* Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết
- GV tóm tắt lại bài học, yêu cầu HS rút ra những nhận xét, đánh giá chung về đoạn trích.
- HS tự tổng kết theo nội dung Ghi nhớ.
III. TỔNG KẾT: Ghi nhớ (SGK)
* Hoạt động 4: Tổ chức luyện tập
 - Thao tác 1: Tìm hiểu bài tập 1.
+ GV yêu cầu HS đọc lại đoạn trích và thảo luận vấn đề: Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn ngữ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm nữa không? Sử dụng loại ngôn ngữ này có tác dụng gì khi nói lên mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm?
- HS làm việc cá nhân với văn bản rồi thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
- Thao tác 2: Tìm hiểu bài tập 2.
+ GV yêu cầu học sinh nhận xét về nhan đề dịch chưa thật sát nghĩa của đoạn trích.
+ HS tự do phát biểu.
IV. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1:
- Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn ngữ của ông lão trước con cá kiếm 
- Mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm: dưới mắt ông, con cá kiếm giống như một con người, một người bạn tâm tình, một đối thủ đáng kể.
2. Bài tập 2.
V. CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
1. Củng cố:
- Hình ảnh con cá kiếm qua cảm nhận của ông lão?
- Hình ảnh ông lão kiên cường?
- Ý nghĩa của tác phẩm là gì?
2. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: Diễn đạt trong văn nghị luận.
- Yêu cầu: 
+ Thảo luận và trả lời các câu hỏi trong những ngữ liệu của SGK.
+ Từ đó rút ra kinh nghiệm khi dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu trong văn nghị luận?

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 12(3).doc