Giáo án Ngữ văn 12 tiết 69: Ôn tập về tiếng việt (học kì I)

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 69: Ôn tập về tiếng việt (học kì I)

ÔN TẬP VỀ TIẾNG VIỆT

(HỌC KÌ I)

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H:

- Nắm được một cách hệ thống những kiến thức về tiếng Việt đã học trong học kì I

- Biết vận dụng những kiến thức nói trên vào việc rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt.

B/.CHUẨN BỊ:

*GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

*HS: SGK, k/thức c/bản về các bài đã học.

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 G hướng dẫn H hệ thống hóa kiến thức.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra qua tiết dạy

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3035Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 69: Ôn tập về tiếng việt (học kì I)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 69
Ngày dạy: 
ÔN TẬP VỀ TIẾNG VIỆT
(HỌC KÌ I) 
A/. MỤC TIÊU:
 Giúp H:
- Nắm được một cách hệ thống những kiến thức về tiếng Việt đã học trong học kì I
- Biết vận dụng những kiến thức nói trên vào việc rèn luyện các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. 
B/.CHUẨN BỊ:
*GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
*HS: SGK, k/thức c/bản về các bài đã học.
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 G hướng dẫn H hệ thống hóa kiến thức.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra qua tiết dạy
3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* H đọc và nêu yêu cầu của các câu hỏi?
* G hướng dẫn hình thức ôn tập. 
Câu 1 
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5 
I/. Nội dung ôn tập:
1/. Luật thơ:
Cách ngắt nhịp của cặp lục bát của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
“Kiếp hồng nhan / có mong manh (3/3)
Nửa chừng xuân / thoắt / gẫy cánh thiên hương”(3/1/4)
Nguyễn Du ngắt nhịp như vậy vì: nhấn mạnh sự mong manh của kiếp hồng nhan. Nửa chừng xuân là hưởng rất ít tuổi thanh xuân của mình. Tiếng thoắt riêng một nhịp vì vừa là quy luật của âm thanh vừa là dụng ý của Nguyễn Du. Sau chữ thoắt âm t- âm tắc vô thanh, con người nghẹn ngào không nói lên lời trước số phận bạc bẽo của người nằm dưới mộ - Khẳng định nỗi lòng đồng cảm tri âm của Thúy Kiều.
2/. Phong cách ngôn ngữ khoa;
+ Phong cách ngôn ngữ khoa học sử dụng thuật ngữ khoa học, từ chỉ dành cho ngành khoa học
(Điểm xa, trục mắt, điểm cực viễn (cv), vô cực, điều tiết cơ vòng, thủy tinh thể, tiêu cự của thấu kính, độ tụ nhỏ nhất, tiêu điểm của thấu kính, màng lưới)
Không sử dụng biện pháp tu từ
Câu nhiều thành phần, được mở rộng 
Không có từ ngữ địa phương.
3/.Hiện tượng trùng nghĩa: Những câu sau không chấp nhận được
a/ Đấy là những bài thơ tuyệt mĩ nhất
 Vì đã “tuyệt” tức là vừa đẹp, vừa hay nhất rồi.
b/ Báo cáo tổng kết cho biết 100 vụ buôn lậu trái phép. Sai vì có vụ buôn lậu nào có phép không?
c/ Tương tự: câu này cũng không chấp nhận được vì có vụ buôn ma túy nào không trái phép? (ngày mai tòa sẽ tiếp tục xét xử vụ buôn ma túy trái phép này)
c/ Câu này không chấp nhận được: những tác phẩm hoàn hảo nhất sẽ được chọn để trưng bày. Đã hoàn hảo tức là tốt nhất sao phải chọn.
4/. Phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ:
a/ Câu thơ của Nguyễn Trãi:
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem
“Tình thư một bức” là hình ảnh lấy làm ẩn dụ để chỉ tàu nõn chuối chưa buông lá. Nó giống như bức thư còn phong kín trong ống quyển. Cách so sánh ngầm này thật tinh tế.
b/ Đoạn văn của Võ Nguyên Giáp có những ẩn dụ sau:
Hòn đảo,lớp sóng cồn, biển cả mênh mong => Sự cô độc lẽ loi của dân tộc VN trong CNTB.
c/ Đoạn văn của Xuân Quỳnh trong bài Sóng
“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh 
Cả trong mơ còn thức”
Tác giả đã khoác lên cảnh vật linh hồn người để biến nó thành con người. Sóng đã diễn tả được quy luật của tình yêu.
5/. Phát biểu theo chủ đề:
Khi nói năng giao tiếp có trường hợp phải dùng tiếng nước ngoài. Nhưng dùng vào lúc nào, để nói với ai, nội dung gì thì cần phải cân nhắc.
Người Việt giao tiếp với người Việt tự nhiên nói tiếng nước ngoài vào thì không nên. Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, điều ấy không cho phép.
Trình bày một vấn đề khoa học, hoặc cần dẫn tác giả, tác phẩm nước ngoài, hoặc cần dẫn thuật ngữ để nhấn mạnh thì có thể dùng. Nhưng cũng nên hạn chế. Một nguyên tắc cần nhớ cái gì mà mình có thì nên cố mà dùng, đừng vay mượn tiếng nước ngoài trong giao tiếp.
4/. Củng cố và luyện tập:
Cần nắm các kĩ năng về tiếng Việt trong HKI. Vận dụng sự hiểu biết đó trong quá trình nói và viết văn.
5/. Hướng dẫn H tự học ở nha: 
Học bài. Chuẩn bị bài: “Ôn tập về làm văn”
+ Đọc kỹ VB; Trả lời những câu hỏi ở SGK vào vở bài soạn.
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap TViet HKI NC.doc