Giáo án Ngữ văn 12 tiết 66 đến 88 - Trung tâm GDTX M’đrăk

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 66 đến 88 - Trung tâm GDTX M’đrăk

Tiết: 66-67 THUỐC

 Lỗ Tấn

 A- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 - Hiểu được Thuốc là hồi chuông cảnh báo về sự mê muội, đớn hèn của người Trung Hoa vào cuối thế kỉ XIX và sự cấp thiết phải có phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân : làm cho người dân giác ngộ cách mạng và cách mạng gắn bó với nhân dân.

- Nắm được cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng của Lỗ Tấn trong tác phẩm này.

B- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

- Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn theo tiến trình quy nạp.

- Phương tiện chính: SGK, SGV, Giáo án, có thể sưu tầm một số tranh ảnh về Lỗ Tấn và xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX.

 

doc 32 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 66 đến 88 - Trung tâm GDTX M’đrăk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 25/01/2010
Tiết: 66-67	THUỐC
 Lỗ Tấn
 A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Hiểu được Thuốc là hồi chuông cảnh báo về sự mê muội, đớn hèn của người Trung Hoa vào cuối thế kỉ XIX và sự cấp thiết phải có phương thuốc chữa bệnh cho quốc dân : làm cho người dân giác ngộ cách mạng và cách mạng gắn bó với nhân dân.
- Nắm được cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng của Lỗ Tấn trong tác phẩm này. 
B- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn theo tiến trình quy nạp.
- Phương tiện chính: SGK, SGV, Giáo án, có thể sưu tầm một số tranh ảnh về Lỗ Tấn và xã hội Trung Quốc cuối thế kỉ XIX. 
C- NỘI DUNG, TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. HS đọc mục Tiểu dẫn, kết hợp với những hiểu biết cá nhân để giới thiệu những nét chính về Lỗ Tấn.
GV gợi ý:
- Tiểu sử, con người?
- Vị trí của Lỗ Tấn trong văn học Trung Quốc?
- Con đường gian nan để chọn ngành nghề của Lỗ Tấn?
- Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn?
1. Tác giả 
+ Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc thế kỉ XX. 
+ Ông học nhiều nghề( Hàng Hải, Khai Mỏ, Y ) Cuối cùng ông chọn văn chương. “ Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần”
+ Quan điểm sáng tác: Phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
+ Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới,Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng...
2. GV nêu câu hỏi: Tác phẩm Thuốc được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- HS đọc Tiểu dẫn, kết hợp những hiểu biết cá nhân để trình bày.
2. Hoàn cảnh sáng tác truyện Thuốc 
 Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Xã hội Trung Hoa lúc giờ biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc.. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc.
Hoạt động 2: Tổ chức đọc- hiểu văn bản
II. ĐỌC- HIỂU 
1. GV gợi ý cho học sinh tìm hiểu bố cục tác phẩm (hãy đặt tiêu đề cho 4 phần của truyện ngắn).
HS đọc và tóm tắt tác phẩm, thảo luận và trình bày trước lớp. 
1. Bố cục
+ Phần I: Lão Hoa Thuyên mua bánh bao tẩm máu về chữa bệnh cho con (Mua thuốc)
+ Phần II: Bé Thuyên ăn cái bánh bao tẩm máu nhưng vẫn ho. (Uống thuốc)
+ Phần III: Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao, về tên “giặc” Hạ Du (Bàn về thuốc)
+ Phần IV: Nghĩa địa vào dịp tiết Thanh minh. Hai người mẹ cùng viếng mộ của con mình. (Hậu quả của thuốc)
2. HS thảo luận về ý nghĩa nhan đề truyện?
2. Ý nghĩa nhan đề :
Thuốc là một nhan đề có nhiều nghĩa:
+ Đó là thuốc chữa bệnh lao của những người dân U mê, lạc hậu.
Câu hỏi gợi ý: Tại sao không phải là chiếc bánh bao tẩm máu người khác mà lại phải tẩm máu người cách mạng Hạ Du?
+ Đây không phải là thuốc chữa bệnh mà là thuốc độc đũi hỏi phải có phương thuốc khác.
+ Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
3. Gv dẫn dắt vào câu chuyện bàn luận trong quán trà về Hạ Du và yêu cầu HS phân tích ý nghĩa cuộc bàn luận đó.
HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày
GV: phân tích thên về NV Hạ Du -> Bi kịch.
3. Ý nghĩa cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du
+ Chủ đề bàn luận của những người trong quán trà của lão Hoa trước hết là công hiệu của “thứ thuốc đặc biệt” - chiếc bánh bao tẩm máu người.
+ Từ việc bàn về công hiệu của chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du chuyển sang bàn về bản thân nhân vật Hạ Du là diễn biến tự nhiên, hợp lí.
+ Người tham gia bàn luận tán thưởng rất đông song phát ngôn chủ yếu vẫn là tên đao phủ Cả Khang.
+ Những lời bàn luận ấy, Lỗ Tấn đã cho ta thấy:
- Bộ mặt tàn bạo, thô lỗ của Cả Khang
- Bộ mặt lạc hậu cuỷa dân chúng Trung Quốc đương thời
- Lòng yêu nước của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du
4. GV dẫn dắt: Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc, nhưng thời gian thì có tiến triển. Từ mùa thu “trảm quyết” đến mùa xuân thanh minh đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả. 
HS tìm hiểu ý nghĩa của hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du?
HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến
4. Không gian, thời gian nghệ thuật và ý nghĩa của chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du
+ Câu chuyện xảy ra trong 2 buổi sớm vào hai mùa mang Ý nghĩa biểu tượng: Buổi sáng đầu tiên cảnh mua bánh bao tẩm máu người, cảnh pháp trường và cảnh cho con ăn bánh, cảnh quán trà .. diễn ra trong mùa thu lạnh lẽo. Bối cảnh quán trà và đường phố là nơi tụ tập của nhiều loại người do đó hình dung được dư luận và ý thức xã hội.
Buổi sáng cuối cùng là vào dịp tết Thanh minh- mùa xuân tảo mộ.
à Mùa thu lá rụng, mùa xuân đâm chồi nảy lộc, gieo mầm.
+ Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội.Là làm cho người dân giác ngộ cách mạng, hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.
+Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan.
Hoạt động 3: Tổ chức tổng kết HS nhận xét, đánh giá chung về giá trị của tác phẩm 
III. TỔNG KẾT
Với cốt truyện đơn giản, cách viết cô đọng, giàu hình ảnh mang tính biểu tượng, Thuốc của Lỗ Tấn thể hiện một nội dung sâu sắc: một dân tộc chưa ý thức được “bệnh tật” của chính mình và chưa có được ánh sáng tư tưởng cách mạng, dân tộc đó vẫn chìm đắm trong mê muội.
Ngày soạn 28/01/2010
Tiết: 68-70 RÈN LUYỆN KĨ NĂNG MỞ BÀI, KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
 A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Hiểu một cách đầy đủ về chức năng của mở bài và kết bài trong bài văn nghị luận. 
- Nắm vững hơn các kiểu mở bài và kết bài thông dụng trong văn nghị luận. 
- Có ý thức vận dụng một cách linh hoạt các kiểu mở bài và kết bài trong khi viết văn nghị luận.
- Biết nhận diện những lỗi thường mắc trong khi viết mở bài, kết bài và có ý thức tránh những lỗi này. 
B- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1. Phương pháp: Kết hợp làm việc cá nhân và tổ chức thảo luận theo nhóm để phân tích ngữ liệu, rút ra các kết luận cần thiết cho bài học. Cần hướng dẫn HS chuẩn bị tốt bài ở nhà.
 2. Phương tiện: Sách giáo khoa, giáo án, phiếu học tập.
C- NỘI DUNG, TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài
1. GV tổ chức cho HS tìm hiểu các cách mở bài cho đề bài: Phân tích giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân) 
HS đọc kĩ các mở bài (SGK) phát biểu ý kiến
I. VIẾT PHẦN MỞ BÀI
1. Tìm hiểu cách mở bài
- Đề tài được trình bày: giá trị nghệ thuật của tình huống truyện trong Vợ nhặt của Kim Lân.
- Cách mở bài thứ 3: mở bài gián tiếp, dẫn dắt tự nhiên, tạo ra sự hấp dẫn, chú ý và phù hợp hơn cả với yêu cầu trình bày đề tài
2. GV lần lượt cho HS phân tích các cách mở bài (SGK):
a) Đoán định đề tài được triển khai trong văn bản. 
b) Phân tích tính tự nhiên, hấp dẫn của các mở bài.
HS thảo luận nhóm, trình bày trước lớp
2. Phân tích cách mở bài
- Đoán định đề tài:
+ MB1: quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam
+ MB2: Nét đặc sắc của tư tưởng, nghệ thuật bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm.
+ MB3: Những khám phá độc đáo, sâu sắc của Nam Cao về đề tài người nông dân trong tác phẩm Chí Phèo.
- Cả 3 mở bài đều theo cách gián tiếp, dẫn đắt tự nhiên, tạo được ấn tượng, hấp dẫn sự chú ý của người đọc hướng tới đề tài.
3. Từ hai bài tập trên, HS cho biết phần mở bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản?
HS làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp
3. Yêu cầu phần mở bài
- Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài
- Hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên, gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.
Hoạt động 2: Tổ chức rèn luyện kĩ năng viết phần kết bài
1. GV tổ chức cho HS tìm hiểu các kết bài (SGK) cho đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
HS đọc kĩ các kết bài (SGK) phát biểu ý kiến
II. VIẾT PHẦN KẾT BÀI
1. Tìm hiểu các kết bài 
- Đề tài: Suy nghĩ của anh (chị) về nhân vật ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)
- Cách kết bài 2 phù hợp hơn với yêu cầu trình bày đề tài: Đánh giá khái quát về ý nghĩa của hình tượng nhân vật ông lái đò, đồng thời gợi suy nghĩ, liên tưởng sâu sắc cho người đọc.
2. GV lần lượt cho HS phân tích các kết bài (SGK)
HS đọc kĩ, thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
2. Phân tích các kết bài
- Kết bài 1: Tuyên bố độc lập và khẳng định quyết tâm của toàn dân tộc Việt Nam đem tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững độc lập.
- Kết bài 2: ấn tượng đẹp đẽ, không bao giờ phai nhào về hình ảnh một phố huyện nghèo trong câu chuyện Hai đức trẻ của Thạch Lam.
- Cả hai kết bài đều tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của người đọc.
3. Từ hai bài tập trên anh (chị) hãy cho biết phần kết bài cần đáp ứng yêu cầu gì trong quá trình tạo lập văn bản?
HS làm việc cá nhân, phát biểu trước lớp
3. Yêu cầu của phần kết bài
- Thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề.
- Gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.
Hoạt động 3: Tổ chức cho học sịnh làm bài tập ở phần luyện tập.
III. LUYỆN TẬP.
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn 02/02/2010
Tiết: 71-72. 	
SỐ PHẬN CON NGƯỜI
 (Trích)
 Sô-lô -khốp
 A- MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS:
- Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.
- Nắm được nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp.
- Cùng suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương. 
B- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình kết hợp với phát vấn theo tiến trình quy nạp.
- Phương tiện chính: SGK, SGV, Giáo án, có thể sưu tầm một số tranh ảnh về Sô-lô-khốp và về đất nước và con người Nga (thời Xô-viết) có thể sử dụng một số đĩa hát quen thuộc thời chiến tranh chống Phát xít. 
C- NỘI DUNG, TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung
1. HS đọc Tiểu dẫn (SGK) tóm tắt những nét chính về tác giả Sô-lô-khốp.
HS làm việc cá nhân, phát biểu
I. Đọc –Hiểu tiểu dẫn:
1. Tác giả 
- A.Sô-lô-khốp (1905-1984) là nhà văn Xô-viết lỗi lạc, được vinh dự nhận giải thường Nobel về văn học năm 1965 .
-Là nhà văn xuất thân từ nông dân lao động, Sô-lô-khốp am hiểu và đồng cảm sâu sắc với những con người trên mảnh đất quê hương. Đặc điểm nổi bật trong chủ ... g lặp (Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Thì ra tôi bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó., ).
2. Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm riêng biệt chi phối đến nội dung và cách thức giao tiếp:
+ Lão Hạc là một lão nông nghèo khổ, cô đơn. Vợ chết. Anh con trai bỏ đi làm ăn xa. Lão Hạc chỉ có "cậu vàng" là "người thân" duy nhất. 
Ông giáo là một trí thức nghèo sống ở nông thôn. Hoàn cảnh của ông giáo cũng hết sức bi đát.
Quan hệ giữa ông giáo và lão Hạc là quan hệ hàng xóm láng giềng. 
 - Nội dung của lời thoại: Lão Hạc thông báo với ông giáo về việc bán "cậu vàng".
- Cách thức nói của lão Hạc: "nói ngay", nói ngắn gọn, thông báo trước rồi mới hô gọi (ông giáo ạ!) sau.
- Sắc thái lời nói: Đối với sự việc (bán con chó), lão Hạc vừa buồn vừa đau (gọi con chó là "cậu vàng", coi việc bán nó là giết nó: "đi đời rồi"). Đối với ông giáo, lão Hạc tỏ ra rất kính trọng vì mặc dù ông giáo ít tuổi hơn nhưng có vị thế hơn, hiểu biết hơn (gọi là "ông" và đệm từ "ạ" ở cuối).
3. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: "Bấy giờ cu caọu mới biết là cu cậu chết!":
- Nghĩa sự việc: thông báo việc con chó biết nó chết (cu cậu biết là cu cậu chết).
- Nghĩa tình thái:
+ Người nói rất yêu quý con chó (gọi nó là "cu cậu".
+ Việc con chó biết nó chết là một bất ngờ (bấy giờ mới biết là).
4. Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật, đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích lại có một hoạt động giao tiếp nữa giữa họ nhà văn Nam Cao:
+ Hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật là hoạt động giao tiếp trực tiếp có sự luân phiên đổi vai lượt lời, có sự hỗ trợ bởi ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt, Có gì chưa hiểu, hai nhân vật có thể trao đổi qua lại.
+ Hoạt động giao tiếp giữa nhà văn Nam Cao và bạn đọc là hoạt động giao tiếp gián tiếp (dạng viết). Nhà văn tạo lập văn bản ở thời điểm và không gian cách biệt với người đọc. Vì vậy, có những điều nhà văn muốn thông báo, gửi gắm không được người đọc lĩnh hội hết. Ngược lại, có những điều người đọc lĩnh hội nằm ngoài ý định tạo lập của nhà văn.
Ngày soạn 04/03/2010
Tiết 88. 
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 - Hệ thống hoá tri thức về cách viết các kiểu văn bản được học ở THPT.
 - Viết được các kiểu văn bản đã học, đặc biệt là văn bản nghị luận.
B.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Thiết kế bài học.
- Tài liệu tham khảo.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 1. Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà :
 2. Tổ chức ôn tập trên lớp theo cách trình bày và thảo luận 
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập các tri thức chung
I. ÔN TẬP CÁC TRI THỨC CHUNG
1- GV yêu cầu HS nhớ lại và thống kê các kiểu loại văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THPT và cho biết những yêu cầu cơ bản của các kiểu loại đó.
- HS làm việc theo nhóm (mỗi nhóm thống kê một khối lớp) và các nhóm lần lượt trình bầy.
- GV đánh giá quá trình làm việc của HS và nhấn mạnh một số kiến thức cơ bản.
1. Các kiểu loại văn bản
a) Tự sự: Trình bày các sự việc (sự kiện) có quan hệ nhân- quả dẫn đến kết cục nhằm biểu hiện con người, đời sống, tư tưởng, thái độ,
b)Thuyết minh: Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, của sự vật, hiện tượng, vấn đề, giúp gười đọc có tri thức và thái độ đúng đắn đối với đối tượng được thuyết minh.
c) Nghị luận: Trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá, đối với các vấn đề xã hội hoặc văn học qua các luận điểm, luận cứ, lập luận có tính thuyết phục.
Ngoài ra, còn có các loại văn bản: Kế hoạch cá nhân, quảng cáo, bản tin, văn bản tổng kết,
2- GV nêu câu hỏi:
Để viết được một văn bản cần thực hiện những công việc gì?
- HS nhớ lại những kiến thức đã học để trả lời. 
2. Cách viết văn bản
Để viết được một văn bản cần thực hiện những công việc:
+ Nắm vững đặc điểm kiểu loại văn bản và mục đích, yêu cầu cụ thể của văn bản.
+ Hình thành ý và sắp xếp thành dàn ý cho văn bản.
+ Viết văn bản.
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập các tri thức về văn nghị luận
II. ÔN TẬP CÁC TRI THỨC VĂN NGHỊ LUẬN
1- GV nêu câu hỏi để HS ôn lại đề tài cơ bản của văn nghị luận:
a) Có thể chia đề tài của văn nghị luận trong nhà trường thành những nhóm nào? 
b) Khi viết nghị luận về các đề tài đó, có những điểm gì chung và khác biệt?
- HS suy nghĩ và trả lời
1. Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường.
a) Có thể chia đề tài của văn nghị luận trong nhà trường thành 2 nhóm: nghị luận xã hội và nghị luận văn học 
b) Khi viết nghị luận về các đề tài đó, có những điểm chung và những điểm khác biệt:
+ Điểm chung: 
- Đều trình bày tư tưởng, quan điểm, nhận xét, đánh giá, đối với các vấn đề nghị luận.
- Đều sử dụng các luận điểm, luận cứ, các thao tác lập luận có tính thuyết phục.
+ Điểm khác biệt:
- Đối với đề tài nghị luận xã hội, người viết cần có vốn sống, vốn hiểu biết thực tế, hiểu biết xã hội phong phú, rộng rãi và sâu sắc.
- Đối với đề tài nghị luận văn học, người viết cần có kiến thức văn học, khả năng lí giải các vấn đề văn học, cảm thụ các tác phẩm, hình tượng văn học.
2- GV nêu câu hỏi ôn tập về lập luận trong văn nghị luận:
a) Lập luận gồm những yếu tố nào?
b) Thế nào là luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận? Quan hệ giữa luận điểm và luận cứ?
c) Yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ cho luận điểm.
d) Nêu các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục.
đ) Kể tên các thao tác lập luận cơ bản, cho biết cách tiến hành và sử dụng các thao tác lập luận đó trong bài nghị luận.
- HS nhớ lại kiến thức đã học và trình bày lần lượt từng vấn đề. Các học sinh khác có thể nhận xét, bổ sung nếu chưa đủ hoặc thiếu chính xác.
2. Lập luận trong văn nghị luận
a) Lập luận là đưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhằm dẫn dắt người đọc (người nghe) đến một kết luận nào đó mà người viết (người nói) muốn đạt tới. Lập luận gồm những yếu tố: luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận.
b) Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết (nói) về vấn đề nghị luận. Luận điểm cần chính xác, minh bạch. Luận cứ là những lí lẽ và bằng cứ được dùng để soi sáng cho luận điểm.
c) Yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ cho luận điểm:
+ Lí lẽ phải có cơ sở, phải dựa trên những chân lí, những lí lẽ đã được thừa nhận.
+ Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu, phù hợp với lí lẽ.
+ Cả lí lẽ và dẫn chứng phải phù hợp với luận điểm, tập trung làm sáng rõ luận điểm.
d) Các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục:
+ Nêu luận điểm không rõ ràng, trùng lặp, không phù hợp với bản chất của vấn đề cần giải quyết.
+ Nêu luận cứ không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu chân thực, trùng lặp hoặc quá rườm rà, không liên quan mật thiết đến luận điểm cần trình bày.
+ Lập luận mâu thuẫn, luận cứ không phù hợp với luận điểm.
đ) Các thao tác lập luận cơ bản:
+ Thao tác lập luận phaõn tích.
+ Thao tác lập luận so sánh.
+ Thao tác lập luận bác bỏ.
+ Thao tác lập luận bình luận.
Cách tiến hành và sử dụng các thao tác lập luận trong bài nghị luận: sử dụng một cách tổng hợp các thao tác lập luận.
3- GV nêu câu hỏi ôn tập về bố cục bài nghị luận:
a) Mở bài có vai trò như thế nào? Phải đạt những yêu cầu gì? Cách mở bài cho các kiểu nghị luận.
b) Vị trí phần thân bài? Nội dung cơ bản? Cách sắp xếp các nội dung đó? Sự chuyển ý giữa các đoạn?
c) Vai trò và yêu cầu của phần kết bài? Cách kết cho các kiểu nghị luận đã học?
- HS khái quát lại kiến thức đã học và trình bày lần lượt từng vấn đề. Các học sinh khác có thể nhận xét, bổ sung nếu chưa đủ hoặc thiếu chính xác.
3. Bố cục của bài văn nghị luận
a) Mở bài có vai trò nêu vấn đề nghị luận, định hướng cho bài nghị luận và thu hút sự chú ý của người đọc (người nghe). 
Yêu cầu của mở bài: thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài; hướng người đọc (người nghe) vào đề tài một cách tự nhiên; gợi sự hứng thú với vấn đề được trình bày trong văn bản.
Cách mở bài: có thể nêu vấn đề một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
b) Thân bài là phần chính của bài viết. Nội dung cơ bản của phần thân bài là triển khai vấn đề thành các luận điểm, luận cứ với cách sử dụng các phương pháp lập luận thích hợp. 
Các nội dung trong phần thân bài phải được sắp xếp một cách có hệ thống, các nội dung phải có quan hệ lôgíc chặt chẽ.
Giữa các đoạn trong thân bài phải có sự chuển ý để đảm bảo tính liên kết giữa các ý, các đoạn.
c) Kết bài có vai trò thông báo về sự kết thúc của việc trình bày đề tài, nêu đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề; gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.
4- GV nêu câu hỏi ôn tập về diễn đạt trong văn nghị luận:
a) Yêu cầu của diễn đạt? Cách dùng từ, viết câu và giọng văn?
b) Các lỗi về diễn đạt và cách khắc phục.
- HS khái quát lại kiến thức đã học và trình bày lần lượt từng vấn đề. Các học sinh khác có thể nhận xét, bổ sung nếu chưa đủ hoặc thiếu chính xác.
4. Diễn đạt trong văn nghị luận
+ Lựa chọn các từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề cần nghị luận, tránh dùng từ khẩu ngữ hoặc những từ ngữ sáo rỗng, cầu kì; Kết hợp sử dụng những biện pháp tu từ từ vựng (ẩn dụ, hoán dụ, so sánh,) và một số từ ngữ mang tính biểu cảm, gợi hình tượng để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
+ Phối hợp một số kiểu câu trong đoạn, trong bài để tránh sự đơn điệu, nặng nề, tạo nên giọng điệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc: câu ngắn, câu dài, câu mở rộng thành phần, câu nhiều tầng bậc,Sử dụng các biện pháp tu từ cú pháp để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh rõ hơn thái độ, cảm xúc: lặp cú pháp, song hành, liệt kê, câu hỏi tu từ,
+ Giọng điệu chủ yếu của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc. Các phần trong bài văn có thể thay đổi giọng điệu sao cho thích hợp với nội dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ, trầm lắng, hài hước,
+ Các lỗi về diễn đạt thường gặp: dùng từ ngữ thiếu chính xác, lặp từ, thừa từ, dùng từ ngữ không đúng phong cách; sử dụng câu đơn điệu, câu sai ngữ pháp; sử dụng giọng điệu không phù hợp với vấn đề nghị luận,
Hoạt động 2: Luyện tập 
II. LUYỆN TẬP 
- GV yêu cầu 1 HS đọc 2 đề văn (SGK) và hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu luyện tập.
a) Tìm hiểu đề:
- Hai đề bài yêu cầu viết kiểu bài nghị luận nào?
- Các thao tác lập luận cần sử dụng để làm bài là gì?
- Những luận điểm cơ bản nào cần dự kiến cho bài viết?
1. Đề văn (SGK).
2. Yêu cầu luyện tập:
a) Tìm hiểu đề:
+ Kiểu bài: nghị luận xã hội (đề 1), nghị luận văn học (đề 2).
+ Thao tác lập luận: cả 2 đề đều vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận. Tuy nhiên, đề 1 chủ yếu vận dụng thao tác bình luận; đề 2 chủ yếu vận dụng thao tác phân tích.
+ Những luận điểm cơ bản cần dự kiến cho bài viết: 
- Với đề 1: Trước hết cần khẳng định câu nói của Xô-cơ-rát với người khách và giải thích tại sao ông lại nói như vậy? Sau đó rút ra bài học từ câu chuyện và bình luận.
- Với đề 2: Trước hết cần chọn đoạn thơ để phân tích. Sau đó căn cứ vào nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của đoạn để chia thành các luận điểm.
b) Lập dàn ý cho bài viết.
Trên cơ sở tìm hiểu đề, GV chia HS thành hai nhóm, mỗi nhóm tiến hành lập dàn ý cho một đề bài. Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trên bảng để cả lớp phân tích, nhận xét.
b) Lập dàn ý cho bài viết:
Tham khảo sách Bài tập Ngữ văn 12 hoặc Dàn bài làm văn 12

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 12 TIET 66.doc