Giáo án Ngữ văn 12 tiết 64+ 65: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 64+ 65: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

A Mục tiêu cần đạt : Giúp HS

 - Nắm được tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng của tác phẩm : sự lựa chọn con đường đi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù.

 - Thấy được vẻ đẹp sử thi và nét đặc sắc Tây Nguyên, ý nghiã và giá trị của tác phẩm trong hoàn cảnh chiến đấu chống Mỹ cứu nước lúc bấy giờ và trong thời đại ngày nay.

 - Vận dụng được kĩ năng phân tích tác phẩm văn chương tự sự.

B. Phương tiện :

 - Sgk , Sgv , Sách tham khảo

 - Thiết kế bài học

C . Phương pháp : Kết hợp phát vấn – gợi mở, thảo luận- bình giảng

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 64+ 65: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RỪNG XÀ NU
64-65------------------------------------------------------------------------------------Nguyễn Trung Thành
A Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
 - Nắm được tư tưởng mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng của tác phẩm : sự lựa chọn con đường đi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù.
 - Thấy được vẻ đẹp sử thi và nét đặc sắc Tây Nguyên, ý nghiã và giá trị của tác phẩm trong hoàn cảnh chiến đấu chống Mỹ cứu nước lúc bấy giờ và trong thời đại ngày nay.
 - Vận dụng được kĩ năng phân tích tác phẩm văn chương tự sự.
B. Phương tiện : 
 - Sgk , Sgv , Sách tham khảo
 - Thiết kế bài học
C . Phương pháp : Kết hợp phát vấn – gợi mở, thảo luận- bình giảng
D . Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 3. Bài mới 
 * Giới thiệu bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
 - Gọi HS đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi
- Dựa vào tiểu dẫn hãy cho biết vài nét về tiểu sử NTT mà em có ấn tượng nhất ?
- Hãy cho biết đặc điểm sáng tác văn chương của nhà văn NTT ?
- Hướng dẫn HS tóm tắt 
- Hãy nêu chủ đề 
HS dựa vào tiểu dẫn SGK trả lời
2,3 HS tóm tắt 
HS trả lời
I .Tìm hiểu chung
 1. Về tác giả : (Sgk)
 Nhà văn gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, có vốn hiểu biết về đất nước – con người Tây Nguyên rất phong phú. - Đặc điểm sáng tác :mang đậm tính sử thi -phản ánh những nhân vật anh hùng tiêu biểu cho cộng đồng, những vấn đề lớn của cộng đồng
 2. Xuất xứ : SGK
 3. Tóm tắt :Tài liệu
 4. Chủ đề : Tác phẩm đã tái hiện lại thời kì lịch sử đen tối ở Tây Nguyên, nỗi đau của cá nhân và mất mát lớn lao của buôn làng đã khiến Tnú và dân làng Xôman đồng khởi. n toc
*Hoạt động 2 : H. dẫn HS đọc hiểu văn bản
- GV thuyết giảng và cho HS tìm hiểu về tác phẩm
- GV hướng dẫn HS đọc
 Sau khi đọc GV hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi 1 SGK
và cho biết ý nghĩa nhan đề
- GV cho Hs đọc “ Làng ở trong tầm đại bác...xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” phát hiện
 - Hình tượng cây xà nu được NTT miêu tả gây ấn tượng khó quên cho người đọc như thế nào?
Ngoài ý nghĩa tả thực cây xà nu còn có ý nghĩa gì ?BPNT mà tác giả sử dụng để làm nổi bật ý nghĩa tượng trưng nghĩa là cây xà nu không chỉ hiện lên vẻ đẹp mà còn mà còn biểu tượng cho điều gì? Hãy nêu một số chi tiết để chứng minh cho điều ấy ?
GVthuyết giảng và hỏi HS
- Từ những điều đã phân tích em hãy nêu ý khái quát mà nhà văn NTT thể hiện qua cách miêu tả rừng xà nu?u tah
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Tnú
Nhân vật nào góp phần làm nên chủ đề của thiên truyện? Hãy cho biết những ấn tượng của mình về nhân vật Tnú : lai lịch và phẩm chất của Tnú
-GV cho HS thảo luận câu hỏi 2 SGK
- Vì sao Tnú không cứu dược vợ con?
- Vì sao dân làng Xôman không cứu Tnú?
GV thuyết giảng về giọng văn mà tác giả dành cho nhân vật Tnú
Chính sự tàn bạo kẻ thù đã nung nấu lòng căm thù trong Tnú và dân làng Xôman . Cho nên câu chuyện của Tnú nói lên chân lí nào của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ. Vì sao cụ Mết muốn chân lí đó phải được nhớ được ghi?
- Hãy nêu những cảm nhận của mình về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm?
- 
GV thuyết giảng thêm cho HS hiểu về Khuynh hướng sử thi của tác phẩm thể hiện qua đề tài, chủ đề , nhân vật , giọng điệu, xung đột...
*Hoạt động 3:H.dẫn HS luyện tập để củng cố bài học
HS nghe 
HS đọc văn bản SGK
Hs đọc và trả lời 
HS tìm những dẫn chứng 
Khói xà nu..., lửa xà nu..., nhựa xà nu..., đuốc xà nu...
HS trả lời BP nhân hóa
(HS có thể nêu những nội dung khác nhưng phải đảm bảo ý trên)
Hs nghe
HS đọc và suy nghĩ trả lời nghi d
HS trả lời
HS nghe và trả lời
HS đọc sách và phát hiện
HS trả lời và đưa ra ví dụ minh họa cụ thể
HS trả lời bằng cách tìm dẫn chứng minh họa
II . Đọc – hiểu 
 1. Ý nghĩa nhan đề:
- Hình ảnh rừng xà nu là linh hồn của tác phẩm, là cảm hứng chủ đạo , là dụng ý nghệ thuật của tác giả.
- Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống tinh thần ,vật chất của làng Xôman.
- Rừng xà nu là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đầy sức sống , luôn sinh sôi nảy nở , bất chấp sự hủy diệt của đạn bom.
- Rừng xà nu là biểu tượng của người Tây Nguyên anh hùng , bất khuất.khua hunge
 2. Hình tượng cây xà nu- Rừng xà nu
- Hình tượng cây xà nu mở đầu và khép lại , xuyên suốt toàn bộ tác phẩmvừa mang ý nghĩa hiện thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng.
- Ý nghĩa tả thực : cây xà nu vươn cao, thẳng đứng , cành lá sum suê, ở chỗ vết thương nhựa ứa ra...Nó phóng nhanh thơm mỡ màng .Rừng xà nu có mặt trong suốt câu chuyện, trong đời sống hằng ngày của dân làng.cây xà nu tiêu biểu của rừng núi Tây Nguyên và gắn bó với dân làng Xôman .
- Ý nghĩa tượng trưng: biêủ tượng cho con người và núi rừng Tây Nguyên.
 +Cả rừng xà nu không có cây nào không bị thương...cuộc sống bị tàn phá nặng nề đến đau thương của dân làng Xôman.Biểu hiện của đau thương
 +Cây xà nu ham ánh sáng...Tnú, Mai hướng tới cuộc sống tự do.
 + “Đạn đại bác...đến hút tầm mắt”Sức chịu đựng của xà nu cũng là sự bất khuất kiên cường của dân làng Xôman.
 + “Rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng”con người đang chiến đấu để bảo vệ quê hương.
 + “Những đồi xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời, cây con nối cây lớn”nhiều thế hệ Tây Nguyên nối tiếp nhau đánh giặc
 + Cách miêu tả cây xà nu ứng chiếu với con người và ngược lại “Cụ Mết...,Tnú...,Bé Heng...”
 + “Những cây mới mọc và nhọn hoắc như mũi lê”RXN được láy lại ở cuối truyện và phát triển như con người Xôman chịu nỗi đau thương quá lớn và sự quật khởi của họ.
èCây xà nu là sáng tạo độc đáo của NTT, biện pháp nghệ thuật nhân hóa gợi cho người đọc nghĩ đến vùng đất và con người Tây Nguyên yêu tự do , bất khuất.
- Cây xà nu góp phần làm nổi bật chủ đề , ca ngợi con người và đất rừng Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược. ga Rua
3. Hình tượng nhân vật Tnú
 a. Lai lịch
- Mồ côi cha mẹ, được dân làng Xôman nuôi dưỡng.
 b. Phẩm chất
- Dũng cảm, gan dạ ,mưu trí, bất khuất. baico, sauye
 +Lúc nhỏ làm liên lạc thay anh Quyết: lựa chọn con đường khó mà đi,học chữ thua Mai thì đập đầu ,bị giặc bắt thì nuốt thư, bị tù thì vượt ngục
 + Khi lớn lên : là con chim đầu đàn của làng Xôman ,hướng dẫn dân làng chuẩn bị chiến đấu ; bị giặc đốt mười ngón tay Tnú không thèm kêu than.
- Giàu lòng yêu thương:
 +Yêu quê hương:Ba năm đi lực lượng trở về làng nghe âm thanh tiếng chày, đến con nước lớn đầu làng..chân vấp , tim đập bồi hồi,xúc động nhớ từng kỉ niệm,ghi nhớ hình ảnh rừng xà nu.
 +Yêu Đảng , sớm giác ngộ cách mạng: Lúc nhỏ vào rừng nuôi cán bộ,làm liên lạc; quyết học chữ thay anh Quyết làm cán bộ, lãnh đạo phong trào cách mạng của quê hương.
 + Yêu gia đình vợ con: xé tấm giồ làm địu cho con, sẵn sàng cứu vợ con.
- Trung thành với cách mạng , ý thức tổ chức kỉ luật cao.
 (dẫn chứng )
- Căm thù giặc
 Khi giặc kéo về làng để tiêu diệt phong trào nổi dậy ởXôman
 + vào rừng nuôi cán bộ
 +giặc bắt Mai và con anh tra tấn dã man bằng gậy sắt và cả vợ con anh đều gục chết
 + Anh không cứu nổi vợ con... “ừ ,Tnú không cứu sống được mẹ con Mai...”
 + Anh bị giặc bắt , trói chặt bằng dây rừngvà đốt tay bằng nhựa xà nu
 Như vậy Tnú có nỗi đau rất lớn cả về thể xác lẫn tinh thần
-Chân lí “Chúng nó đã cầm súng , mình phải cầm giáo”
(dẫn chứng )
bởi khi chúng ta cầm súng đứng lên chống lại súng đạn của kẻ thù thì mọi thứ đều thay đổi.
- Cụ Mết , Mai , Dít , Bé Heng có vai trò tiếp nối sự sống cho Tnú
è Tnú là nhân vật trung tâm được xây dựng bằng bút pháp giàu chất sử thi . Tnú tiêu biểu cho số phận và con đường đấu tranh của dân tộc Tây Nguyên. Là một trong những hình tượng thành công của NTT và văn học chống Mỹ cứu nước .
3, Nhận xét về nghệ thuật
-Tác giả đã khắc họa thành công nhân vật anh hùng mang dấu ấn thời đại, phong cách Tây Nguyên.
- Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
-Cách miêu tả đan xen giữa hiện tại và quá khứ.
-Cách miêu tả tạo hình rất đặc sắc.
4, Ghi nhớ : SGK
III. Luyện tập , củng cố
BT1,2 SGKvà BT 1,2,3 SBT
4. Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị bài "Bắt sấu rừng U Minh hạ"
	5. Rút kinh nghiệm, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc64-65 RUNG XA NU.doc