A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS:
- Nắm chắc khái niệm nhân vật GT với những đặc điểm về vị thé xã hội , quan hệ thân sơ của họ đối với nhau, cùng những đặc điểm khác chi phối nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong hoạt động GT
- Nâng cao năng lực GT của bản thân và có thể xác định được chiến luợc giao tiếp trong những ngữ cảnh giao tiếp nhất định.
B. Phương tiện dạy học :
SGK, SGV, TKDH, Máy chiếu
NHÂN VẬT GIAO TIẾP 59-60 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- A.Mục đích yêu cầu:Giúp HS: - Nắm chắc khái niệm nhân vật GT với những đặc điểm về vị thé xã hội , quan hệ thân sơ của họ đối với nhau, cùng những đặc điểm khác chi phối nội dung và hình thức lời nói của các nhân vật trong hoạt động GT - Nâng cao năng lực GT của bản thân và có thể xác định được chiến luợc giao tiếp trong những ngữ cảnh giao tiếp nhất định. B. Phương tiện dạy học : SGK, SGV, TKDH, Máy chiếu C. Phương pháp dạy học : Phân tích , nêu vấn đề ( phương pháp chính là phương pháp quy nạp và theo hệ thống câu hỏi SGK ) sau đó rút ra kết luận Cho học sinh giải bài tập sau bài học và bài tập tình huống để nâng cao kĩ năng giao tiếp cho HS D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp 2 Kiểm tra bài cũ 3. Giới thiệu bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu 1 SGK Hướng dẫn HS lần lượt trả lời từng câu hỏi SGK - Qua phân tích ngữ liệu 1, em rút ra được những nhân xét gì về mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp? *Hoạt động 2 : Hướng dẫn cho học sinh thảo luận nhóm mỗi nhóm 1 câu hỏi ở ngữ liệu 2: - Qua phân tích ngữ liệu 2, để đạt được hiệu quả GT cao nhất , NVGT còn phải chú ý những nhân tố nào? GV giải thích thuật ngữ “chiến lược GT”. GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm đã học. GV có thể đưa ra một tình huống giao tiếp cụ thể và gợi ý cho hs thực hành. HS đọc và tìm hiểu ngữ liệu 1 HS lần lượt trả lời HS tổng hợp các ý kiến phân tích từ ngữ liệu 1 và trả lời HS đọc ngữ liệu 2 và thảo luận nhóm (Mỗi nhóm thảo luận 1 câu) Cử đại diện của mỗi nhóm trả lời. HS đọc ghi nhớ và ghi vào vở. I. Phân tích ngữ liệu 1/ VD : Ngữ liệu 1 SGK a.Các nhân vật giao tiếp là "hắn" (Tràng) và "thị". Họ là nhưntgx người cùng lứa tuổi, cùng tầng lớp xã hội và khác nhau về giới tính. b. Các nhân vật giao tiếp thường xuyên đổi vai nói và vai nghe. Lượt đầu tiên cô gái hướng tới các bạn gái, sau đó hướng tới Tràng. c. Các nhân vật giao tiếp đều ngang hàng, bình đẳng về lưa tuổi, về tầng lướp và vị thế xã hội. d. Lúc đầu quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp là xa lạ, không quen biết, nhưng họ đã nhanh chóng thiết lập được mối quan hệ thân mật, gần gũi. e. Những đặc điểm của nhân vật giao tiếp đã chi phối rõ nét đến nội dung lời nói và cách nói. è Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai ngưòi nói ( người viết ) hoặc người nghe (người đọc). Họ thường đổi vai và luân phiên lần luợt vói nhau - Các nhân vật gíao tiếp có thể có vị thế ngang hàng hoặc cách biệt, xa lạ hay thân tình.. 2. VD2 ( Ngữ liệu 2 SGK) a. Có nhiều nhân vật giao tiếp. Hội thoại của Bá kiến với Chí Phèo và Lý Cường chỉ có một người nghe. b. Vị thế của Ba Kiến cao hơn mọi người nên cách nói rất hống hách, trịch thượng. c. Bá Kiến chọn chiến lược giao tiếp rất khôn ngoan gồm nhiều bước (1- 4) d. Với chiến lược như vậy, Bá Kiến đã đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp. Chí Phèo đã thấy lòng nguôi nguôi. è Các nhân vật GT có thể khác nhau về quan hệ xã hội, có những đặc điểm riêng biệt như: lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hoá... luôn luôn chi phối lời nói của họ về nội dung và hình thức ngôn ngữ. - Để đạt được mục đích và hiệu quả GT, mỗi nhân vật GT tuỳ thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện chiến lược GT phù hợp. II/ Ghi nhớ: (SGK) III. Luyện tập: 4. Củng cố, dặn dò: Soạn bài " Vợ nhặt" 5. Rút kinh nghiệm bổ sung:
Tài liệu đính kèm: