Giáo án Ngữ văn 12 tiết 51, 52: Chí phèo (tt) Nam Cao

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 51, 52: Chí phèo (tt) Nam Cao

Tiết: 51- 52

CHÍ PHÈO (TT)

 Nam Cao

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

 - Hình tượng nhân vật Chí Phèo ( những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ra tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở đến khi tự sát)

 - Gía trị nhân đạo, hiện thực sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua đoạn trích.

 - Xây dựng nhân vật điển hình, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua diễn biến tâm lí; dẫn truyện linh hoạt, tự nhiên; ngôn ngữ giản dị, gần gũi,

2. Kĩ năng:

 - Tóm tắt tác phẩm và phân tích văn bản tác phẩm theo thể loại.

 - KNS: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo.

3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức tự đấu tranh và có tinh thần nhân đạo.

B. Ph¬ương tiện.

 SGK,SGV, thiết kế bài dạy, tranh vẽ,

 

doc 7 trang Người đăng hien301 Lượt xem 9189Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 51, 52: Chí phèo (tt) Nam Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 14
Ngày soạn: 1/11/2010
Tiết: 51- 52
CHÍ PHÈO (TT)
 Nam Cao 
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
 - Hình tượng nhân vật Chí Phèo ( những biến đổi về nhân hình, nhân tính sau khi ra tù; nhất là tâm trạng và hành động của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở đến khi tự sát)
 - Gía trị nhân đạo, hiện thực sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm qua đoạn trích.
 - Xây dựng nhân vật điển hình, khắc hoạ nhân vật chủ yếu qua diễn biến tâm lí; dẫn truyện linh hoạt, tự nhiên; ngôn ngữ giản dị, gần gũi, 
2. Kĩ năng:
 - Tóm tắt tác phẩm và phân tích văn bản tác phẩm theo thể loại.
 - KNS: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo.
3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS ý thức tự đấu tranh và có tinh thần nhân đạo.
B. Phương tiện.
 SGK,SGV, thiết kế bài dạy, tranh vẽ,
C. Phương pháp.
 Nêu vấn đền, trả lời câu hỏi, diễn giảng thảo luận, 
D. Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: “Tác giả Nam Cao”(kt 15 phút)
- Sơ nét về tiểu sử Nam Cao? (I) (3đ)
- Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao? (II.1) (3đ)
- Phong cách nghệ thuật của Nam Cao? (II.2) (3đ)
 3. Giới thiệu bài mới: 
 Giới thiệu: Mặc dù có những sáng tác đăng báo từ 1936 nhưng Nam Cao thực sự nổi tiếng trên văn đàn khi tác phẩm “Chí Phèo” ra đời. Trước Nam Cao đã có những nhà văn thành công khi viết về đề tài nông dân như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, trước Nam Cao cũng có những tác phẩm hấp dẫn viết về đề tai lưu manh hóa như Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, đây thực sự là thử thách lớn với những cây bút đến sau, trong đó có Nam Cao, nhưng với ý thức “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có” và bằng tài năng của mình, Nam Cao đã vượt qua những thử thách ấy một cách xuất sắc...
TG
Hoạt động thầy và trò
Nội dung cần đạt
Gv yêu cầu hs xem phấn tiểu dẫn
? Em cho biết các tên của tác phẩm? Ý của mỗi tên ?
? Cho biết giá trị tác phẩm?
? Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm.
J Tóm tắt theo các ý sau :
 - Chí ra đời không rõ gốc gác, lớn lên là người nông dân lương thiện.
 - Bị Bá Kiến đẩy vào tù,ra tù trở thành con quỹ dữ.
 - Gặp thị Nở Chí thức tỉnh, muốn quay về cuộc sống lương thiện.
 - Bị từ chối, Chí tuyệt vọng, tự kết liễu đời mình.
? Nhận xét về dề tài?
 VD “Tám Bính” trong “Bỉ Vỏ” của Nguyên Hồng một nhân vật lưu manh. Song, ở đây Nguyên Hồng không đặt ra vấn đề tha hoá của nhân vật lưu manh. Điều đó chỉ có Nam Cao đặt ra.
? Em nhận thất cách mở đầu tác phẩm có gì đặc biệt?
? Tiếng chửi có ý nghĩa gì?
KHI CHƯA ĐI TÙ
? Lai lịch của Chí Phèo ntn?
? Khi trưởng thành Chí làm gì?
? Như vậy bản chất của người nông dân ntn? 
ĐÃ ĐI TÙ
? Vì sao Chí phải đi tù?
? Khi ra tù chí có ngoại hình ntn?
? Qua ngoại hình ấy nói lên điều gì?
KHI GẶP THỊ NỞ
? Vì sao chí có sự hồi sinh bản chất người?
à sau đêm gặp thị Nở, Chí tỉnh rượu.
? Sau khi gặp thị Nở, Chí cảm nhận được những điều gì?
àCảm nhận được âm thanh cuộc sống quen thuộc ngày nào cũng có.
à Chí thấy tiếc nhớ quá khứ và đau đớn cho hiện tại.
? Nguyên nhân nào dẫn Chí đến con đường ý thức hoàn lương?
? Những chi tiết nào thể hiện sự chăm sóc ân cần của Thị Nở dành cho Chí?
? Như thế, sự trỗi dậy bản tính lương thiện là nhờ vào ai?
à Thị Nở
ð Nhân vật Thị Nở thể hiện sự ấm nồng của tình người, bát cháo hành chính là hương vị ngọt nhất thấm vào tâm hồn Chí làm thức dậy bản chất lương thiện trong Chí.
? Em có nhận xét ntn về mối tình Chí Phèo – Thị nở?
ðThị Nở có thể là ngươi đàn bà xấu nhất làng Vũ Đại nhưng về nhân cách lại là người đẹp nhất, là người duy nhất cắt được cơn say và khơi dậy nhân tính trong chí.
THỊ NỞ TỪ CHỐI TÌNH YÊU
?Diễn biến tâm trạng của Chí khi bị từ chối tình yêu?
? Tại sao Chí ngẩn người và thoáng thấy hơi cháo hành?
à Luyến tiếc cho mối tình vỡ tan.
 Tại sao Chí đuổi theo và kéo Thị lại? 
à Chí níu Thị lại để bấu víu cuộc đời thêm một lần nữa nhưng bị Thị giúi ngã Chí cảm thấy cuộc đời sao quá phủ phàng.
? Chí phản ứng ntn khi bị từ chối tình yêu?
? Trước nỗi đau này Chí đã hành gì?
à Hành động “giết con khọm già”
? Nhưng tại sao bước chân ấy lại dẫn Chí đến nhà Bá Kiến?
à Bà cô là nguyên nhân trực tiếp(định kiến xã hội, không chấp nhận người có ý thức hoàn lương, không cho Chí chấm dứt đoạn đời thú vật), Bá Kiến là nguyên nhân gián tiếp. Chí nhận ra nguyên nhân sâu xa đẩy Chí vào con đường lưu manh hoá đó chính là Bá kiến.
? Trạng thái tâm lí của Chí Phèo khi đến nhà Bá Kiến ntn?
? Tại sao Chí Phèo lại uống rượu và càng uống càng tỉnh ra thì Chí nhận thấy được điều gì?
? Nguyên nhân dẫn đến việc giết Bá Kiến là do đâu?
 à Do bà cô Thị Nở ngăn cản mối tình giữa Chí và Thị, Khi đó Chí nhận ra được rằng mọi người không coi Chí là người, không cho Chí hoà nhập vào xã hội loài người. Đây chính là nỗi đau lớn nhất của một con người khi sinh ra là người nhưng không được là người.
? Trước bi kịch này Chí đã làm gì?
 à Tự kết liễu đời mình.
? Chí nhận thức được điều gì mà tự xác?
? Cái chết của Chí Phèo có ý nghĩa gì?
? Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao thể hiện qua tác phẩm Chí Phèo sâu sắc và mới mẽ ở chỗ nào?
 à NC không chỉ đồng cảm với nỗi khổ của người nông dân lên án XHTDPK đã áp bức, bóc lột như nhiều tác phẩm cùng thời ma ông còn phát hiện phẩm chất tốt đẹp của người nông dân lao động ngay khi họ đánh mất nhân hình, nhân tính.
? Bá kiến đại diện cho tầng lớp nào ở nông thôn VN trước CMT8?
? Phương châm làm giàu của Bá Kiến?
? Tính cách của Bá Kiến? 
? Phương châm sống và cai trị người của Bá Kiến?
? Cái chết của Bá Kiến có ý nghĩa gì?
A. Tiểu dẫn.
 I. Tên tác phẩm.
 Chí Phèo lúc đầu có tên là “Cái lò gạch cũ” (quanh quẩn bế tắc), sau đó nhà xuất bản Đời Mới đổi lại thành “Đôi lứa xứng đôi” (gây sự tò mò) (1941), sau này tác giả tự sửa lại là “Chí Phèo” (số phận nhâ vật chính). Được in trong tập Luống Cày (1946).
 II. Giá trị của tác phẩm.
 - Kiệt tác trong văn xuôi VN hiện đại.
 - Có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
 III. Tóm tắt tác phẩm. 
 (Hs tự tóm tắt)
 IV. Đề tài: người nông dân.
 - Quen thuộc vì nhiều nhà văn đề cập.
 - Mới mẻ: Nguy cơ con người bị huỷ diệt mọi giá trị, bị tước đoạt quyền làm người và bị đẩy xuống hàng con vật. Lúc đó người lương thiện lại trở thành hiểm hoạ cho cả xã hội.
B. Đọc – hiểu.
 I. Đọc văn bản – chú thích.
 II. Tìm hiểu văn bản.
 1. Hình ảnh làng Vũ Đại.
 - Mối quan hệ giữa địa chủ với địa chủ, địa chủ với nông dân.(Bá Kiến với Dội Tảo; Bá Kiến với Chí Phèo) ð Mối xung đột giai cấp âm thầm, quyết liệt.
 - Hình ảnh làng Vũ Đại hết sức ngột ngạt, đen tối
ð Hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
 2. Cách vào truyện – ý nghĩa của tiếng chửi.
 - Cách vào truyện: Bằng một hình ảnh đầy ấn tượng: “ Hắn vừa đi vừa chửi”.
 - Ý nghĩa tiếng chửi: Tiếng chửi ấy thể hiện tâm trạng bi phẫn cùng cực vì bị XH gạt ra khỏi thế giới loài người ï kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hoá, không còn đủ tư cách làm người.
 3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo.
 a. Chí Phèo - người nông dân lương thiện.
 - Lai lịch: bị bỏ rơi, mồ côi, được ngươi nông dân nuôi dưỡng, chăm sóc đưa vào đời.
 - Khi trưởng thành làm canh điền cho nhà Lí Kiến, lao động cần cù, chịu khó, có lòng tự trọng, có ước mơ
ï Bản chất của người nông dân cần cù, hiền lành, thật thà chất phác.
 b. Chí Phèo – người tha hoá và biến chất.
 - Nhân hình: cái đầu cạo trọc lốc, răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen, hai mắt gườm gườm trông gớm chết,
 - Nhân tính: triền miên trong cơn say, đâm, chém, đốt phá, rạch mặt ăn vạ,
 ï bị mất hết chất người.
 c. Chí phèo – sự hồi sinh bản chất người.
 - Biểu hiện:
 + Cảm nhận được âm thanh cuộc sống xung quanh “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng cười nói của người đi chợ”
 + Chí thấy tiếc nhớ quá khứ (ao ước có mái ấm gia đìnhchồng cày thuê cuốc mướn(3)149) và đau đớn cho hiện tại (tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc(4)149).
 - Nguyên nhân:
 + Trận ốm làm cho Chí thay đổi sinh lí và tâm lí nên nhận ra sự già yếu của bản thân.
 + Sự chăm sóc ân cần và tình yêu chân thành mộc mạc của thị Nở.
“Đang ốm thế này thì chỉ ăn được cháo hành thì ra được mồ hôi nhẹ nhõm người” à những con người cùng cảnh ngộ nghèo đói bị khinh miệt trong XHTD nữa PK.
“Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon” à tình yêu chân thật và tình đời, tình người thiết tha.
ð Thị Nở là chiếc cầu nối để đưa Chí trở lại thành người lương thiện, Chí hi vọng như vậy và đặc trọn niềm khát vọng làm người lương thiện.
 - Mối tình Chí Phèo – Thị Nở: Mối tình Chí Phèo – Thị Nở không đơn giản chỉ là tình yêu xác thịt mà còn cao hơn là tình người, tình đời ngày trong hoàn cảnh khốn khó.
ð Đây là mối tình đẹp nhất bởi nó vượt qua tất cả các điều kiện bình thường vốn có của tình yêu: Không nhan sắc, không tài năng, không địa vị chỉ có hai trái tim toả sáng. Thật đúng với quan niệm của Nam Cao “không có tình thương đồng loại thì không đáng gọi là người”.
 d. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
 - Nghe Thị chửi: Chí cười và cảm thấy hạnh phúc vì có thị quan tâm cho thấy Chí vẫn là người.
 - Chí ngẩn người khi hiểu ra sự việc và thoáng thấy hơi cháo hành - hiện thân của hạnh phúc giờ đang tan vỡ.
 - Chí níu Thị lại để bấu víu cuộc đời thêm một lần nữa nhưng bị Thị giúi ngã Chí cảm thấy cuộc đời sao quá phủ phàng.
 - Phản ứng của Chí khi bị từ chối tình yêu:
 + Uống rượu: càng uống càng tỉnh Chí thoang thoáng thấy hơi cháo hành.
 + Rượu không làm mất đi ý thức được làm người lương thiện và dư vị của hạnh phúc.
ð Nhận ra nguyên nhân tha hoá.
 - Trạng thái tâm lí của Chí Phèo khi đến nhà Bá Kiến: không hoàn toàn tỉnh táo.
 + Mượn rượu để quên đi nỗi sợ hãi cố hữu của giai cấp cố nông giúp Chí cầm dao giết Bá Kiến.
 + Tỉnh và nhận ra con đường trở lại làm người lương thiện đã hoàn toàn bị chặn đứng ð nỗi đau tinh thần.
 - Hành động tự kết liễu đời mình: Chí thức tỉnh lương tâm, không tiếp tục làm những việc bất nhân. Nếu sống Chí càng khổ hơn vì cái xh độc ác, thói nát đâu chỉ một mình Bá Kiến, Chí chết là để thoát khỏi kiếp sống của con quỷ dữ.
 - Ý nghĩa: tố cáo mãnh liệt XHTD nửa PK không những đẩy người nông dân lương thiện vào con đường bần cùng hoá, lưu manh hoá mà còn đẩy họ vào chỗ chết.
 d. Bá Kiến – Nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị.
 - Bá Kiến đại diện cho bọn cường hào địa chủ ở nông thôn VN
 - Làm giàu bằng cách bóc lột sức lao động của người nông dân.
 - Là ông già mê gái hay ghen, mưu mô xảo huyệt, có thể đẩy người nông dân vào tù một cách vô tội vạ.
 - “Dùng thằng đầu bò trị thằng đầu bò” Ò người có kinh nghiệm trong “ghề”trị dân “mền nắn rắn buông”.
à Cái chết của Bá Kiến có ý ngfhĩa phản ánh thực trạng nông thôn VN trước CMT. Một khi người nông dân không cam chịu cảnh sống nô lệ thì họ vùng lên đòi quyền làm người thì những kẽ như Bá Kiến “đứng không vững ngồi không yên”.
4. Củng cố:
 - Câu 1: Nhân vật BK? (II.3)
 - Câu 2: Giá trị hiện thực và nhân đạo? (III.1,2)
 5. Dặn dò
 - Bài ở tiết học này: Giá trị ND và NT tác phẩm.
 - Bài ở tiết học tiếp theo: Thực hành lựa chọn các bộ phận trong câu, chuẩn bị bài tập trong SGK/157.
@ Nhận xét: 

Tài liệu đính kèm:

  • docCHI PHEO MOI SOAN HOAN CHINH 20112012.doc