Giáo án Ngữ văn 12 tiết 40 và 41: Đàn ghi ta của Lor- Ca (Thanh Thảo)

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 40 và 41: Đàn ghi ta của Lor- Ca (Thanh Thảo)

ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA

Thanh Thảo

I. Mục tiêu cần đạt :

Giúp HS : - Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Gar-xi-a Lor-ca.

- Thấy được sự đồng cảm, thương tiếc sâu sắc và nghệ thuật thơ đặc sắc của Thanh Thảo.

II. Chuẩn bị :

 - Giáo án ; Phương pháp : nêu vấn đề, đặt câu hỏi gợi mở.

 - HS soạn bài.

III. Tiến trình lên lớp :

 1. Ổn định lớp ; Kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc bài thơ «Sóng» của Xuân Quỳnh. Phân tích nỗi nhớ bờ ở sóng và nỗi nhớ trong tình yêu ở nhân vật em.

3. Giới thiệu bài mới : Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ của ông thường đề cập đến những con người có số phận ngang trái nhưng nhân cách sáng ngời. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một tác phẩm của Thanh Thảo viết về nhà thơ Gar-xi-a Lor-ca.

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 40 và 41: Đàn ghi ta của Lor- Ca (Thanh Thảo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14; Tiết 40 - 41
Ngày soạn : 15-11-2009
Giáo viên : Đồng Minh Nhật
ĐÀN GHI TA CỦA LOR-CA
Thanh Thảo
I. Mục tiêu cần đạt :
Giúp HS : - Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Gar-xi-a Lor-ca.
- Thấy được sự đồng cảm, thương tiếc sâu sắc và nghệ thuật thơ đặc sắc của Thanh Thảo.
II. Chuẩn bị :
	- Giáo án ; Phương pháp : nêu vấn đề, đặt câu hỏi gợi mở.
	- HS soạn bài.
III. Tiến trình lên lớp :
	1. Ổn định lớp ; Kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc bài thơ «Sóng» của Xuân Quỳnh. Phân tích nỗi nhớ bờ ở sóng và nỗi nhớ trong tình yêu ở nhân vật em.
3. Giới thiệu bài mới : Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ của ông thường đề cập đến những con người có số phận ngang trái nhưng nhân cách sáng ngời. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một tác phẩm của Thanh Thảo viết về nhà thơ Gar-xi-a Lor-ca.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Bổ sung
Đọc tiểu dẫn, nêu những điểm cơ bản về tác giả Thanh Thảo.
Đọc chú thích về nhà thơ Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lor-ca (1898-1936).
Đọc tác phẩm. Nêu bố cục, tóm tắt ý cho các phần.
I. Giới thiệu
1. Tác giả: Thanh Thảo, tên khai sinh là Hồ Thành Công, sinh năm 1946, quê ở Quảng Ngãi.
- Thuộc thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
- Tác phẩm tiêu biểu: (SGK)
- Ông là nhà thơ có nhiều cố gắng đổi mới thơ tiếng Việt.
- Thơ Thanh Thảo quan tâm đặc biệt đến những số phận ngang trái nhưng nhân cách cao thượng như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Ê-xê-nhin, Gar-xi-a Lor-ca,...
2. Bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”.
a) Nguồn cảm hứng: số phận bi thảm và nhân cách cao đẹp của Lor-ca.
- Thể loại: Thơ tự do.
b) Bố cục: Bài thơ được chia thành ba phần.
+ Phần 1: 6 dòng thơ đầu àLor-ca là một nghệ sĩ tự do và cô đơn, là nghệ sĩ cách tân trong bối cảnh chính trị ngột ngạt và nghệ thuật già nua của Tây Ban Nha.
+ Phần 2: {tiếp theo đến dòng 18} (tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy): một cái chết oan khuất gây ra bởi thế lực tàn ác.
+ Phần 3: (còn lại) Niềm xót thương Lor-ca và suy tư về cuộc giải thoát, giã từ của Gar-xi-a Lor-ca.
Nền văn hoá Tây Ban Nha được thể hiện cụ thể qua chi tiết nào?
Tìm nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ vừa phân tích.
II. Đọc hiểu
1. Gar-xi-a Lor-ca – nghệ sĩ tự do
- Gar-xi-a Lor-ca được miêu tả trên nền văn hoá Tây Ban Nha:
+ “Áo choàng đỏ gắt” àhình ảnh này nhắc đến môn đấu bò, một hoạt động văn hoá của Tây Ban Nha.
+ “Vầng trăng”
+ “Yên ngựa”
+ “Cô gái Di-gan”
+ « li-la li-la li-la »
èNổi bật hình tượng Lor-ca – ca sĩ dân gian, ca sĩ đơn độc lang thang « hát nghê ngao » cùng « tiếng đàn bọt nước », cùng với « vầng trăng chếnh choáng/trên yên ngựa mỏi mòn ».
- « áo choàng đỏ gắt » giúp ta liên tưởng tới cảnh đấu trường, cũng là hình ảnh tượng trưng cho đất nước Tây Ban Nha những ngày chính trường nóng bỏng, ngột ngạt.
- Nghệ thuật
+ Lựa chọn chi tiết đặc sắc để tạo nên bản sắc dân tộc cho hình tượng nghệ thuật.
+ Tác giả tạo dựng không khí chính trị qua câu thơ « Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt ».
+ Bài thơ giàu tính nhạc qua các điệp từ, từ láy, xen kẽ các câu thơ ngắn dài.
+ Mô phỏng âm thanh tiếng đàn « li-la li-la li-la ».
èThanh Thảo đồng cảm với đối tượng cảm xúc (nghệ sĩ Lor-ca), làm nổi bật hình tượng Lor-ca, người đã dùng tiếng đàn để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân.
Phân tích các hình ảnh: “áo choàng bê bết đỏ” “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” “giọt nước mắt vầng trăng”“long lanh trong đáy giếng”.
2. Gar-xi-a Lor-ca và giây phút bi phẫn nhất
- “áo choàng bê bết đỏ”
- “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy”
- “giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng”
à Đối lập:
+ Tự do của người nghệ sĩ và thế lực tàn bạo của phát xít.
+ Tiếng hát yêu đời, vô tư với hiện thực phũ phàng đến kinh hoàng (áo choàng bê bết đỏ).
+ Tình yêu, cái đẹp với hành động tàn ác, dã man.
- Nhân hoá: “tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” àám ảnh.
- Hoán dụ: 
+ Tiếng hát để chỉ Lor-ca. + Tấm áo choàng bê bết đỏ: cái chết.
- So sánh, chuyển đổi cảm giác: tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn.
Phân tích tại sao nhà thơ so sánh tiếng đàn với cỏ mọc hoang?
Dòng thơ“li-la li-la li-la” có ý nghĩa gì ?
3. Gar-xi-a Lor-ca và tiếng đàn ghi ta bất tử
« không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang”
àtiếng đàn tượng trưng cho nghệ thuật của Lor-ca. Nó là tình yêu con người, là khát vọng ông hằng theo đuổi. Đó là cái đẹp mà sự tàn ác không thể huỷ diệt.
“chàng ném lá bùa... vào xoáy nước
ném trái tim... vào lặng yên bất chợt”àý nghĩa tượng trưng cho sự giã từ, một sự lựa chọn.
- “li-la li-la li-la”: dư âm tiếng đàn, bản nhạc vẫn tiếp tục.
Em hiểu như thế nào về câu thơ của Lor-ca “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”?
* Ý nghĩa câu thơ đề từ: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” (Lor-ca)
- Tâm sự về sự tự do trong nghệ thuật: tác phẩm ra đời trước là điểm tựa cho tác phẩm ra đời sau chứ không nên là vật cản đường. Lor-ca không muốn thơ của mình án ngữ, ngăn cản người đến sau sáng tạo nghệ thuật.
Đánh giá khát quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
III. Tổng kết
- Khắc hoạ thành công hình tượng nghệ sĩ Lor-ca khát khao tự do dân chủ, có ý thức cách tân nghệ thuật, đồng thời bày tỏ niềm cảm thông với bậc tài hoa.
- Kết cấu, hình ảnh thơ giàu chất tượng trưng, nhạc tính đã tạo thành công cho tác phẩm.
IV. Củng cố: - Vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca qua sự ngưỡng mộ, đồng cảm, tiếc thương sâu sắc của nhà thơ.
- Bài thơ có những nét đặc sắc về nghệ thuật: kết cấu, hình ảnh thơ giàu chất tượng trưng,...
V. Dặn dò: Học bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDan ghi ta cua Lorca(6).doc