Giáo án Ngữ văn 12 tiết 40: Đọc thêm Bác ơi !(Tố Hữu) Tự do (trích – P. Ê-Luy-a)

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 40: Đọc thêm Bác ơi !(Tố Hữu) Tự do (trích – P. Ê-Luy-a)

ĐỌC THÊM

BÁC ƠI !(TỐ HỮU)

TỰ DO (Trích – P. Ê-LUY-A)

I.MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

 - Hiểu được nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ, của nhân dân khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Thấy được những tác phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh và quyết tâm đi theo con đường cách mạng Người đã tìm ra.

 - Cảm nhận được giọng thơ chân thành, tha thiết, hình ảnh thơ chân thực, gợi cảm.

 - Cảm nhận được niềm khao khát tự do chân thành, tha thiết của những người dân nô lệ khi cuộc sống của họ bị bọn phát xít giày xéo.

 - Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: sử dụng nhiều thủ pháp của thơ tượng trưng, siêu thực ( cách sử dụng từ ngữ, thời gian, không gian, )

2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 2458Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 40: Đọc thêm Bác ơi !(Tố Hữu) Tự do (trích – P. Ê-Luy-a)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14
Tiết 40 Ngày dạy: 23 -11 -2010
ĐỌC THÊM
BÁC ƠI !(TỐ HỮU)
TỰ DO (Trích – P. Ê-LUY-A)
I.MỤC TIÊU :	
1. Kiến thức:
 - Hiểu được nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ, của nhân dân khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Thấy được những tác phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh và quyết tâm đi theo con đường cách mạng Người đã tìm ra.
 - Cảm nhận được giọng thơ chân thành, tha thiết, hình ảnh thơ chân thực, gợi cảm.
 - Cảm nhận được niềm khao khát tự do chân thành, tha thiết của những người dân nô lệ khi cuộc sống của họ bị bọn phát xít giày xéo. 
 - Thấy được nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: sử dụng nhiều thủ pháp của thơ tượng trưng, siêu thực ( cách sử dụng từ ngữ, thời gian, không gian,)
2. Kĩ năng: Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
3. Thái độ: Trân trọng tự hào về hình ảnh Bác kính yêu ; Có ý thức học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Vun đắp tình yêu tự do, nhận thức tự do của mỗi cá nhân phải luôn gắn với tự do của tổ quốc, dân tộc.
II. TRỌNG TÂM:
1. Kiến thức:
- Nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ và dân tộc khi Bác qua đời. Ngợi ca tình yêu thương con người, tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác. Lời hứa quyết tâm đi theo con đường Người đã chọn.
- Cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giản dị mà sáng tạo, giọng thơ chân thành, gây xúc động mạnh cho người đọc.
- Nhà thơ sinh ra để viết về tự do, ca ngợi, chiến đấu vì tự do. Tự do đã trở thành khát vọng, mong mỏi da diết, cháy bỏng của con người.
- Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: hình ảnh độc đáo, phép lặp,
2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
 - Đọc – hiểu một bài thơ dịch.
III. CHUẨN BỊ 
1. GV: Giáo án, SGK,SGV, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng
2. HS: Đọc sgk và nắm nội dung cơ bản, định hướng tìm hiểu các câu hỏi theo các câu hỏi hướng dẫn học bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
 	kiểm tra sĩ số:12A2	12B4	 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 * Ý nghĩa văn bản Đàn ghi ta của Lor - ca?
Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor – ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.
* Suy nghĩ của em về câu thơ ” Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”?
	Câu thơ thể hiện nhân cách của Lor-ca, tình yêu nghệ thuật, yêu đất nước Tây Ban Nha của Ông. Nhưng Lor-ca đâu phải là một nghệ sĩ sinh ra để nói điều đơn giản. Ông muốn bộc lộ điều sâu sắc. Đến một ngày nào đó thi ca của mình sẽ án ngữ, ngăn cản người đến sau sáng tạo nghệ thuật. Ông dặn phải biết chôn nghệ thuật của Ông để đi tới( nghĩa là không phủ nhận quá khứ mà chỉ ra quá khứ là cái truyền thống và tương lai là cái tiếp nối và nhân lên -> Thật vĩ đại.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tạo tâm thế cho học sinh
Lời vào bài: : Song song với những bài trong chương trình, chúng ta còn học một số bài đọc thêm. Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài Bác ơi! Của Tố Hữu và Tự do của P. Ê – luy – a 
Hoạt dộng 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
-GV:Nêu hoàn cảnh và mục đích sáng tác bài thơ?
Hoạt dộng 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
-GV: Nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ và dân tộc ta khi Bác qua đời được thể hiện như thế nào qua bài thơ?Tìm câu thơ, hình ảnh minh họa
-GV: Lòng biết ơn và ca ngợi tình yêu thương con người của Bác được thể hiện như thế nào qua bài thơ?Tìm các hình ảnh, từ ngữ minh họa.
-GV: Tác giả khẳng định quyết tâm đi theo con đường của Bác như thế nào?Tìm câu thơ minh họa.
Hoạt dộng 4:Tổng hợp, khái quát
-GV: Nêu vài nét về nghệ thuật của bài thơ?
- GV: Trình bày ý nghĩa của văn bản?
Tích hợp học tập và làm theo tâm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Vẻ đẹp lãnh tụ Hồ Chí Minh, lí tưởng độc lập dân tộc, sự hy sinh quên mình vì hạnh phúc dân tộc, tình yêu thương nhân loại, lẽ sống giản dị, đức khiêm tốn
Hoạt dộng 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
-GV:Nêu vài nét về tác gia và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
Hoạt dộng 6: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
-GV: Bài thơ thể hiện vấn đề gì? Từ nào xuất hiện nhiều lần?
-GV: Đặc biệt, câu thơ “Tôi viết tên em” đã cho ta thấy tâm trạng nhân vật trữ tình như thế nào?
Hoạt dộng 7:Tổng hợp, khái quát
-GV: Nêu vài nét về nghệ thuật của bài thơ?
- GV: Trình bày ý nghĩa của văn bản?
A. Bác ơi! – Tố Hữu
I Tìm hiểu chung:
Hoàn cảnh và mục đích sáng tác bài thơ (SGK)
II. Đọc - hiểu văn bản :
 a) Nội dung
- Nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn của nhà thơ và dân tộc ta khi Bác qua đời: Thiên nhiên dường như cũng đồng cảm với tâm trạng đau đớn của con người. Cảnh vật xung quanh vắng lặng. 
+ Cách sử dụng hình ảnh thơ, từ ngữ, cách ngắt nhịp “ Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”, “ ướt lạnh vườn rau”, “ Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!”.
- Lòng biết ơn và ca ngợi tình yêu thương con người của Bác: Những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về con người và cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh – người Việt Nam đẹp nhất. Các hình ảnh so sánh, từ ngữ sử dụng trong thơ “Bác sống như trời đất của ta”, “ngọn lúa, nhành hoa”, “Ôm cả non sông, mọi kiếp người”,.
- Khẳng định quyết tâm đi theo con đường của Bác: Câu thơ “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” đã cho ta thấy được sức mạnh giáo dục của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
b) Nghệ thuật:
Giọng thơ chân thành, tha thiết, hình ảnh chân thực, giản dị, sử dụng có hiệu quả nhiều biện pháp tu từ.
c) Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ Bác ơi! Là điếu văn bi hùng thể hiện niềm tiếc thương vô hạn, đồng thời đúc kết những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh
B. Tự do – P. Ê - Luy - a
I Tìm hiểu chung:
- Giới thiệu vài nét về tác giả (SGK)
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ (SGK)
II. Đọc - hiểu văn bản :
 a) Nội dung
Hướng về tự do, ca ngợi và chiến đấu cho tự do.
Bài thơ là khúc hát tự do cho mọi người, mọi dân tộc. Từ “trên” xuất hiệân liên tiếp, gắn với những không gian khác nhau. Đặc biệt, câu thơ “Tôi viết tên em” để thấy tâm trạng nhân vật trữ tình tha thiết với tự do.
b) Nghệ thuật:
Điệp kiểu câu, liệt kê hình ảnh, lặp từ theo kiểu xoáy tròn.
c) Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện tâm trạng khao khát chân thành, tha thiết của những người dân nô lệ hướng tới tự do khi cuộc sống của họ bị bọn phát xít giày xéo. Tác phẩm thực sự là khúc ca tự do thiết tha, cháy bỏng.
4. Củng cố, luyện tập:
* Trình bày ý nghĩa của 2 văn bản?
- Bài thơ Bác ơi! Là điếu văn bi hùng thể hiện niềm tiếc thương vô hạn, đồng thời đúc kết những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Bài thơ thể hiện tâm trạng khao khát chân thành, tha thiết của những người dân nô lệ hướng tới tự do khi cuộc sống của họ bị bọn phát xít giày xéo. Tác phẩm thực sự là khúc ca tự do thiết tha, cháy bỏng.
5. Hướng dẫn tự học:
- Đối với bài học ở tiết này: Trình bày ý nghĩa của 2 văn bản?
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
 Chuẩn bị bài: “ Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận”
Trả lời câu hỏi SGK
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBAC OI To Huu TU DO Trich P ELUYA.doc