Giáo án Ngữ văn 12 tiết 4: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 4: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

A. Kết quả cần đạt:

- Về kiến thức: Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

- Về kĩ năng: Học sinh rèn kĩ năng viết tiểu sử tóm tắt (đã học ở lớp 11), và kĩ năng ghi nhớ kiến thức khái quát.

- Giáo dục tư tưởng: Lòng trân trọng Bác Hồ cũng như sự nghiệp thơ văn của Bác.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, tài liệu tham khảo (thơ văn Hồ Chí Minh)

 + Phương pháp: Vấn đáp, diễn giảng.

- Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà.

C. Nội dung, tiến trình giờ dạy:

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 4: Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...
Ngày dạy: .
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
 (Hồ Chí Minh)
Tuần: 2
Tiết: 4	
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức: Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
- Về kĩ năng: Học sinh rèn kĩ năng viết tiểu sử tóm tắt (đã học ở lớp 11), và kĩ năng ghi nhớ kiến thức khái quát.
- Giáo dục tư tưởng: Lòng trân trọng Bác Hồ cũng như sự nghiệp thơ văn của Bác.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, SBT, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, tài liệu tham khảo (thơ văn Hồ Chí Minh)
 + Phương pháp: Vấn đáp, diễn giảng.
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà.
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của VHVN từ CMT8 năm 1945 đến 1975?
- VHVN từ CMT8 năm 1945 đến 1975 có mấy đặc điểm lớn? Kể ra?
- Những biểu hiện của khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học giai đoạn 1945-1975?
- Những chuyển biến và thành tựu ban đầu của VHVN từ năm 1975 đến hết TK XX.
Hoạt động 2: 
Giới thiệu vào bài. (Liên hệ lớp 11, bài khái quát giới thiệu)
Hoạt động 3:
(Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới)
- Hãy giới thiệu tóm tắt vài nét cơ bản về tiểu sử Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh?
- Nhận xét, thông tin bổ sung.
- Giới thiệu, chuyển ý (Sinh thời HCM không nhận mình là một)
- Trong phần sự nghiệp văn học ta cần tìm hiểu và nắm vững những đơn vị kiến thức nào?
- Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của HCM?
- Qua những quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh giúp em hiểu sâu sắc thêm văn thơ của người như thế nào?
- Giới thiệu nhanh nhóm thể loại.
- Phân 6 nhóm thực hiện các yêu cầu sau:
 + Nhóm 1,2: Giới thiệu những nội dung, tác phẩm tiêu biểu ở thể loại thơ.
 + Nhóm 3,4: Giới thiệu những nội dung, tác phẩm tiêu biểu ở thể loại truyện và kí.
 + Nhóm 5,6: Giới thiệu những nội dung, tác phẩm tiêu biểu ở thể loại văn chính luận.
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS tìm đọc tập NKTT (Học thuộc một số bài thơ: “Mộ”, “Tảo giải”, “Tân xuất ngục học đăng sơn”).
- Qua những nét khái quát về sự nghiệp VH của HCM em có nhận xét gì?
- Giới thiệu dẫn vào (ở mỗi thể loại,)
- Đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật văn chính luận?
- GV nhận xét, liên hệ “Tuyên ngôn độc lập” giảng.
- Đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật truyện và kí”?
- GV nhận xét, liên hệ “Vi hành” giảng.
- Đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật thơ ca?
- GV nhận xét, liên hệ một số bài thơ trong “NKTT” hay thơ kháng chiến giảng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh củng cố, tổng kết.
- Qua tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác văn thơ của HCM, em rút ra nhận xét gì về con người cũng như sự nghiệp của Bác.
Hoạt động 5: Dặn dò	
- Giới thiệu sách cho HS tìm đọc.
- Làm bài tập 1 (trang 29 SGK).
- Lập dàn ý, viết lời mở bài, kết bài.
- Đọc và soạn bài Tiếng Việt: “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”.
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Dựa vào bài soạn trước ở nhà giới thiệu tóm tắt tiểu sử.
- Dựa vào SGK giới thiệu trọng tâm kiến thức.
- Dựa vào SGK xác định, trả lời.
- HS đọc nhanh SGK làm việc nhóm trong 4 phút sau đó đại diện nhóm trình bày.
- Tự ghi vào.
- Từ kiến thức được giới thiệu, đưa ra nhận định, đánh giá.
- Dựa vào SGK giới thiệu đặc điểm.
- Dựa vào SGK trả lời.
- Dựa vào SGK trả lời.
Phần một: Tác giả
I. Vài nét về tiểu sử:
- Hồ Chí Minh (19.05.1890-02.09.1969), Thưở nhỏ tên Nguyễn Sinh Cung, sau đổi Nguyễn tất Thành, hoạt động CM lấy tên Nguyễn Ái Quốc, HCM và nhiều bí danh khác.
- Quê: Làng Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.
- Xuất thân: Trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước.
 + Cha: Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
 + Mẹ: Bà Hoàng Thị Loan.
- Người có công tìm đường cứu nước, sáng lập ĐCS Việt Nam và nhiều tổ chức CM, lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành lại độc lập dân tộc.
- 1990 tổ chức UNESCO ghi nhận, suy tôn người là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn”
II. Sự nghiệp văn học:
 1. Quan điểm sáng tác:
 a). HCM xem văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp CM.
Quan điểm này được thể hiện rõ trong bài “Cảm tưởng đọc thiên gia thi”
 “Thơ xưa thường
 Xung phong”
Như vậy nhà văn cũng là một chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, phải góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội.
 b). HCM luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật và tính dân tộc.
 c). HCM đặc biệt chú trọng mục đích sáng tác và đối tượng tiếp nhận.
Văn nghệ sĩ phải miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn, tránh lối viết xa lạ, cầu kì, phải giữ sự trong sáng Tiếng Việt. Người luôn đề cao sự sáng tạo của văn nghệ sĩ.
Khi cầm bút người luôn tự đặt câu hỏi: Viết choa ai? Viết để làm gì? Rồi mới quyết định viết cái gi? Và viết thế nào?
 2. Di sản văn học:
 a). Văn chính luận:
* Tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Tuyên ngôn độc lập”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”,
* Nội dung:
- Lên án những chính sách tàn bạo của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa.
- Kêu gọi những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại, đoàn kết đấu tranh,
 b). Truyện và kí:
* Tác phẩm tiêu biểu: “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Vi hành”, “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”,
* Nội dung: 
- Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai.
- Đề cao những tấm gương yêu nước.
 c). Thơ ca:
* Tập thơ “Nhật kí trong tù”:
- Sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Trung Quốc (1942-1943).
- Nội dung: Tác phẩm đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong nhà tù và trên đường chuyển lao (30 nhà lao, 13 huyện tỉnh Quảng Tây)
 + Bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân đảng.
 + Tâm hồn cao đẹp của Bác (yêu thiên nhiên, thương người, giàu nghị lực, khát khao tự do, luôn hướng về tổ quốc).
- Tác phẩm tiêu biểu: (Tìm đọc “NKTT”)
* Thơ văn thời kí kháng chiến:
- Tác phẩm tiêu biểu: “Tức cảnh Pắc Bó”, “Nguyên tiêu”, “Báo tiệp”, “Cảnh khuya”,
- Nội dung: Thể hiện tấm lòng yêu nước, tình yêu thiên nhiên,
è Sự nghiệp văn học của HCM phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách nghệ thuật, lớn lao về tư tưởng.
 3). Phong cách nghệ thuật:
 a). Văn chính luận:
- Giàu tính luận chứng, đa dạng về bút pháp.
- Thắm đượm tình cảm, giàu hình ảnh.
- Giọng văn đa dạng: ôn tồn, mạnh mẽ, hùng hồn, khi đanh thép,
 b). Truyện và kí:
- Giọng châm biếm sắc sảo, tinh tế.
- Giàu chất trí tuệ, tính hiện đại.
 c). Thơ ca:
- Lí lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại.
- Kết hợp hài hòa giữa màu sắc cổ điển và bút pháp hiện đại.
III. Tổng kết:
- Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước, nhà CM, vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là một nhà văn – nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam.
- Thơ văn Hồ Chí Minh là di sản vô giá, gắn bó và phục vụ cho sự nghiệp CM.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 4.doc