Giáo án Ngữ văn 12 tiết 31: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 31: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm

A. Kết quả cần đạt:

- Về kiến thức: Nắm được một số phép tu từ, ngữ âm thường dùng trong văn bản.

- Về kĩ năng: Có kĩ năng phân tích và sử dụng phép tu từ ngữ âm.

- Giáo dục tư tưởng: + Ý thức khai thác văn bản đi sâu vào giá trị nghệ thuật.

 + Linh hoạt, sáng tạo sử dụng phép tu từ ngữ âm khi tạo lập văn bản.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.

 + Phương pháp: Phát vấn + Thảo luận nhóm.

- Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà.

C. Nội dung, tiến trình giờ dạy:

 

doc 2 trang Người đăng hien301 Lượt xem 17609Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 31: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH MỘT SỐ 
PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM
Tuần: 11	Ngày soạn: .
Tiết: 31	Ngày dạy: ...
A. Kết quả cần đạt:
Về kiến thức: Nắm được một số phép tu từ, ngữ âm thường dùng trong văn bản.
- Về kĩ năng: Có kĩ năng phân tích và sử dụng phép tu từ ngữ âm.
- Giáo dục tư tưởng: + Ý thức khai thác văn bản đi sâu vào giá trị nghệ thuật.
	 + Linh hoạt, sáng tạo sử dụng phép tu từ ngữ âm khi tạo lập văn bản.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: SGK, SGV, SBT, tài liệu tham khảo, xác định trọng tâm kiến thức, soạn giáo án, làm ĐDDH.
 + Phương pháp: Phát vấn + Thảo luận nhóm.
Học sinh: Đọc kĩ SGK, soạn bài trước ở nhà.
C. Nội dung, tiến trình giờ dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:
 1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra tập bài soạn, tập bài tập của 3 học sinh.
Hoạt động 2: Giới thiệu vào bài.
- Hãy kể một số phép tu từ mà em đã được học.
- Vì sao khi tạo lập văn bản (thơ, truyện,) người ta thường tạo dựng các phép tu từ?
à Từ các câu trả lời của học sinh, giáo viên nhận xét và giới thiệu vào bài.
Hoạt động 3:Hướng dẫn HS thực hành.
- GV nhắc học sinh cần chú ý một số điều.
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV nhắc lại yêu cầu.
- Nhận xét, giảng bổ sung.
- GV nhắc lại những yêu cầu HS cần phân tích.
- Nhận xét, bổ sung.
Phân lớp thành 6 nhóm:
- Nhóm 1, 2: Làm bài tập 1.
- Nhóm 3, 4: Bài tập 2
- Nhóm 5, 6: Bài tập 4.
Hoạt động 4: Củng cố
- GV chốt lại những điều cần lưu ý khi phân tích văn bản (tạo lập văn bản (văn bản nghệ thuật)).
Hoạt động 5: Dặn dò	
- Về ôn lại kiến thức (Nghị luận bài thơ, đoạn thơ) giờ sau làm bài viết. 
Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Nhớ lại kiến thức cũ, học sinh kể.
- Suy nghĩ, trả lời.
- HS đọc to bài tập 1.
- Học sinh phân tích
- HS đọc to bài tập 2.
- HS phân tích.
- HS đọc to bài tập 3.
- HS phân tích.
- HS đọc qua các bài tập.
- Làm việc nhóm (3')
I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu:
 1.
- Nhịp điệu: Hai vế đầu dài, nhịp điệu dàn trải Š cuộc đấu tranh trường kì; vế sau ngắn, nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ Š khẳng định hùng hồn quyền độc lập, tự do của dân tộc.
- Thay đổi thanh B-T cuối mỗi nhịp: Vế 1, 2, 3 kết thúc bằng âm tiết mang thanh bằng. Vế 4 kết thúc bằng âm tiết mang thanh trắc.
- Phối hợp nhịp điệu và âm thanh:
 + Dùng phép điệp từ ngữ
 “Một dân tộc đã gan góc”, “Dân tộc đó phải được”
 + Điệp cú pháp: Hai vế đầu, hai vế cuối.
 2. 
- Phép điệp kết hợp phép đối: Lặp kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu.
 + Câu đầu: 4/2/4/2, đối (đàn ông/đàn bà, người già/người trẻ)
 + Câu sau: Nhịp 3/2, 3/2 lặp kết cấu C-V-P.
- Vần: a (bà/già), ung (súng/dùng/súng).
- Nhịp: Câu 1, 2, 3 nhịp ngắn, dàn trải.
 3. 
- Nhịp: Câu 3 ngắt nhịp liên tiếp Š kể về từng chiến công của tre. Nhịp ngắn trước, nhịp dài sau.
à Âm hưởng du dương.
Hai câu cuối: Ngắt nhịp giữa CN và VN Š Âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát Š Khẳng định ý chí kiên cường và chiến công của tre.
- Đoạn văn dùng phép nhân hóa và nhiều động từ.
II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh:
 1. 
 a). Điệp phụ âm đầu (l) trong các tiếng: “lửa lựu lập lòe”: Trạng thái ẩn hiện trên một diện rộng của hoa lựu Š sinh động.
 b). Điệp phụ âm đầu (l) trong một câu thơ: Trạng thái của ánh trăng phản chiếu trên mặt nước ao loang ra và choán lấy khắp mặt ao).
 2. Trong đoạn thơ, được lặp lại nhiều nhất là vần “ang” (7 lần): Tạo âm hưởng rộng mở, tiếp diễn kéo dài.
 4. Đoạn thơ gợi ra được khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và sự gian lao, vất vả của cuộc hành quân là nhờ sự đóng góp của nhiều yếu tố.
- Nhịp: 4/3 (3 câu đầu)
- Thanh: Có sự phối hợp thanh T-B ở 3 câu thơ đầu.
 + Câu đầu: Thiên về thanh trắc Š không gian hiểm trở.
 + Câu thứ tư: Toàn vần bằng Š Không gian thoáng đãng, rộng lớn.
- Dùng từ láy gợi hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.
- Dùng phép đối từ ngữ: Dốc lên khúc khuỷu (dốc thăm thẳm, ngàn thước lên cao) ngàn thước xuống.
- Phép lặp từ: dốc, ngàn thước.
- Phép lặp cú pháp: câu 1, câu 3.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiết 31.doc