Giáo án Ngữ văn 12 tiết 29 đến 40

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 29 đến 40

Tiết 29 ĐỌC-HIỂU ĐẤT NƯỚC

 (Nguyễn Đình Thi)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Qua bài học giúp HS:

- Cảm nhận được những xúc cảmvà suy nghĩ của nhà thơ về đất nước qua những hình ảnh mùa thu và hình ảnh đất nước đau thương, bất khuất, anh hùng trong kháng chiến chống Pháp.

- Thấy được những sáng tạo nghệ thuật của bài thơ: kết cấu, sáng tạo hình ảnh.

- Cảm nhận được giọng điệu tự hào, ca ngợi đất nước và thái độ căm ghét sâu sắc tội ác của kẻ thù.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích những tác phẩm trữ tình dài.

B.PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

-SGK,Giáo án, tài liệu tham khảo

 

doc 35 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1382Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 29 đến 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29 Đọc-hiểu Đất nước
Ngày soạn:30/10/2008 (Nguyễn Đình Thi) 
A. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp HS:
- Cảm nhận được những xúc cảmvà suy nghĩ của nhà thơ về đất nước qua những hình ảnh mùa thu và hình ảnh đất nước đau thương, bất khuất, anh hùng trong kháng chiến chống Pháp.
- Thấy được những sáng tạo nghệ thuật của bài thơ: kết cấu, sáng tạo hình ảnh.
- Cảm nhận được giọng điệu tự hào, ca ngợi đất nước và thái độ căm ghét sâu sắc tội ác của kẻ thù.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích những tác phẩm trữ tình dài.
B.PHƯƠNG TIệN THựC HIệN
-SGK,Giáo án, tài liệu tham khảo
C. Cách thức thực hiện
- Gợi mở, nêu vấn đề, phát vấn, thảo luận nhóm
d. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: NKĐ đã lập luận như thế nào để khẳng định "Đất nước này là đất nước của nhân dân"?
3. Hướng dẫn hs đọc-hiểu bài mới
*Dẫn nhập: Từ câu hỏi bài cũ dẫn dắt hs vào bài mới. 
Hoạt động của Giáo Viên 
Hoạt động của hs
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1: Giúp Hs tìm hiểu vài nét về nhà thơ Nguyễn Đình Thi và bài thơ “Đất nước”
1: Nêu những nét chính về tác giả Nguyễn Đình Thi?
2: Nhìn vào thời gian sáng tác và xuất xứ của bài thơ em có nhận xét gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs đọc-hiểu tác phẩm.
- HS xác định bố cục phân tích.
Cảm xúc của tg được khơi nguồn từ đâu? 
- Nhận xét về giọng điệu của đoạn thơ? Qua giọng điệu đó chuyển tải cảm xúc gì?
Mùa thu xưa được gợi qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó nói lên điều gì?
-Hình ảnh người ra đi hiện lên ntn? H/a ấy gợi cho em điều gì?
*Chú ý cách ngắt nhịp ở câu thơ "sau lưngrơi đầy". Cách ngắt nhịp ấy biểu thị được điều gì? 
Em hãy bình giá vẻ đẹp của khổ thơ.
-Nhịp của đoạn thơ có sự biến đổi như thế nào so với đoạn trên?
-“ Mùa thu nay khác rồi”, trời thu đã “thay áo mới”. Điều đó đựoc gợi lên bằng những chi tiết nào? so với những hình ảnh của mùa thu xưa, mùa thu nay như thế nào?
- Nhận xét về hình thức lặp của đoạn thơ?
-Từ xúc cảm về mùa thu tác giả nâng lên cảm xúc về đất nước. Đất nước đó gợi lên thông qua những hình ảnh nào?
Việt Nam- đất nước của những đau thương? Những h/a nào nói lên nhận định đó? Nêu cảm nhận của em về những h/a đó.
Vẻ đẹp của con người VN của người lính VN được thể hiệnnhư thế nào? 
Nêu cảm nhận cuả em về hình tượng đất nước qua khổ thơ cuối?
Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs tổng kết:
-Đánh giá chung về giá trị của bài thơ.
Dựa vào phần tiểu dẫn
 Đọc tác phẩm- giọng chậm rãi( đoạn đầu)- hùng hồn, mạnh mẽ(đoạn sau)
Đọc kĩ 3 câu thơ đầu
Đọc và cảm nhận
Bám vào đoạn thơ 
Đọc và nêu cảm nhận riêng
Đánh giá, nâng cao vấn đề
Đọc và cảm nhận
Bám vào đoạn thơ-khai thác từ ngữ, hình ảnh
Đọc đoạn cuối của phần 1
Đọc, cảm nhận và bình giá(liên hệ với lời kể của NĐT)
Đọc, bám vào h/a để cảm nhận và suy ngẫm
Bám vào những h/a sáng ngời, tuyệt đẹp
Khá quát hoá vấn đề
I. Tiểu dẫn:
1. Về tác giả:
 - NĐT(1924-2003)- con người kinh kì tài hoa và lịch lãm. Ông thành công ở nhiều lĩnh vực: thơ, văn, kịch, phê bình văn học, nhạc, họa
- Thơ NĐT có bản sắc và giọng điệu riêng, có nhiều tìm tòi về hình ảnh; cảm xúc đậm nét, nhất là khi viết về quê hương, đất nước.
2. Về tác phẩm: 
- Xuất xứ: Là sự ghép nối các tp " Sáng mát trong như sáng năm xưa"(1948) ; "Đêm mit tinh"(1949) và phần sau viết vào năm 1955.
 => “Đất nước": Sự tổng kết những cảm xúc và suy ngẫm của NĐTvề đất nước trong suốt những tháng năm kháng chiến chống Pháp => tính sử thi( sâu sắc và rộng lớn)
II. Đọc-hiểu 
 1. Bố cục phân tích: gồm 2 phần: 
 Phần 1: Từ đầu -> vọng nói về: Cảm nhận đất nước qua hình tượng mùa thu
 Phần 2: Đoạn còn lại: Sự vươn mình của đất nước
 1. Cảm nhận về đất nước qua hình tượng mùa thu
 - Cảm xúc của tg được khơi nguồn từ mùa thu ở chiến khu VB. Cách mở đầu này có phần giống với thể hứng trong ca dao. Cảm giác mát trong của thời tiết mùa thu được truyền qua chuỗi âm thanh trong trẻo, nhẹ nhàng và êm dịu của những câu thơ mở đầu. Buổi sáng mùa thu trong lành, mát mẻ, gió nhẹ thổi và trong làn gió thoang thoảng mùi hương cốm mới. Một mùi hương thanh tao rất đỗi quen thuộc của HN. Chỉ bàng vài nét mà NĐT đã gợi lên được cả không gian và thời gian, cả màu sắc và hương vị của mùa thu.
 a. Mùa thu HN - bản đàn xôn xao tinh tế
- Giọng thơ trầm buồn đã đặc tả được thần thái mùa thu HN. Trong niềm hoài niệm của nhà thơ, mùa thu HN với những cảnh vật thiên hiên và con ngưòi hiện ra thật cụ thể, gợi cảm và sinh động.
 + sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
 + Những phố dài xao xác hơi may.
- Với sự nhạy cảm, tinh tế, NĐT đã nhận ra cái chớm lạnh của buổi sáng mùa thu và cái xao xác của gió heo may trên những con phố đài-một nét rất đặc trưng cho phố phương HN. Cái lạnh ở đây không chỉ toả ra từ cơn gió mà còn từ sự hiu hắt. Nó không đủ để cắt da cắt thịt nhưng đủ để làm tê tái lòng người.
-Trên nền không gian và thời gian ấy NĐT đã ghi lại thật sống động hình ảnh và tâm trạng của những chàng trai Hà Thành năm xưa phải xa tp rất đỗi thân yêu ra đi:
 + “Người ra đi đầu không ngoảnh lại” nhưng vẫn cảm nhận được: “sau lưng/ thềm nắng/ lá rơi đầy” .Rõ ràng người ra đi có sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm. Lí trí được biểu hiện bằng thái độ ra đi dứt khoát nhưng t/c thì vô cùng lưu luyến và chính diều đó đã giằng xé tâm hồn người xa cách.(so sánh với h/a người ra đj trong "Tống biệt hành" của Thâm Tâm)
=> Những chi tiết về mùa thu HN trong tâm hồn nhà thơ rất đỗi da diết,nhớ nhung. Dáng vẻ trí thức tài hoa, lịch lãm trong thơ NĐT được bộc lộ rất rõ qua những chi tiết gợi tả đặc sắc này. Phải là người hiểu sâu sắc HN,gắn bó máu thịt với HN mới có thể chỉ bằng vài nét phác hoạ đã gợi lên được cái thần thái, cái hồn của mùa thu HN và tâm trạng của những con người xưa: đẹp một cách hiu hắt, vắng lặng, phảng phất buồn .Có thể nói mỗi chi tiết , h/a về mùa thu Hn năm xưa đựoc chắt lọc ra từ chính máu thịt, tâm hồn của chính nhà thơ.
 b. Mùa thu nay-một khúc nhạc vui 
- Nhịp thơ nhanh, rộn ràng; giọng thơ phơi phới, say sưa đã đem đến cho người đọc một mùa thu mới với những h/a mới:
 + “trời xanh”
 + “núi rừng”
 + “những cánh đồng thơm mát”
 + “những ngả đường bát ngát”
 + “những dòng sông đỏ nặng phù sa”
=> Cái nhìn đã thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông. Kèm theo đó là sự chuyển đổi về đại từ nhân xưng từ tôi đến ta. Rõ ràng cáI chung rộng lớn đẫthy thế cho cáI ta bé nhỏ. Nhà thoe đã không quanh quẩn với nỗi niềm riêng mà đã hoà cùng thiên nhiên, đất trời, cùng nhân dân 
- Hình thức lặp đại từ chỉ định "đây","ta" và cum từ “của chúng ta” đã bộc lộ niềm tự hào khôn xiết quyền làm chủ đất nước khẳng định chủ quyền, tự hào về đất nước. 
c. Đất nước và niềm tin 
- Từ giọng thơ phơi phới, say sưa chuyển sang giọng trầm lắng với những suy tưởng về đất nước, về truyền thống cha ông.
II.Sự chuyển mình của đất nước
a Nước của những người đau thương:
 Ôi những cánh đồng quê chảy máu
 Dây thép gai đâm nát trời chiều
=> Những câu thơ giàu giá trị tạo hình, gây được ấn tượng bằng những h/a đập mạnh vào giác quan người đọc. Cảnh tượng vừa cụ thể , vừa khái quát, vừa hư, vừa thực.Những h/a này được xây dựng bằng thủ pháp ngược sáng của điện ảnh làm nổi bật những tương phản gay gắt: Trong ánh chiều tà nhừng hàng dây thép gai rào quanh đồn giặc tua tủa như đam nát cả bầu trời quê hương; ráng đỏ của buổi chiều tà chiếu xuống những rãnh cày làm cho cánh đồng vùng đai trắng đỏ rực lên như đang chảy máu. từ một cảnh thực quan sát được trong một buổi chiều hành quân qua cánh đồng Bắc Giang NĐT đã nâng lên thành một biểu tượng có ý nghĩa khái quát về sự đau thương của đất nước trong chiến tranh. Đó là bức tranh ngoại cảnh nhưng cũng chính là bức tranh tâm cảnh chứa đựng nỗi đau xót vô hạn của nhà thơ.
b. Đất nước anh hùng, đất nước của lòng căm thù và đất nước của những con người cao đẹp.
-Trong gian nan đau thương người lính càng trở nên tươi đẹp, đất nước càng trở nên hào hùng, kiên cường
 +Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
 + Đã đứng lên thành những anh hùng 
 + Lòng ta bát ngát ánh bình minh
=> Đó là những h/a đẹp nhất, gian khỏ, đau thương không giết chết được họ mà càng làm cho những con người rực sáng. Họ là linh hồn của dân tộc. Cả dân tộc đang vùng lên , dang cháy lửa căm thù. Núi rừng trước đây chỉ có sương núi nay có khói nhà máy; cánh đòng trước kia chỉ có mõ chăn trâu nay văng vẳng tiếng kèn gọi quân.
c. Đất nước chiến thắng vẻ vang
 Súng nổ rung trời giận dữ
 Người lên như nước vỡ bờ
 Nước Việt Nam từ máu lửa 
 Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
=> Khổ thơ sáu chữ với cách ngắt nhịp dồnh dập, đều đặn tạo nên âm hưởng hùng tráng. Nhà thơ đã tạo nên bức tượng đài sừng sững về đất nước chói ngời trên cá nền của máu lửa, bùn lầy trong một không gian dồn dập , ầm vang tiếng súng nổ rung trời. Đoạn thơ vì thế âm vang âm hưởng sử thi.(so sánh với hoan hô c/s Điện Biên của Tố Hữu)
III. Tổng kết:
- Với chất trữ tình sôi nổi, chất chính luận sâu sắc và khả năng sáng tạo h/a đặc biệt, NĐT đã xây dựng trong lòng người đọc một hình tương đất nước tuyệt đẹp
Tiết 30 : 	 luật thơ 
	 (Tiết 2)
Ngày soạn:2/11/2008 
A. Mục tiêu cần đạt: Qua việc phân tích các yếu tố tiếng, vần, nhịp, hài thanh của một số đoạn thơ giúp hs thấy rõ sự giống nhau và khác nhau của các thể thơ hiện đại và truyền thống.
B.PHƯƠNG TIệN THựC HIệN
-SGK,Giáo án, tài liệu tham khảo
C. Cách thức thực hiện
-Tiến hành theo phương pháp quy nạp
d. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu luật thơ của các thể thơ sau: Ngũ ngôn bát cú Đường luật và thất ngôn bát cú Đường luật.
3. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài mới
*Dẫn nhập: Văn học hiện đại ghi nhận thành công rực rỡ của thơ mới. Sự ra đời của thơ mới vừa là sự kế thừa những giá trị quý báu của thơ truyền thống đồng thời thể hiện sự cách tân lớn lao của các tác giả mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Bài tập1: So sánh bài thơ "mặt trăng"-khuyết danh và đoạn thơ trong bài sóng của XQ về:
 + Số tiếng
 + Vần
 +Cách ngắt nhịp
 + Hài thanh
Bài tập 2: Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp của khổ thơ đầu trong bài "Tống biệt hành" của Thâm Tâm
Bài tập 3 : Phân tích vần, nhịp, cách hài thanh bài " Mời trầu" của HXH
Bài tập 4: Tìm yếu tố vần , nhịp, hài thanh
Dựa vào kiến thức về luật thơ thất ngôn bát cú ĐL để so sánh
Bám vào đoạn thơ phân tích và liên hệ với luật thơ thất ngôn bát cú truyền thống để thấy sự đổi mới
Bám vào văn bản và dựa vào luật thơ thất ngôn tứ tuyệt để phân tích
Bám vào vb và liên hệ với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt để cm sự ảnh hưởng
* Luyện tập
Bài tập 1: 
So sánh:
Mặt trăng
Sóng
Số tiếng
5
5
Gieo vần
Độc vận, gieo vần cách(bên, đen, len, hèn)
gieo vần : ê, e, ê
Ngắt nhịp
Nhịp: 2/3
Nhịp: 3/2
Hài thanh
Có sự luân phiên B-t hoặc niêm B-B, T-T ở tiếng thứ 2 và thứ 4
Có sự luân phiên B-t
Bài tập 2: 
Phân tích: + Số tiếng: 7 tiếng- 4 dòng
 + Gieo vần: độc vận nhưng gieo khá đa dạng, có thể cuối câu, có thể giữa câu.
 + Ngắt nhịp: - câu1 nhịp 2/5
 - 3 câu còn lại ngắt nhịp 4/3
 + Niêm: Câu 2 và câu 3 không niêm
Bài tập 3: 
Phân tích: T- B- B- T-/ T- B- B(Bv)
 B- T- B- B-/ T- T- B(Bv)
 T- T- B- B-/ B- T- T
 B- B- B- T-/ T- B- B(Bv)
Bài tập 4:  ... hạc, bài ca bốc lửa hoặc du dương. TBN cũng là quê hương của Lor-ca mà cái chết của ông là một trong những sự kiện bi thảm trong lịch sử TBN hiện đại nói riêng và cả thế giới nói chung. Thanh Thảo muốn phục sinh thời khắc bi tráng đó, tỏ thái độ ngưỡng mộ, đau xót và qua đó xây dựng biểu tượng nghệ thuật Lor-ca qua một hình ảnh quen thuộc và độc đáo: đàn ghi ta.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu phần tiểu dẫn. Yêu cầu hs tập trung vào những vấn đề sau:
- Đặc điểm thơ Thanh Thảo
-Cuộc đời và con người Lor-ca
-Hoàn cảnh st và đặc điểm bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc-hiểu bài thơ.
-Tại sao Thanh Thảo lại chọn cho tác phẩm của mình nhan để "Đàn ghi ta của Lor-ca"?
-Tiếng đàn ghi ta đã được Thanh Thảo miêu tả như thế nào trong tác phẩm?
-Tại sao mỗi lần xuất hiện tiếng đàn , cây đàn lại có những gam màu, cung bậc, hình ảnh khác nhau?
-Để trả lời câu hỏi trên, giáo viên cần hướng dẫn hs trả lời các câu hỏi sau:
+Ngoài tiếng đàn, ngoài hình ảnh cây đàn, tác giả còn sử dụng những h/a biểu tượng khác. Em hãy phân tích và làm rõ.
-Sáu câu đầu
-12 câu tiếp
-4 câu tiếp
- 9 câu thơ cuối cùng
* Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm (hướng học sinh quay trở về câu hỏi ban đầu): Vì sao tiếng đàn lại có nhiều gam màu, cung bậc, sắc thái, hình ảnh khác nhau ? Hãy phân tích và làm rõ điều đó.
Gợi mở:
+ Tiếng đàn bọt nước có ý nghĩa ntn? chuỗi âm li la li la li la góp phần tạo âm hưởng gì cho đoạn thơ?
+12 câu tiếp tg đã sử dụng nghệ thuật gì để thể hiện tiếng đàn?Tiếng đàn đã góp phần ntn trong việc thể hiện ht Lor-ca?
+"không ai chôn cất tiếng đàn-tiếng đàn như cỏ mọc hoang"gợi cho em suy nghĩ gì? liên hệ với câu đề từ để phát hiện ý nghĩ của nó.Từ đóac định, cái chết thực thụ mà Thanh Thảo muốn nói đến ở đây là gì?
-Hình ảnh"Lor-ca bơi sang ngang -trên chiếc ghi ta màu bạc"đem đến cho em sự cảm nhận ntn?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết
+ Hóy trỡnh bày những nột nghệ thuật mới và chớnh yếu được tỏc giả sử dụng trong bài thơ?
+ Qua bài thơ nhà thơ Thanh Thảo đã làm bật nổi vấn đề gì?
Đọc phần tiểu dẫn. Dựa vào đó tìm hiểu vài nét về Lor-ca và nhà thơ Thanh Thảo cũng như đặc điểm thơ của ông
-Đọc bài thơ bằng cảm xúc mãnh liệt
- Trả lời trên cơ sở tìm hiểu bài thơ và sự cảm nhần tiếng đàn 
-Bám vào văn bản để phát hiện
-Học sinh chưa cần trả lời câu hỏi này. Đây là câu hỏi có tính chất để ngỏ và sẽ tìm câu giải đáp vào cuối bài.
-Bám vào văn bản, trao đổi, thảo luận để trả lời những câu hỏi gợi mở
-Tìm h/a, trao đổi, thảo luận để cảm nhận được giá trị của hình ảnh.
-Hoạt động theo 4 nhóm. sau đó cử đại diện các nhóm trình bày.
-Cần đặt tiếng đàn trong mối quan hệ với các hình ảnh khác vừa tìm hiểu để phát hiện vấn đề.
-Liên hệ với câu đề từ ở đầu bài thơ.
-Khái quát hoá quá trình đọc-hiểu
I.Tiểu dẫn
1..Tỏc giả:
+ Tờn khai sinh: Hồ Thành Cụng, sinh năm 1946.
+ Quờ: Mộ Đức, Quảng Ngói.
+ Sự nghiệp văn chương:
Cú cỏc sỏng tỏc hay và độc đỏo về chiến tranh và thời hậu chiến.
 Cỏc tỏc phẩm: Những người đi tới biển( trường ca1977), Khối vuụng Ru-bớch( 1985), Những ngọn súng mặt trời(1994- Trường ca), Cỏ vẫn mọc( 2002-Trường ca)
-Những năm gần đõy: viết bỏo, tiểu luận phờ bỡnh. Đúng gúp quan trọng nhất vẫn là thơ ca.
+ Đặc điểm thơ:
 -Là tiếng núi của người tri thức nhiều suy tư trăn trở về cuộc sống.
 -ễng luụn có xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm, tỡm tũi ,khỏm phỏ, sỏng tạo cỏch biểu đạt mới qua hỡnh thức cõu thơ tự do, xoá bỏ mọi ràng buộc khuôn sáo bằng nhịp điệu bất thường, thi ảnh và ngụn từ mới mẻ. Tất cả đem lại cho thơ Thanh Thảo một mĩ cảm mới.
 Thơ Thanh Thảo viết về đề tài nào cũng đậm chất triết lớ. Mạch trữ tỡnh trong thơ ụng đều hướng tới những vẻ đẹp của nhõn cỏch: nhõn ỏi, bao dung, can đảm, trung thực và yờu tự do.Thơ ụng dành mối quan tõm đặc biệt cho những con người sống cú nghĩa khớ như: Cao Bỏ Quỏt, Nguyễn Đỡnh Chiểu, ấ-xờ- nhin,Lor-ca...
2.Tỏc phẩm: “ Đàn ghi ta của Lor-ca”.
+ Rỳt trong tập “ Khối vuụng Ru- bớch”(1985)
+ Là tỏc phẩm tiờu biểu cho tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, mónh liệt và phúng tỳng trong xúc cảm, ớt nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực.
II.Hướng dẫn học sinh đọc-hiểu.
- Nhan đề bài thơ đã tác động mạnh vào trực cảm của người đọc. Tây Ban cầm là cây đàn gắn bó song hành với Gax-xi- a Lor-ca như đất nước, như tâm hồn, như nghệ thuật, như số mệnh cuộc đời ông vậy. Rõ ràng cây đàn ghi ta và Lor-ca như hoà làm một. Tiếng đàn cũng chính là tiếng lòng, là con người Lor-ca. Hay nói cách khác đàn ghi ta là một biểu tượng về Lor-ca.
-Tiếng đàn ghi ta được Thanh Thảo thể hiện trong sự biến hoá linh hoạt nhưng đầy sức gợi cảm:
+Tiếng đàn bọt nước(6 câu đầu)
+Tiếng ghi ta nâu,tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy (12 câu tiếp)
+ Tiếng đàn như cỏ mọc hoang (4 câu tiếp)
+ Chiếc ghi ta màu bạ c (9 câu kết)
-Ngoài h/a tiếng đàn, cây đàn tác giả còn sử dụng những h/a khác (cả h/a thực và h/a tượng trưng) để góp phần làm bật nổi hình tượng Lor-ca. 
* sáu câu thơ đầu:
+ TBN áo choàng đỏ gắt : Vừa gợi lên truyền thống đấu bò tót của đất nước TBN . Mặt khác h/a này cũng cho phép chúng ta hình dung đất nước TBN lá tâm điểm của mọi kích động, một khối nam châm hút lấy tất cả những xung lực ghê rợn nhất như một đấu trường bò tót khổng lồ. Ta cũng hình dung ra những cuộc đàn áp của chính quyền độc tài đang trút máu lên chiếc áo choàng đỏ gắt, trùm phủ cả TBN.
+ Đi lang thang về miền đơn độc
+ Vầng trăng chếch choángLor-ca
 + Yên ngựa mỏi mòn
=> Biện pháp tương phản đã giúp ta cảm nhận được sự mong manh, cô đơn của nghệ sĩ lãng tử, của nhà cách tân nghệ thuật. Tiếng đàn dấu mình dưới những câu thơ dài ngắn khác nhau cũng giống như bước chân của người nghệ sĩ lãng tử, phiêu bồng trên hành trình đời sống.
* 12 câu thơ tiếp theo
+ áo choàng bê bết đỏ: Lor-ca vẫn luôn bị ám ảnh bởi cái chết nhưng không thể nghĩ là nó đến sớm và đến lúc chàng không ngờ nhất. Câu thơ tạo ấn tượng mạnh về sự ra đi phũ phàng của Lor-ca trước sự tra tấn dã man của bọn phát xít. Tuy nhiên Lor-ca vẫn đi "như kẻ mộng du". Lor-ca không bận tâm, người nghệ sĩ ấy như vẫn ngẩng cao đầu cất cao tiếng hát nghệ thuật, cất cao tiếng nói
 đấu tranh.
* 4 câu thơ tiếp theo
+Giọt nước mắt vầng trăng
+Long lanh đáy giếng
=> Chi tiết trong cuộc đời thực:Lor-ca bị bọn phát xít sát hại rồi quẳng xác xuống giếng, giờ đây sáng lên "long lanh" trong ý thơ. Lor-ca như vầng trăng soi sáng mãi hay " vầng trăng là h/a cuộc đời trường cửu, vĩnh hằng dưới tầng nước phủ thời gian.
* 9 câu thơ cuối
+ chàng ném lá bùa cô gái Di-gan 
vào xoáy nước
+ chàng ném trái tim mình
Vào lặng yên bất chợt
=> Lor-ca đã chia tay với cuộc sống nhiều hệ luỵ.
* Thanh Thảo phục sinh h/a Lor-ca qua hình tượng đàn ghi ta nên tương ứng với những những quãng thời gian, những biến đọng khác nhau của Lor-ca cây đàn, tiếng đàn cũng trở nên đổi khác.
* sáu câu thơ đầu:
+ Tiếng đàn bọt nước: Âm thanh tiếng đàn đã mang lí tưởng của Lor-ca ( người đấu tranh cho tự do dân, chủ, cho sự cách tân nghệ thuật già nua). Tiếng đàn ấy đẹp, mong manh mà sinh sôi, bất tận như bọt nước lặn rồi lại nổi làm dịu mát, làm dập tắt phần nào màu"đỏ gắt" như đang bùng bùng thiêu đốt cả đất nước TBN. Chuỗi âm li lali la li la luyến láy sau hai câu đầu giống như cú "vê" ghi ta sau "tiếng hát" say sưa của Lor-ca .
* 12 câu thơ tiếp theo
+Tiếng ghi ta nâu,tiếng ghi ta lá xanh biết mấy, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy 
=>Phép nhân hoá và chuyển đổi cảm giác mang lại hiệu quả không ngờ khi âm thanh của tiếng đàn được cảm nhận bằng sắc màu(nâu, xanh), bằng đường nét (hình lá, đường cong của khối cầu nước), bằng hình khối (giọt nước, giọt máu). Tiếng đàn đã mang tâm tư và ghánh chịu nỗi đau của người tạo ra nó. Khi con người đang phải oằn mình chịu đựng những vết thương đang vở ra, lở lói dưới từng làn roi hung tợn thì tiếng đàn cũng không đành lòng tồn tại như một thứ âm thanh nguyên thuỷ, nó cũng đau đớn, vỡ ra thành màu sắc, đường nét, hình khối.Thanh Thảo tài tình điệp lại "tiếng ghi ta" ở đầu câu và nâng cấp độ âm thanh bằng những thanh trắc gieo vào tiếng cuối cùng ở nhiều dòng thơ khiến thơ như nhạc, nhạc như người; tất cả đều đang rướn mình lên, kiên cường, không khuất phục. H/a "tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy ám ảnh chúng ta như một thước phim xanh rờn ghi lại nỗi đau chung của nghệ thuật và của người tạo ra nó. Thuý Kiều của ND không phảicũng đánh đàn mà "rỏ máu năm đầu ngón tay".
* 4 câu thơ tiếp theo
+ Tiếng đàn như cỏ mọc hoang => Câu thơ mở ra nhiều hướng diễn dịch: Là nỗi xót thương trước cái chết của một thiên tài, là nỗi xót tiếc hành trình cách tân dang dở không chỉ với bản thân Lor-ca mà còn đối với nền văn chương TBN. Bởi thế Lor-ca đã chết, nghệ thuật thiếu kẻ dẫn đường. nghệ thuật thành thứ cỏ mọc hoang. Nhưng ý thơ đâu chỉ dừng lại ở đó. Nỗi buồn lớn nhất là nỗi buồn của người nghệ sĩ khi không ai hiểu mình . Mong muốn của Lor-ca là " khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta" để nghệ thuật được hồi sinh, phát triển, để lớp trẻ thể hiện được mình. Nhưng tiếng đàn Lor- ca vẫn có sức sống bất diệt. Cái chết thực sự của nhà cách tân là khi khát vọng của anh ta không có ai tiếp tục. Nhưng cái chết đau đớn là khi tên tuổi và sáng tạo của ta được đem lên bệ thờ và trở thành bức tường kiên cố cản trở sự cách tân vc của những kẻ đến sau.
* 9 câu thơ cuối
-Ciếc ghi ta màu bạc chính là biến thể của chiếc ghi ta nâu, là chiếc ghi ta đã hoá, giờ sang cõi siêu sinh. Như thế là Thanh Thảo đã hoàn thành tâm nguyện cho Lor-ca: Để cho thi sĩ ấy sống và chết cùng cây đàn của mình, cùng nghệ thuật của mình. Và đó là một cái chết đặc biệt
-một sự giải thoát cho chính Lor-ca chọn lấy, chứ không phải chết dưới đòn roi của bon phát xít
- Chuỗi âm li la li la li la kết thúc bài thơ gợi lên tiếng vang của chùm hợp âm vĩ thanh , sau khi phần chính của bản hợp tấu được diễn xướng xong hoặc khi ca khúc đã dừng lời. Việc "cấy" nhạc vào một bài thơ trong trường hợp tưởng mộ Lor-ca, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà cách tân sân khấu sẽ mang ý nghĩa một sự kính trọng và triâm.
III.TỔNG KẾT:
Nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do, khụng dấu cõu, khụng dấu hiệu mở đầu, kết thỳc.
+ Sử dụng hỡnh ảnh, biểu tượng- siờu thực cú sức chứa lớn về nội dung.
+Tạo màu sắc Tõy Ban Nha rất đậm nột trong bài thơ.
+Kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc.
Nội dung:
 Qua bài thơ, tác giả thể hiện được vẻ đẹp bi tráng và bất diệt hình tượng Lor-ca-người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do, nhà cách tân nghệ thuật vĩ đại của TBN và thế giới
-Bài thơ cũng thể hiện được sự ngưỡng mộ, sự tri âm sâu sắc của Thanh Thảo đối với Lor-ca đồng thời là niềm xót thương vô tận trước cái chết bi thảm của Lor-ca.
E..CỦNG CỐ: GV giỳp HS củng cố nội dung chớnh của bài học:
+ Người nghệ sĩ tự do Lor-ca.
+ Cỏi chết oan khuất của Lor-ca.
+ Nỗi xút thương và suy tư về cuộc từ gió của Lor-ca.
F.DẶN Dề:
+Học bài cũ.
+ Chuẩn bị bài mới:
H. RUÙT KINH NGHIEÄM, BOÅ SUNG:	
...........................................&......................................

Tài liệu đính kèm:

  • docDat nuocNDT.doc