Giáo án Ngữ văn 12 tiết 28 đến 40

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 28 đến 40

Tiết 28-29 ĐẤT NƯỚC

 (Trích trường ca mặt đường khát vọng)

 Nguyễn Khoa Điềm

 Đọc thêm: ĐẤT NƯỚC

 Nguyễn Đình Thi

I. Mục tiêu bài học

 Giúp học sinh

1. KIến thức

 Với đoạn thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm:

- Thấy thêm 1 cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.

- Nắm ược 1 số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình- chính luận, sự vận dụng sáng tạo các yếu tố của văn hóa văn học dân gian làm sáng tó thêm tư tưởng "Đất nước là của nhân dân"

 

doc 33 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1452Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 28 đến 40", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn...............
Ngày giảng.................
Lớp dạy....................
Tiết 28-29 đất nước
 (Trích trường ca mặt đường khát vọng)
 Nguyễn Khoa Điềm
 Đọc thêm: Đất nước 
 Nguyễn Đình Thi
I. Mục tiêu bài học
 Giúp học sinh
1. KIến thức
 Với đoạn thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm:
- Thấy thêm 1 cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.
- Nắm ược 1 số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình- chính luận, sự vận dụng sáng tạo các yếu tố của văn hóa văn học dân gian làm sáng tó thêm tư tưởng "Đất nước là của nhân dân"
 Với bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi:
- Thấy được cách cảm nhận về Đất nước trong đau thương gian khổ, căm phẫn đứng dậy hào hùng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình
3. Thái độ
- Bồi dưỡng tình yêu, lòng tự hào về quê hương đất nướcvà ý thức bảo vệ Tổ quốc
II. Chuẩn bị của GV và HS
 GV:SGV, SGK, bài soạn
 HS: SGK, vở soạn, vở ghi, bảng phụ
III. Phương pháp tiến hành
 Phát vấn, gợi mở.tích hợp, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
2. Dạy học bài mới
 Vào bài:
Đất nước là đề tài lớn của thơ ca, mỗi nhà thơ có cách cảm nhận và biểu hiện riêng về Đất nước. Cùng viêt về Đất nứớc nhưng Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi có có cái nhìn và cách cảm nhận hoàn toàn khác nhau về Đất nước cũng như cách thể hiện độc đáo rất riêng. Chúng ta cùng tìm hiểu về Đất nước trong thế giới thơ ca của 2 nhà thơ này.
 Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt đông I
HS soạn bài ở nhà tóm tắt ý chính về tác giả NKĐ
GV so sánh mở rộng phong cách thơ ông với 1 số nhà thơ khác cùng thời.
- Nêu vị trí và đề tài đoạn trích?
HĐ II
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn trích
- Đoạn trích thể hiện sự cảm nhận, lí giải của NKĐ về Đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình từng phần?
HĐ III
 HS hoạt động nhóm ( 6phút.)
 Nhóm 1,2: Tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ cảm xúccủa tác giả.
 Nhóm 3,4: Tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác so với các nhà thơ cùng viết về đề tài này?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm nhận xét, bổ xung.
- GV nhận xét chuẩn kiến thức.
 "Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất nước có trong cái ngày xửa...
 ...........trồng tre mà đánh giặc"
- Theo t/g Đất nc có từ bao giờ? Em nhận xét gì về cmr nhận cuả t/g?
- Trong cảm nhận của NKĐ Đất nc là gì? Cách cảm nhận đó có gì đặc biệt?
" Những ai đã khuất , những ai bây giờ........dặn dò con cháu truyện mai sau"
"Em ơi Đất nc là máu xương của mình... muôn đời"
- Tư tưởng nổi bật của phần 2 là gì? Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của t/g về địa lí, ls, vhóa... của Dất nc ta như thế nào?
 D/c: "Có biết bao người con gái, con trai... 
 Nhưng họ làm ra Đất nước"
- Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian của t/g, từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của nhà thơ về nghẹ thuật biểu đạt?
HĐ 4
HS đọc ghi nhớ SGK(tr. 123)
HĐ 1
HĐ2
- Tìm hiểu bố cục đoạn thơ?
HĐ 3 
- Mùa thu trong hoài niệm của t/g có gì đặc sắc?
- Phân tích đoạn thơ thứ 2?
GV: Chú ý các biện pháp tu từ: lặp từ ngữ, lặp kết cấu, hình ảnh, nhịp điệu các câu thơdài ngắn khác nhau.
GV: chú ý NT tương phản và nhịp thơ sôi nổi trong những khổ thơ cuối.
HĐ 4
- Đánh giá khái quát nhất về bài thơ Đất nước của NGuyễn Đình Thi?
A. Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm
I. Tiểu dẫn
 1. Tác giả
- Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Huế trong 1 gia đình trí thức yêu nước có truyền thống cách mạng, học tập và trưởng thành trên miền Bắc những năm xây dựng CNXH, tham gia chiến đấu và hoạt động văn nghệ ở miềm Nam.
- Về phong cách: Thơ NKĐ giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén,mang màu sắc chính luận
- Tác phẩm chính: SGK Tr.118
 2. Tác phẩm
- Trường ca mặt đường khát vọng 1971 viết về sự thức tỉnh tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miềm Nam về non sông Đất nước, về sứ mẹnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhập cùng cuộc chiến đấu chống Mĩ xâm lược.
- Đoạn trích thuộc phần đầu chơng V của trường ca này, là 1 trong những đoạn thơ hay về đề tài Đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại
II. Đọc và tìm hiểu chung
 1. Đọc
 2. Tìm hiểu bố cục
 2 phần
- Phần 1: Từ đầu đến "làm nên Đất nước muôn đời" Cách riêng trong cảm nhận về quê hương Đất nước: gần gũi, tự nhiên, bình dị.
- Phần 2: Còn lại Đất nước là của nhân dân.
III. Tìm hiểu doạn trích
1. Phần 1
- Mở đầu tác giả cảm nhận về đất nước hết sức tự nhiên, bình dị -> Đất nước trong sự thống nhất hài hòa các diện: địa lí lịch sử, không gian, thời gian 
-> Cảm nhận Đất nước trong tình yêu lứa đôi tuổi trẻ -> suy ngẫm về trách nhiệm của thês hệ mính với Đất nước.
- Tác giả đã cảm nhận về đất nước trên các phương diện: văn hóa, lịch sử, địa lí, không gian, thời gian, tình yêu đôi lứa, tình yêu dân tộc.
 Trong cảm nhận của tác giả có những nét đặc sắc riêng khác với nhiều tác giả đi trước và 1 số cây bút cùng thế hệ.Cụ thể:
 + T/g không cúi mình từ xa để chiêm ngưỡng Tổ quốc bằng các hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ mang tính biểu tượng mà chọn cách thể hiện tự nhiên, bình dị. Trong thơ ông Đất nc rất thân thuộc, gần gũi: Câu chuyện cổ tích mẹ kể, miếng trầu bà têm, ngôi nhà, hạt gạo...
 + T/g cắt nghĩa lịch sử lâu đời của đất nc ta ko bằng sự nối tiếp của các triều đại hay các sự kiện lịch sử mà bằng các câu thơ gợi nhớ đến các truyền thuyêt xa xưa: Trầu cau, Thánh Gióng,... phong tục tập quán riêng biệt ở đồng bằng sông Hồng => Đó là Đất nc được cảm nhận bằng chiều sâu của văn hóa lịch sử.
- T/g chia tách Đất nc thành 2 ý niệm "đât" và "nc"để cảm nhận và suy tư sâu hơn, lắng hơn, thể hiện 1 cái nhìn về hình tượng Đất nc thiêng liêng bằng quan niệm mới của tuổi trẻ vừa mang tính cá thể vừa hết sức táo bạo: "Đát là nơi anh đến trường...đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm"
 Đất nc- ko gian tuyệt vời của tình yêu- ko chỉ của thể hệ hiện tại mà còn là của bao thế hệ đẫ đi qua, hướng mãi suy tư của ta đến cội nguồn. trong chiều dài lịch sử, chiều rộng địa lí, chiều sâu văn hóa phong tục... từ đó mạch thơ hướng vào những suy ngẫm về trách nhiệm bổn phận của thế hệ mình với Đất nước.
=> Lời thơ tâm sự nhiều hơn là kêu gọi, giáo huấn vì thế mà sức truyền cảm của ý thơ rất mạnh.
2. Phần 2
- T/g nhấn mạnh quan niệm "Đất nc của nhân dân"- Đây là tư tưởng cốt lõi của cả đoạn trích nhưng được nhưng được tập trung triển khai sâu hơn ở phần 2 này mang những phát hiện nhiều ý nghĩa mới:
 + Về địa lí, lịch sử, văn hóa: đó là hàng loạt truyền thuyết về những địa danh: núi Vọng Phu, hòn Trống mái, ao đầm vó ngựa Thánh Gióng, 99 ngọn núi đất tổ Hùng Vương... Muôn vàn vẻ đẹp của đất nc theo t/g đều là kết tinh của bao công sức, khát vọng của ND, những người bình thường và vô danh.
 + Nói về 4000 năm ls, t/g ko kể tên triều đại, tên các anh hùng trong sử sách mà nhấn mạnh đến lớp lớp những người vô danh- những người làm nên đất nc
 => Tư tưởng Đất nc là của ND, do ND làm ra.
3. NGhệ thuật
- Câu truyện dân gian mẹ kể: Long Quân, Âu Cơ,Vọng phu, Thánh Gióng, Vua Hùng...
- Ca dao: Khăn thương nhớ ai, cầm vàng,trồng tre, ru em, câu hò BTT...
- Thành ngữ dân gian: gừng cay muối mặn...
- Phong tục: ăn trầu, búi tóc, dựng nhà, trồng lúa...
=> Sử dụng nhuần nhị, sáng tạo các chất liệu văn hóa, văn học dân gian trong thơ hiện đại.
Giọng thơ trữ tình chính luấn sâu lắng, suy tư tha thiết. Tất cả tạo nên sức hấp dẫn của đoạn thơ.
IV. Tổng kết
Ghi nhơSGK
B. Đất nước- Nguyễn Đình Thi
I. Tiểu dẫn : Sgk
II Đọc hiểu
 1. Đọc 
 2. Tìm hiểu bố cục bài thơ
3 phần
- Phần 1 từ đầu đến "lá rơi đầy": Hoài niệm về mùa thu Hà Nội.
- Phần 2: Tiếp theo đến"vọng nói về": Mùa thu trong thực tại- niềm vui tự chủ
- Phần 3: còn lại - suy tư, cảm nhận của t/g về đất nc trong máu lửa chiến tranh.
III. Tìm hiểu
 1. Phần 1
 Mùa thu HN đẹp mà buồn, cảnh thu vừa tinh tế sinh động vừa chất chứa tâm trạng, nỗi niềm => HN trong tâm tưởng của nhà thơ rất đỗi da diết nhớ nhung.
2. Phần 2
 Từ hoài niệm, cảm xúc thơ trở về thực tại- mùa thu chiến khu Việt Bắc.
 Bức tranh thu với những h/a bình dị, dân dã, khỏe khoắn, tươi sáng, rộn ràng, nhộn nhịp.
=> Tâm trạng sôi nổi tràn ngập niềm vui. Cái tôi trữ tìnhchuyển thành cái ta, nói lên niềm tự hào chính đáng, ý thức làm chủ non sông đất nc.
3. Phần 3
 Tập trung khắc họa h/a Đất nc từ trong đau thương căm hờn đã anh anh dũng đứng lên chiến đấu. "Ôi những cánh đồng quê chảy máu
 ....nhớ mắt người yêu"
-> vừa cụ thể, vừa khái quát, cái riêng trong cái chung.
- Những khổ cuối của bài thơ giàu chất chính luận tập trung thể hiện hình ảnh khái quat Đất nc trong đau thương vùng lên anh dũng chiến đấu.
 KHổ thơ cuối nhà thơ tạo nên bức tượng đài của Đất nc sừng sững chói ngời.
 * Tổng kết
 Bài thơ tiêu biểu cho cái nhìn NT của NĐT về Đất nc, Đất nc soi vào tâm hồn ông bộc lộ rõ nhất vẻ đẹp trong đau khổ, trong gian nan, vất vả, nhọc nhằn.
4. Củng cố:
Cảm nhận khác nhau về Đất nước của 2 tác giả Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi: Đất nc của nhân dân mang đậm dấu án của văn hóa, văn học dân gian; Đất nc trong đau thương, gian khổ đã anh dũng đứng lên chiến đấu.
5. Dặn dò: 
Học thuộc lòng 2 bài thơ và nêu cảm nghĩ về Đất nc sau khi học song 2 bài thơ này.
Ngày soạn...............
Ngày giảng.................
Lớp dạy....................
Tiết 30 luật thơ
I. Mục tiêu bài học
 Giúp học sinh
1. Kiến thức
 - Qua việc phân tích các yếu tố: tiếng, vần, nhịp, hài thanh của 1 số đoạn thơ thấy rõ sự giống và khác nhau của các thể thơ hiện đại và truyền thống.
2. Kĩ năng
- Biết áp dụng luật thơ vào tìm hiểu các thể thơ hiện đại và truyền thống.
3. Thái độ
bồi dưỡng tâm hồn, ý thức bảo vệ và phát triển các thể thơ của dân tộc. 
II. Chuẩn bị của GV và HS
 GV:SGV, SGK, bài soạn
 HS: SGK, vở soạn, vở ghi, bảng phụ
III. Phương pháp tiến hành
 Phát vấn, gợi mở.tích hợp, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
- trình bày luật thơ lục bát?
2. Dạy học bài mới
 Các em đã có kiễn thức về luật thơ của các thể thơ dân tộc bài hôm nay các em sẽ áp dụng các kiến thức ấy để tìm hiểu phân tích luật thơ của 1 số đoạn, bài thơ cụk thể.
HĐ của GV và HS
Nội dung cơ bản
* HS thảo luận nhóm 5 phút
 Nhóm 1 bài 1
 Nhóm 2 bài 2
 Nhóm 3 bài 3
 Nhóm 4 bài 4
- Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
 - Các nhóm nhận xét, bổ xung chéo.
 - Gv gợi ý, nhận xét chuẩn kiến thức.
Bài 1 (Tr, 127)
* Giống nhau:
- Về số tiếng: cả 2 bài thơ đều có 5 tiếng trong 1 câu.
- Về vần: Cùng vần chân, gieo vần cách.
* Khác nhau: 
- Về nhịp: Bài Mặt trăng nhịp lẻ 2/3, bài Sóng nhịp 3/2
- Hài thanh: 
 + Bài Mặt trăng có sự luân phiên bằng, trắc hoặc niêm B-B, T-T, ở tiếng thứ 2 và tiếng thứ 4.
 + Bài sóng tiếng thứ 2, tiếng thứ 4 không có sự luân phiên bằng trắc hoặc niêm B-B, T-T rõ rệt như ở bài Mặt trăng.
Bài 2 (Tr.127)
-Vần chân( sông, lòng, trong) liền vần và gieo vần cách.
- Ngắt nhịp: 2/3/2 và 4/3
- Số tiếng: 4 dòng, mỗi dòng 7 tiếng nhưng ... ..
Tiết 38-39 luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức
 biểu đạt trong bài văn nghị luận
I. Mục tiêu bài học
 Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Thấy được sự cần thiết phải kết hợp các phương thức biểu đạt: tự ự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong bài văn nghị luận
2. Kĩ năng
- Bước đầu nắm được cách vận dụng kết hợp các phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh trong 1 đoạn, 1 bài văn nghị luận. 
3. Thái độ
- Rèn luyện, phát triển tư duy logíc, khoa học.
II. Chuẩn bị của GV và HS
 GV:SGV, SGK, vở soạn, projester
 HS : SGK, vở soạn, vở ghi.
III. Phương pháp tiến hành
- Phát vấn, nêu vấn đề, đàm thoại, tích hợp, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- không.
2. Dạy học bài mới
 Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
- Phân tích sự vận dụng phương thức thuyết minh trong đoạn trích?
- Vì sao trong 1 bài hoặc 1 đoạn văn nghị luận, cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm ?
- Để việc vận dụng đó thực sự nâng cao hiệu quả nghị luận, chúng ta cần chú ý những điều gì ?
- Câu hỏi 2 SGK trang 158?
(HS đọc tham khảo SGK trang 160.)
HS thảo luận nhóm 7 phút
- Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm nhận xét bổ xung cho nhau.
- GV hướng dẫn, nhận xét, củng cố.
GV : - Hãy xác định chủ đề của bài phát biểu? (Phát biểu về nhà văn nào và sẽ phát biểu điều gì về nhà văn đó?)
- Tìm những luận điểm cần thiết để làm sáng tỏ chủ đề của bài phát biểu, Sắp xếp những luận điểm đó thành 1 dàn ý dành mạch, hợp lí.
- Cần vận dụng thêm những phương thức biểu đạt nào, ở những chỗ nàovà vận dụng như thế nào để bài văn của mình có sức thuyết phục ?
HĐ 2
GV phát vấn HS độc lập suy nghĩ, trả lời .
HS tham khảo các đoạn trích trong SGK trang 158- 159- 160 để tự viết 1 bài hoặc 1 đoạn văn nghị luận về 1 vấn đề thời sự bức thiết nào đó đang đặt ra trong đ/s.
I. Trả lời các câu hỏi trong SGK (Tr. 158)
 Đọc đoạn trích SGK (Tr. 158-159) và trả trả lời các câu hỏi sau:
- Phân tích sự vận dụng phương thức thuyết minh trong đoạn trích?
 T/g đã thuyết minh thế nào là GDP, thế nào là DNP từ đó đi đến khẳng định ở những nc đang phát triển như Việt Nam thì chỉ số tăng trưởng GNP quan trọng hơn nhiều.
1.a, Vì điều đó làm cho đoạn văn, bài văn nghị luận cụ thể, sinh động và thuyết phục hơn.
1.b, Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt trên thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quả nghị luận , ta cần chú ý những điều sau:
 + Trong văn nghị luận việc đưa các yếu tố tự sự, miêu tsr, thuyết minh , biểu cảm phải thực ự xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của mục đích và nội dung nghị luận
 + Các phương thức biểu đạt đưa vào phải đúng chỗ, đúng lúc, không được lạm dụng hay chỉ coi đó là1 công việc mang tính hình thức.
2. Ngoài tự sự, miêu tả, biểu cảm. Trong nhiều trường hợp để đoạn văn, bài văn nghị luận có sức thuyết phục mạnh mẽ còn phải cần kết hợp phương thức thuyết minh. Nói mnhư vậy là đúng, vì: nó ko những làm cho đoạn văn, bài văn nghị luận cụ thể, sinh động mà còn mà còn cung cấp cho người đọc những tri thức cần thiết để hiểu sâu hiểu rõ hơn về vấn đề đang được thảo luận.
3. Viết 1 bài văn nghị luận ngắn để phát biểu ý kiến trong buổi trao đổi về chủ đề "Nhà văn mà tôi hâm mộ" do câu lạc bộ văn học của nhà trường tổ chức.
VD: Chủ đề: Nhà Văn A
 Dàn ý: 
- Giới thiệu khái quát tiểu sử cuộc đời
- Đánh giá khái quát về tài năng nghệ thuật
- Nét đẹp trong 1 số tác phẩm của cụ thể của nhà văn đó.
- Con người, nhân cách nhà văn thể hiện qua tác phẩm.
- Khẳng định nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn đó.
II. Luện tập
Bài 1 Tr.161
 Những nhận xét sau đây đúng hay sai vì sao?
a) Sai. vì không phải bất cứ t/p nghi luận nào cũng nhất thiết phải vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tsr, thuyết minh, biểu cảm. Việc sử dụng các phương thức đó phải thực sự xuất phát từ đòi hỏi của mục đích và nội dung nghị luận.
b) Sai. vì cái hay của 1 bài, đoạn văn nghị luận không chỉ phụ thuộc vào việc nó có hay không có. có nhiều hay có ít các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. Mà quyết định là chúng có được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và hiệu quả hay ko trong bài văn nghị luận
Bài 2 Tr. 161
4 Củng cố
- Gọi Hs đọc ghi nhớ SGK trang 161
5. Dặn dò
- Làm bài tập về nhà và soạn trước Đàn ghi ta của Lor-ca.
Ngày soạn...............
Ngày giảng.............
Lớp dạy...................
Tiết 40 đàn ghi ta của lor- ca
 ( Thanh Thảo)
 " Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn"
 (Ph. G. Lor-ca)
I. Mục tiêu bài học
 Giúp học sinh
1. Kiến thức
- Thấy được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Gar-xi Lor-ca
- Hiểu và cảm nhạn được mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả cùng nét độc đáo trong hình thức biểu đạt thơ mang phong cách tượng trưng.
2. Kĩ năng
- Củng cố, nâng cao kĩ năng phân tích thơ.nhất là thơ tượng trưng.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng tâm hồn, hướng tới chân, thiện, mỹ trong tình yêu nghệ thuật.
II. Chuẩn bị của GV và HS
 GV:SGV, SGK, vở soạn, projester
 HS : SGK, vở soạn, vở ghi.
III. Phương pháp tiến hành
- Phát vấn, nêu vấn đề, đàm thoại, tích hợp, thảo luận nhóm
IV. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ sóng của Xuan Quỳnh, nêu cảm nhận của em về tâm hồn người con gái đang yêu trong bài thơ?
2. Dạy học bài mới
 Thanh thảo đã từng viết: Lor- ca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói, một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngôn từ. Lor-ca siêu thực một cách tự nhiên và hiện thực mộtcách tự nhiên
 Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
HĐ 1
- Hãy trình bày tóm tắt những ý cơ bản về nhà thơ Thanh Thảo và phong cách thơ của ông?
- Em biết gì về nhà thơ hiện đại Tây Ban Nha Lor- ca?
 GV thuyết trình ------>
Khi nào tôi chết
Hãy vùi thây tôi cùng với
Cây đàn dới lớp cát
Khi nào tôi chết 
Hãy vùi thây tôi giữa rặng cây cam 
Và đám bạc hà
Khi nào tôi chết
 hãy vùi thây tôi, tôi xin các ngời đó
Nơi một chiếc chong chóng gío
Khi nào tôi chết
- Bài thơ viết về đề tài gì?
- Nêu cấu trúc bài thơ?
HĐ 2
GV hướng dẫn HS đọc bài thơ
- Nêu ý nghĩa của lời đề từ?
- Hs thảo luận nhóm lớn (5p)
Nêu ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh: 
Aó choàng đỏ, vầng trăng, yên ngựa, h/a thính giác li la li la, tiếng đàn bọt nước, vầng trăng chếnh choáng?
- đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm nhận xét, bổ xung cho nhau.
- GV gợi ý, nhận xét, củng cố.
- Nhà thơ thanh Thảo đã dùng thủ pháp nghệ thuật gì để diễn tả cái chết của Lor- ca? Điều đó cho em hiểu gì về t/c của nhà thơ TT?
- Em hiểu thế nào về câu thơ " tiếng đàn như cỏ mọc hoang" ?
HĐ 3
- Nêu khái quát nội dung , NT của bài thơ Tiếng đàn ghi ta của Lor-ca?
HS làm việc độc lập tại lớp trả lời câu hỏi
GV nhận xét củng cố.
I. Tiểu dẫn
1. Nhà thơ Thanh Thảo
-Tên khai sinh: Hồ Thành Công sinh năm 1946
-Quê quán: Huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi, ông tng tham gia công tác ở chiến trơng miền Nam
-Tác phẩm:
+ Những ngời đi tới biển(1977)
+Dấu chân qua trảng cỏ(1978)
-+Khối vuông ru- bích(1985)
Đặc điểm thơ
+ Tiếng nói của ngời tri thức suy t trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.
+ Có xu hướng đào sâu cái tôi nội cảm, tìm kiếm cách biểu đạt mới qua thơ tự do
=> Kiểu thơ giàu suy t mãnh liệt phóng túng trong cảm xúc
Cấu trúc thơ: mới mẻ sáng tạo theo mô hình khối vuông ru- bích
2. Lor- ca
 Tiểu sử Phê-đê-ri- cô Ga-xi -a Lor-ca
Sinh ra ở tỉnh Gra-na-đa, Tây Ban Nha.
 Năm 1910 lor-ca đã tham gia hội nghệ thuật tỉnh.
 Năm 1914 ông học luật, triết học và văn học ở đại học Gra- na- đa. 
Năm 1918 in tập thơ đầu tay: ấn tợng và phong cảnh và bắt đầu nổi tiếng
Năm 1919 Lor- ca lên Ma-đrít tham gia vào đời sống văn nghệ, ông quen Grê-gô-ri-ô giám đốc nhà hát=> Lor-ca viết và dựng vở kịch đầu tiên: Yêu thuật của bớm.
Năm 1929 Lor- ca sang New York và kết quả là sự ra đời tập thơ: Nhà thơ ở New York(1931)
Năm 1931 ông quay lại Tây Ban Nha khi nớc này bắt đầu lập chính thể cộng hoà. Khi nội chiến xảy ra Lor- ca từ giã Ma-đrít trở về Gra-na-da => ảnh hởng lớn đến đời sống tinh thần của Tây Ban Nha => Năm 1936 chế độ phản độnh cực quyền thân phát xít đã bắt giam và bắn chết ông.
II. Bài thơ
Đề tài: 
Viết về nhà thơ Tây Ban Nha Lor- ca. Nhà thơ du ca dùng tiếng đàn để giãI bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thơng của dân tộc mình, một tâm hồn cao khiết nhng bị phát xít giết hại.
 2. Cấu trúc: 
-thơ viết theo thể tự do
- giọng tự sự và mang cấu trúc nhạc giao hưởng
- Từ mô phỏng các nốt ghi ta lối diễn tấu tạo dáng dấp ca khúc
B. Tìm hiểu bài thơ
I. Đọc
-Lời đề từ: Thể hiện tình yêu say đắm của Lor-ca với nghệ thuật, lời căn dặn những ngời đến sau trong sáng tạo nghệ thuật phải biết chôn cất nghệ thuật của ông để đi tới.
II. Tìm hiểu bài thơ
1.Tiếng đàn du ca và số phận ngời nghệ sĩ( 2 khổ thơ đầu)
 a. Hình ảnh Lor- ca
-Hình ảnh
 áo choàng đỏ
 Vầng trăng
 Yên ngựa
 Li la li-la
=> Gợi lên một không gian văn hoá đặc trưng Tây Ban Nha, gợi một cuộc sống phóng khoáng tự do.
Hình ảnh:
 + áo choàng
 +Yên ngựa
 + Hát nghêu ngao
 + Tiếng đàn bọt nớc
 + Vầng trăng chếch choáng
=> Hình ảnh Lor- ca được giới thiệu bằng những nét chấm phá( chịu ảnh hởng của trờng phái ấn tượng). Hình ảnh Lor- ca mang phong cách của một lãng du phóng khoáng một du ca tự do và thầm lặng, nh một kỵ sĩ đơn độc.
 b. Số phận người nghệ sĩ 
- nhà thơ Thanh Thảo đã dùng một số thủ pháp nghệ thuật diễn tả cái chết của Lor-ca theo lối tượng trưng siêu thực:
+ Hoán dụ
Tiếng đàn -----------> Cuộc đời của Lor-ca
Aó choàng bê bết máu ---------> Cái chết
 Ghi ta nâu
 Chuyển đổi cảm giác Ghi ta xanh
 Ghi ta lá tròn
 + ẩn dụ: Tượng trưng Bầu trời, cô gái
 Bọt nướcvỡ tan
 Nhân hóa Dòng dòng máu chảy 
- Tiếng đàn rạo rực tình yêu cháy bỏng khát vọng tự do, trong trẻo và mãnh liệt một sức sống căng đầy trên đau đớn sóng gió.
-Tiếng đàn tạo nên hình thành sắc, vỡ ra thành thân phận con người 
 Đối lập 
Tự do > < Bạo tàn
gieo cái đẹp > < Hủy diếtự sống 
Tiếng đàn trong trẻo, tròn đầy > < Gieo cái ác 
 Hiện thực phũ phàng
 Sự vỡ nát đau thương 
* Nhận xét
Tác giả sử dụng đan xen nhiều biện pháp nghệ thuật: Làm bật tài năng và số phận bi thơng của Lor-ca. thể hiện sự đồng cảm sâu sắc, liên tưởng đa chiều của Thanh Thảo.
2. Tiếng đàn bất tử và sự giã từ của Lor- ca
Sức sống của tiếng đàn
"Tiếng đàn như cỏ mọc hoang " --------> truyền lan mãi tự do tồn tại
Bọt nớc vầng trăng ------> nỗi đau hình thành, vũ trụ hoá trường cửu.
 b. Dã từ 
Đường chỉ tay-------- Ghi ta bạc --------- Dòng sông
- > Đơn độc, ngắn ngủi nhưng gắn bó với nghệ thuật
Lá bùa 
 ----- > Câm lặng chôn vùi, hi sinh vì NT
Trái tim
=> Lor-ca chết nhưng nghệ thuật của anh còn tồn tại mãi mãi trường cửu cùng thời gian.
III. Kết luận
- Nội dung
 + Số phận của Lot-ca
 + Sự đồng cảm của nhà thơ Thanh Thảo
- Nghệ thuật
 +Cấu trúc
 +Hình ảnh
 + Biện pháp tu từ
 * Bài tập
Cảm nhận của em về hai câu thơ:
 những tiếng đàn bọt nớc
 Tay Ban Nha áo choàng đỏ gắt
5. Dặn dò: học bài cũ và soạn trước Bác ơi và tự do.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 12 tiet 2840.doc