TÂY TIẾN
QUANG DŨNG
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1.Kiến thức : Giúp học sinh :
-Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và nét hào hoa, dũng cảm, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ.
-Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu.
2.Kỹ năng :Giúp học sinh biết đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình; biết vận dụng kiến thức thơ trữ tình Việt Nam hiện đại vào bài phân tích thơ trữ tình .
3.Thái độ :Giáo dục học sinh lòng yêu nước qua vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, tự hào về truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày soạn:10/01/2006 Tuần 7 -Tiết: 19,20 TÂY TIẾN QUANG DŨNG A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.Kiến thức : Giúp học sinh : -Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và nét hào hoa, dũng cảm, vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong bài thơ. -Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. 2.Kỹ năng :Giúp học sinh biết đọc hiểu một tác phẩm thơ trữ tình; biết vận dụng kiến thức thơ trữ tình Việt Nam hiện đại vào bài phân tích thơ trữ tình . 3.Thái độ :Giáo dục học sinh lòng yêu nước qua vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, tự hào về truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam. B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1/ Giáo viên: -Tham khảo chương trình chuẩn, Sách giáo khoa và Sách giáo viên Ngữ văn12 chuẩn và nâng cao, Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK Ngữ văn 12 (trang 110). -Thiết kế bài dạy. - Chân dung Quang Dũng. 2/ Học sinh: Đọc bài trong SGK, soạn bài theo câu hỏi phần hướng dẫn học bài. C.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đọc diễn cảm, phát vấn, gợi tìm, giảng bình. D.TỔ CHỨC DẠY HỌC : * 1/ Ổn định lớp * 2/ Kiểm tra bài cũ * 3/ Dạy bài mới : Giới thiệu bài: Hoạt động của GV Hoạt động của HS tg Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn. ?- Qua phần tiểu dẫn, em rút ra những nét cơ bản nào về Quang Dũng? -GV khắc sâu một vài điểm cơ bản về: tên khai sinh, quê quán, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác. ?-Em hãy tóm tắt ngắn gọn về hoàn cảnh sáng tác- xuất xứ của bài thơ? ?-Qua đọc bài ở nhà, em hiểu gì về cảm xúc chủ đạo cũng như vẻ đẹp về nhan đề của bài thơ? -GV nhấn mạnh: +Cảm xúc chủ đạo: nỗi nhớ +Vẻ đẹp nhan đề: sự hàm xúc. -Học sinh căn cứ vào GK để trả lời câu hỏi. -HS tự ghi -HS đáp theo sự chuẩn bị. -HS phát hiện I.Tìm hiểu tiểu dẫn: 1.Tác giả Quang Dũng: 2.Hoàn cảnh sáng tác- xuất xứ: 3.Cảm xúc chủ đạo và vẻ đẹp nhan đề bài thơ. +Cảm xúc chủ đạo: nỗi nhớ +Vẻ đẹp nhan đề: sự hàm xúc : nét đẹp lãng mạn, tinh thần bi tráng *Hoạt động 2: Đọc văn bản. -GV hướng dẫn HS đọc (theo sách Hướng dẫn thực hiện CT12- trang 112) -GV cho Hs tìm hiểu một số chú thích: Sài Khao, Mường Lát, đuốc hoa, man điệu, không mọc tóc, dáng kiều thơm ?-Em cho biết mạch cảm xúc của bài thơ?; bố cục bài thơ?; nội dung từng phần? ?- Hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm như thế nào qua mạch cảm xúc này ? -GV chốt lại: bắt đầu từ một Tây Tiến dữ dội với những chặng đường hành quân qua núi đèo Tây Bắc hùng vĩ àtheo mạch hồi tưởng tác giả nhớ về những kỷ niệm àcuối cùng khắc họa tượng đài người chiến sĩ Tây Tiến trang trọng. -Đọc văn bản: (3 hs) -Dựa vào chú thích tìm hiểu -Tìm mạch cảm xúc của bài thơ thể hiện rõ trong hai câu đầu. Bố cục 4 đoạn, nêu nội dung từng đoạn. -Hs thảo luận nhóm nhỏ. Trả lời. II.Học văn bản: *Hoạt động 3: Phân tích bài thơ 1/ Phân tích đoạn 1: -Gọi HS đọc lại khổ thơ 1 -Hướng dẫn Hs thảo luận câu hỏi 2 (Gk- trang 90) + GV chú ý gợi cho Hs phân tích bức tranh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, cấu tạo ngữ âm, cách ngắt nhịp, dùng từ, hình ảnh -GV chốt lại mấy vấn đề: + Cảm xúc của nhà thơ thể hiện trong hai câu thơ đầu ? + Em chú ý gì về địa danh được nhắc trong đoạn thơ? +Cảm nhận về bốn câu thơ: “Dốc lênxa khơi”? -GV chốt ý. Liên hệ một số câu thơ trong bài “từ đêm mười chín” của Khương Hữu Dụng về núi đèo Tây bắc. ?-Giữa cái hùng vĩ, dữ dội, hoang sơ đó, đoàn quân Tây Tiến đã hiện ra như thế nào? ?- Em có nhận xét gì về vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng thể hiện trong đoạn thơ 1? -HS thảo luận câu hỏi 2. -Đại diện Hs phát biểu -HS bám vào các chi tiết “ Anh bạn .quên đời” 7p 1.Đoạn 1: Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến nơi núi đèo Tây Bắc hùng vĩ. -Hai câu đầu: gợi lên sự bâng khuâng hoài niệm về một thời Tây Tiến: Sông Mã, rừng núi chỉ còn lại nỗi nhớ chơi vơi. “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ bềnh bồng giữa hoài niệm mênh mông. -Các địa danh xa lạ( Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông) à gợi sự xa xôi hiểm trở, gian khổ. -Bức tranh núi đèo Tây Bắc: +Câu 1: “Dốc lên.”: Ngữ âm, từ láy àĐường lên núi khó khăn, gian khổ. +Câu 2: “Heo hút”: Dùng từ hóm hỉnh, đậm chất lính. “Súng ngửi trời” à đặc tả chiều cao khi người lính lên đỉnh núi. +Câu 3: “ Ngàn thước”: ngắt nhịp thơ: Người đọc liên tưởng dốc núi vút lên rồi đổ xuống thẳng đứng. +Câu 4: “Nhà ai” câu thơ toàn thanh bằng àdễ chịu, sảng khoái khi người lính dừng chân bên dốc núi phóng tầm mắt ra xa thấy nhà đồng bào dân tộc bồng bềnh trong mưa. ðBức tranh thiên nhiên hùng vĩ được khắc họa bằng những nét đậm nhạt, vừa gần gũi vừa mềm mại, nó làm nền để nổi bật hình ảnh người lính Tây Tiến. -Hình ảnh người lính: + “Anh bạn.đời” : cách nói giảm: làm nhẹ nỗi đau về sự hy sinh của các chiến sĩ. + “Chiều chiều.trêu người” : từ láy “chiều chiều, đêm đêm” àsự nguy hiểm thường trực chực chờ. + “Nhớ ôi ..nếp xôi”” sử dụng nhiều thanh bằng tạo nên sự dễ chịu ấm áp trong tình quân dân *Tóm lại , vẻ đẹp lãng mạn toát lên từ việc miêu tả núi đèo Tây bắc. Đi liền sau câu thơ nói Cái Bi la những câu thơ đầy chất hùng tráng, do đó bi mà không lụy à bi tráng. 2/Phân tích đoạn 2: -Cho HS thảo luận câu hỏi 3 SGK. -GV chốt lại: +Đêm liên hoan vui vầy. +KN trên sông nướcTBắc *Liên hệ: dòng 5,6,7,8 trang 116 sách Hướng dẫn thực hiện CT 12. ?- Bức tranh Châu Mộc chiều sương đã được gợi ra như thế nào trong nỗi nhớ ở bốn câu thơ tiếp theo? -GV chốt ý -Hs thảo luận -HS trình bày. -HS dựa vào văn bản đáp 5p 2. Đoạn 2: Nỗi nhớ về kỷ niệm đêm liên hoan vui vầy và những kỷ niệm trên sông nước Tây Bắc -Đêm liên hoan (4 câu đầu đoạn 2) Hình ảnh, ánh sáng, âm thanh àrộn ràng, tình tứ, đặc trưng vùng rừng núi. -KN trên sông nước Tây bắc: Nỗi niềm của hốn lau, những đóa hoa đong đưa và hình ảnh dáng người khỏe khoắn trên con thuyền độc mộcàcảnh tĩnh lặng, buồn nhưng đầy thi vị. * KN đêm liên hoan, những chiều sương trên sông nước đã để lại cảm giác nhớ nhung, bâng khuâng. Khác với đoạn thơ 1, tác giả chủ yếu sử dụng ở đây nét vẽ mềm mại, tình tứ. 3/ Phân tích đoạn 3: -Cho HS đọc lại đoạn 3. ?- Đâu là những chi tiết khắc họa ngoại hình người lính Tây Tiến? Ngoại hình đó ẩn chứa: nét hiện thực nào?, ý chí gì thể hiện qua ánh mắt ?ø tâm hồn người lính ? *GV liên hệ hối ký của Quang Dũng, Trần Lê Văn để khắc họa người lính Tây Tiến. ?- Lý tưởng, khát vọng lớn lao và sự hy sinh của người lính được tác giả thể hiện ra sao? *Gv chốt lại bằng cách bình một số từ Hán Việt, cách nói giảm qua từ “về đất” -HS đọc -HS bám vào câu: “Tây Tiến kiều thơm” -HS dựa vào văn bản đáp. 3.Đoạn 3: Tượng đài người lính Tây Tiến bất tử với thời gian: -Chân dung người lính: + “Không mọc tóc, quân xanh màu láà gian khổ, thiếu thốn + Ýù chí chiến đấu thể hiện qua ánh mắt: “mắt trừng.giới”à khát vọng chiến đấu mãnh liệt. +Tâm hồn: lãng mạn: nhớ về các cô gái Hà Nội àđiều này giúp họ vượt qua khó khăn hiện tại. -Lý tưởng, khát vọng và sự hy sinh của người lính Tây Tiến: +Lý tưởng và khát vọng lớn lao: “chiến trường .xanh”: khát vọng được dâng hiến, xả thân +Sự hy sinh: dùng từ Hán Việt: thể hiện sự cảm phục, màu sắc trang trọng *Đoạn thơ vừa giàu chất hiện thực, vừa giàu chất lãng mạn, tinh thần bi tráng hiện lên rất ro,õ từ đó cho thấy được nét đẹp của chân dung người lính Tây Tiến. 4. Bốn dòng thơ cuối: -Nêu câu hỏi 5 trong Gk cho hs trả lời - Chú ý Hs phân tích các cụm từ: ‘không hẹn ước, một chia phôi, chẳng về xuôi” àLiên hệ bài hát: “ Đoàn vệ quốc quân một lòng ra đi..” 4.Bốn dòng thơ cuối: Lời thề gắn bó với Tây Tiến và Miền Tây: -Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn nhưng vẫn toát lên vẻ hào hùng. -Lời thề quyết tâm hy sinh vì nước: quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Hoạt động 4: Tổng kết ?- Em hãy chốt lại giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của bài thơ. *GV liên hệ hình ảnh anh giải phóng quân trong kháng chiến chống Mỹ cho HS thấy được điểm giống nhau: nét đẹp truyền thống hy sinh vì tổ quốc, niềm tự hào về truyền thống ấy từ đó khơi gợi tinh thần yêu nước, sẵn sành cống hiến cho đất nước _HS chốt ý III. Tổng kết: ( Hs ghi phần ghi nhớ) *4/Củng cố: -Yêu cầu Hs phân tích 4 câu thơ trong bài “Ngày về” của Chính Hữu: “Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa.” Để thấy được nét chung của hình ảnh người lính trong kháng chiến. -HS làm tại lớp. -Đọc dàn ý cho lớp nghe và nhận xét. *5/ Dặn dò: -Học thuộc 1 đoạn thơ em thích nhất. -Lập dàn ý : Cảm nhận về đoạn 1. -Chuẩn bị bài mới -HS làm ở nhà. RÚT KINH NGHIỆM. BỔ SUNG GIÁO ÁN.
Tài liệu đính kèm: