Giáo án Ngữ văn 12 tiết 101 đến 115

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 101 đến 115

Tiết:101+ 102 đọc văn

HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

 Lưu Quang Vũ

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Nhận thức: Giúp HS hiểu đượcbi kịch của Trương Ba con người ta không thể sống là mình khi phải mượn thân xác của người khác

2. Kĩ năng- biết phân tích t./p kịch

3.Thái độ- sống đúng với bản thân mình, dúng nhân cách cao đẹp

B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

+Giáo viên:truyện dân gian

+Học sinh:sưu tầm đĩa

C/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: giá trị của đoạn trích Thương nhớ 12 ?

2. Nội dung bài mới

 

doc 35 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 101 đến 115", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 
Tiết:101+ 102 đọc văn
Hồn trương ba da hàng thịt
	Lưu Quang Vũ
A/ Mục tiêu bài học
1. Nhận thức: Giúp HS hiểu đượcbi kịch của Trương Ba ị con người ta không thể sống là mình khi phải mượn thân xác của người khác 
2. Kĩ năng- biết phân tích t./p kịch 
3.Thái độ- sống đúng với bản thân mình, dúng nhân cách cao đẹp 
B/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
+Giáo viên:truyện dân gian 
+Học sinh:sưu tầm đĩa 
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: giá trị của đoạn trích Thương nhớ 12 ?
2. Nội dung bài mới
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn tìm hiểu tiểu dẫn
Chốt lại ý chính
Tóm tắt truyện dân gian và phân tích sự sáng tạo của t/ giả 
Cho h/s đọc phân vai 
Hướng dẫn phân tích t/p theo hệ thống câu hỏi 
ý nghĩa ẩn dụ?
Chốt lại ý chính và nhấn mạnh vấn đề
Hồn trương Ba
Tính cách Trương Ba có thay đổi không ?
 Phân tích các đối thoại với người thân?
Thái độ của Trương Ba khi Đế Thích cho ông tiếp tục sống?
Hướng dẫn tìm hiểu đoạn kết
 Phân tích ý nghĩa đoạn kết?
Chốt lại vấn đề
Dựa vào bài soạn nêu ý cơ bản
Ghi chép 
Nghe và so sánh 
Trả lời 
Trả lời 
Trả lời
Trả lời
Trả lời 
I/ Tiểu dẫn:
- Lưu Quang Vũ – nhà viết kịch xuất sắc của nước ta sau năm 1975. Kịch của ông phản ánh nhiều vấn đề nóng bỏng có tính chất thực sự của đời sống -> đóng góp thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước.
- Đặc sắc trong số của tác giả: Tái dựng tình huống, kết hợp tính muôn thuở và tính thời sự, tính kịch và chất thơ. Ngôn ngữ nghệ thuật trau chuốt gợi cảm có chiếu sâu. Sung đột kịch xoay quanh xung đột trong cách sống và trong quan niệm sống
- Tác phẩm: Có hư cấu độc đáo dựa vào cốt truyện dân gian, nhưng có nhiều sáng tạo, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lý và nhân văn sâu sắc.
II/ Đọc – hiểu:
1. Đọc:
2. Tìm hiểu:
a) ý nghĩa ẩn dụ đoạn đối thoại Hồn Trương Ba – xác anh hàng thịt.
- Trước hết đó là hoạt động kịch đã đầy > sỉ nhục hồn Trương Ba -> hồn Trương Ba đau khổ đến cực độ -> không thể chịu được nữa.
- ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại:
+ Xác anh hàng thịt: ẩn dụ về thể xác của con người.
+ Hồn Trương Ba: ẩn dụ về linh hồn của con người -> cuộc đối thoại đó là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn trong 1 con người -> đó là 2 thực thể có quan hệ hữu cơ với nhau.
+ Thể xác có tính độc lập tương đối, có tiếng nói, có khả năng tác động vào linh hồn.
+ Linh hồn phải đấu tranh với những đòi hỏi không chính đáng của thể xác -> để hoàn thiện nhân cách.
b) Đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và gia đình:
- Trong đoạn đối thoại đó tính cách Trương Ba đã có sự thay đổi -> trở nên thô vụng hơn: làm gãy cây, gẫy diều -> trở nên xa lạ hơn với người thân: vợ, con, cháu không muốn gần gũi vì tính tình của Trương Ba đã thay đổi.rước sự đổi thay đó hồn Trương Ba có nhận ra -> ông cảm thấy không thể sống như vậy được nữa, không thể khuất phục trước thể xác là tự đánh mất mình.
c) Thái độ của Trương Ba khi Đế Thịnh có ý định cho nhập vào Cu Ti – 1 em bé hàng xóm vừa chết.
- Trước hết Trương Ba rất thương yêu Cu Tị – 1 em bé hàng xóm vừa chết, bạn của cháu nội yêu quý của ông.
- Ông không thể chấp nhận sự tái chiến bi kịch sống trong thân xác của người khác: “Không thể bên trong 1 đằng bên ngoài 1 nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn -> Hồn Trương Ba đã xin cho Cu Tị được sống, còn mình thì xin được chết -> Hành động đó chứng minh cho ý thức về sự hợp nhất giữa linh hồn và thể xác.
d) Đoạn kết:
- Thể hiện rõ nhất quan niệm sống của Trương Ba đồng thời cũng khẳng định được nhân cách cao thượng của ông và tư tưởng nhân văn cao cả của tác phẩm.
- Đoạn kết: Đầy chất thơ và có đủ ba với hình ảnh của sự sống: 2 đưa trẻ và sự bất tử của linh hồn trong sự sôíng trong lòng người: “Lời Trương Ba nói với vợ”
3. Củng cố và luyện tập:
	- Mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn con người. Mối quan hệ hữu cơ với nhau.
	+ Linh hồn có cơ sở vật chất là thể xác.
	+ Linh hồn và thể xác là 1 sự thống nhất trong đó linh hồn giữ vị trí chủ đạo nhưng thể xác cũng có tính độc lập tương đối.
- Vì vậy linh hồn phải kiểm soát vì nhu cầu của thể xác -> trong con người phải luôn có sự tương trợ -> Để làm chủ bản thân -> Hoàn thiện nhân cách.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
Soạn Về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam 
Tiết: 103
Về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
	Trần Văn Giàu
A/ Mục tiêu bài học
1. Nhận thức: Giúp HS- Nắm được những điểm cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, thấy rõ những cái “dụng” của nó trong việc cứu nước, xác định cách sống và xây dựng nước nhà giàu mạnh hiện nay qua lối viên nghiên cứu vừa khái quát vừa cụ thể, sâu sắc mà dễ hiểu của tác giả.
2. Kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng 
3.Thái độ- Từ bài văn, tự rút ra những bài học thiết thực cho bản thân.
B/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
+Giáo viên:văn bản 
+Học sinh:vở soạn 
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: bi kịch Trương Ba?
2. Nội dung bài mới
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung cần đạt
Em hãy nêu các ý cơ bản trong phần tiểu dẫn?
.Chốt lại các ý chính về t/ giả .
Vấn đề cốt lõi nhất trong phần đầu là gì?
Trả lời.
I.Tiểu dẫn
- GS Trần Văn giàu là nhà nghiên cứu , nhà khoa học , nhà sử học có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng và khoa học của dân tộc.
- Bài về chủ nghĩa yêu nước VIệT nam vừa có giá trị lí luận vừa có giá trị thực tiễn trong việc vânj dụng chủ nghĩa yêu nước vào công cuộc xây dung đất nước.
II. Phần đọc – hiểu:
-1/ Vấn đề cốt lõi nhất .Đó là giá trị và sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã hình thành từ hoàn cảnh lịch sử luôn phải đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc, từ cái thế địa lí chính trị bắt buộc phải như vậy -> Nó đã hình thành, phát triển đi đôi với sự hình thành và phát triển của quốc gia dân tộc, trở thành một giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc -> Chính vì thế, nó quyết định đến vận nước, đến sự phát triển và tương lai của dân tộc. Ta cần ứng dụng và phát huy món vũ khí tinh thần này vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của nhân dân.
- nhận thức mới mẻ, sâu sắc hoặc tình cảm tự hào về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam - Sự hình thành và phát triển cuả chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong lịch sử dân tộc:
3.Củng cố – luyện tập 
Sơ đồ về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Học thuộc bài . Giờ sau học tiếp.
Tiết: 104
Về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
	Trần Văn Giàu
A/ Mục tiêu bài học
1. Nhận thức: Giúp HS- Nắm được những điểm cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, thấy rõ những cái “dụng” của nó trong việc cứu nước, xác định cách sống và xây dựng nước nhà giàu mạnh hiện nay qua lối viên nghiên cứu vừa khái quát vừa cụ thể, sâu sắc mà dễ hiểu của tác giả.
2. Kĩ năng phân tích văn bản nhật dụng 
3.Thái độ- Từ bài văn, tự rút ra những bài học thiết thực cho bản thân.
B/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
+Giáo viên:văn bản 
+Học sinh:vở soạn 
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Sự phát triển của chủ nghĩa yêu nước?
 2. Nội dung bài mới
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn hs tìm hiểu” cáI dụng 
Biểu hiện của cáI dụng?
Thuyết trình về cáI dụng” trong t/p của t/ giả
Tổ chức cho hs thảo luận về 
Chủ nghĩa yêu nước trong thời bình?
Chốt lại vấn đề yêu nước trong thời bình.
Nghệ thuật nghiên cứu , của t/gia?
Trả lời
Thảo luận và Trả lời
Trả lời
2/ Khái niệm của cái “dụng”
- Cái “dụng” trong bài viết này được hiểu như là công dụng, tác dụng, cái biểu lộ ra, cái đạt được, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Những khái niệm đó tổng hợp lại thành cái “dụng”.ị Nắm được nội dung cái “dụng” của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là để vận dụng nó một cách phù hợp và tốt nhất vào cuộc sống của dân tộc trong từng thời kỳ lịch sử.
-Tác giả đã tổng kết và khái quát thành ba cái “dụng” như là ba biểu hiện chủ yếu của sức mạnh và giá trị của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong cuộc sống của dân tộc.
+ Cái “dụng” trước tiên của chủ nghĩa yêu nước là cứu nước
+ Cái “dụng” thứ hai, có thể xem như một điều mới mẻ, một “phát hiện” về chủ nghĩa yêu . Đó là: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam một tiêu chuẩn cho sự xác định tốt xấu phải quấy, nên chăng 
+ Cái “dụng” thứ ba chính là cái đang diễn ra trong cuộc sống hôm nay của mỗi chúng ta, của cả dân tộc: Chủ nghĩa yêu nước và hệ quả của nó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng - động cơ tinh thần to lớn.
3/ Chủ nghĩa yêu nước trong thời bình
-chuyển sang thời bình thì chủ nghĩa yêu nước tiếp tục phát huy trong hoàn cảnh mới với phương thức hoạt động mới:Trước đây là đánh giặc để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc, thì ngày nay là lao động để xây dựng nước nhà giàu mạnh.
- Phải chú ý đến các quy luật xây dựng kinh tế, văn hoá của thời đại, 
- Tóm lại, cái “dụng” thứ ba chính là sự phát huy và vận dụng sáng tạo cái động cơ tinh thần to lớn của chủ nghĩa anh hùng cách mạng vào công cuộc xây dựng nước nhà giàu mạnh, và đó chính là điều cốt lõi, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước trong thời bình.
4/ Nghệ thuật viết văn nghiên cứu của tác giả
-Nghệ thuật viết văn nghiên cứu của tác giả thực chất là nghệ thuật viết văn nghị luận. ở đây + lập luận chặt chẽ (luận điểm – luận cứ – luận chứng) 
+ là cách giải thích và chứng minh cụ thể, dễ hiểu, kết hợp với các biện pháp so sánh đối lập, + cách đưa dẫn chứng xác đáng, toàn diện, tiêu biểu -> ở ngòi bút nghiên cứu Trần Văn Giàu, người đọc thường gặp cách viết sâu sắc mà dung dị, khái quát mà cụ thể hơn là cách viết thiên về lí luận cao siêu theo kiểu hàn lâm. 
+ Riêng ở bài này, phong cách hùng biện 
3.Củng cố – luyện tập 
 cách lí giải của t/g
4. Hướng dẫn hs học bài ở nhà
 Học thuộc bài 
 Giờ sau soạn bài làm văn 
Tiết: 107
	Về vấn đề tìm đặc sắc văn hoá dân tộc 
(Trích)
	Trần Đình Hượu
A/ Mục tiêu bài học
1. Nhận thức: Giúp HS hiểu được- Nắm được đặc sắc văn hoá dânt ộc Việt Nam qua một số quan niệm sống, quan niệm về lí tưởng, về cái đẹp của con người Việt Nam; từ đó nhận ra con đường xây dựng văn hoá xã hội chủ nghĩa từ cái vốn văn hoá truyền thống của dân tộc, qua lối viết nghiên cứu rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu của tác giả.
2. Kĩ năng- Biết phân tích văn bản nhật dụng
3.Thái độ- Có ý thức gìn giữ, phát huy những mặt tốt đẹp của văn hoá dân tộc để xây dựng văn hoá xã hội chủ nghĩa Việt Nam hôm nay. 
B/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
+Giáo viên:Từ điển tiếng Việt
+Học sinh:
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Cái dụng của chủ nghĩa yêu nước?
2. Nội dung bài mới
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung cần đạt
Nêu nét cơ bản về t/g ?
Chốt lại vấn đề
Thế nào là văn hoá?
Hướng dẫn tim hiểu phần văn bản.
Những biểu hiện đặc sắc của văn hoá dân tộc về quan niệm sống?
Những biểu hiện đặc sắc của văn hoá dân tộc về lí tưởng?
Những biểu hiện đặc sắc của văn hoá dân tộc về lí đẹp?
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
I. Phần tiểu dẫn:
- Tác giả là chuyên gia về Nho giáo và các vấn đề tư tưởng, văn hoá Việt Nam được tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học xã hội và nhân văn năm 2000.
- Văn bản rút trong cuốn Đến hiện đại từ  ... ình nghiên cứu khoa học vào thực tiễn học tập và cuộc sống của bản thâ.. 
3.Thái độ có ý thức nghiên cứu khoa học 
B/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
+Giáo viên:tài liệu khoa học 
+Học sinh:
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu hiểu biết về t/giả G bốp?
 2. Nội dung bài mới	 
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung cần đạt
Nêu vai trò của việc phân tích sự vật ?
GiảI thích nóng bỏng và nguội lạnh
Yêu cầu của q/trình thực nghiệm?
Nêu các bước của q/trình thực nghiệm ?
Thuyết trình về 7 bước trong quá trínhnghiên cứu?
Trả lời
Trả lời 
Trả lời
 Trả lời
 Trả lời 
Trả lời 
Trả lời
3/ Vai trò của việc phân tích sự vật 
- Say mê, nhiệt tình chưa đủ mà cần phải có lí trí tỉnh táo và phương pháp khoa học để phân tích sự vật, tìm ra đúng, bản chất của sự vật mà mình nghiên cứu.
- Từ quan sát, điều tra bình thường ở mức xem xét theo kinh nghiệm, theo cảm giác tự nhiên, theo hiện tượng bên ngoài đến việc đi sâu phân tích bản chất bên trong của sự vật bằng phương pháp và phương tiện khoa học để chuyển những cảm giác, nhận xét chủ quan thành những con số chính xác.
_> “lòng nóng bỏng” là nhiệt tình, còn “trí óc nguội lạnh” là sự tỉnh táo, khách quan của nhà khoa học. Hai điều đó kết hợp với nhau sẽ đem lại hiệu quả mong muốn.
4. Quá trìnhthực nghiệm 
a/ Yêu cầu của quá trình thực nghiệm được tác giả nhấn mạnh: “Nghiên cứu phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề là cả một quá trình đối chiếu đi đối chiếu lại, cọ xát, chứng nghiệm nhiều lần giữa thực tế và ý kiến chủ quan của mình”._> Phải làm như vậy là để tránh bệnh chủ quan thường dễ có ở con người, ngay cả nhà khoa học. Cho nên, quá trình thực nghiệm phải hết sức khách quan, kiên trì, tránh nóng vội, phải đạt được hai điều kiện (việc làm) sau đây:
- Chứng nghiệm ý nghĩ suy diễn của mình (kết luận tạm thời có gái trị như một giả thiết) bằng cách cọ xát, thí nghiệm với thực tế, làm đi làm lại cho thật chắc.
- Người khác áp dụng phương pháp chứng nghiệm ấy, đi lại con đường, thí nghiệm ấy, cũng tìm ra kết quả tương tự.
b/ Quá trình thực nghiệm đầy đủ gồm 7 bước(sgk)
->Qua 7 bước trên, thấy rõ tính khoa học cao và tính khách quan, sự kiên trì, nghiêm túc trong quá trình thực nghiệm để tìm ra chân lí khoa học.
_> Bước 7 có ý nghĩa quan trọng và quyết định khi kết luận được vận dụng trong đời sống trong sản xuất 
_> Cho nên quan hệ giữa lí luận và thực tiễn phải được quan niệm theo ý nghĩa xã hội của nó: Chân lí khoa học cần được thực tiễn xã hội xác nhận 
5.Sự phát triển của khoa học 
Chân lí khoa học chỉ có giá trị tương đối vì sự thật là vô tận nên lại nảy sinh mâu thuẫn mới, lại giải quyết để thành chân lí mới  và cứ thế tiếp tục mãi không bao giờ ngừng._> Chân trời khoa học là vô tận, càng đi đến thì nó lại càng lùi xa ra và đó chính là những điều kiện để khoa học tiến lên 
6. Nghệ thuật 
- Lập luận rõ ràng, chặt chẽ.
- Phân tích thấu đáo các bước của quy trình nghiên cứu khoa học nhờ sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn.
- Lối viết dễ hiểu, phù hợp với sự tiếp nhận của đại chúng.
- Giọng văn nghiêm túc, nhiệt tình, thể hiện sự quan tâm đến sự nghiệp phát triển khai học của nước nhà của một ngòi bút tâm huyết và có trách nhiệm.
3.Củng cố – luyện tập 
Hệ thống lại các kiến thức 
Luyện tâp Bài tập 1:
	- óc khoa học là sự nhìn nhận sự vật một cách khách quan, đi sâu phân tích vào bản chất sự vật, kiểm nghiệm trong thực tiễn để rút ra chân lí khoa học. óc phán đoán, phân tích, tìm tòi, phát hiện, suy luận,  luôn luôn thường trực trong một con người có nhu cầu hiểu biết và sáng tạo.
	- Một con người có óc khoa học là người không thoả mãn với cách làm ăn, vốn hiểu biết hiện có của mình, luôn suy nghĩ, đặt ra những câu hỏi trong cuộc sống để tìm cách giải đáp; đồng thời cũng là con người biết nghiên cứu khoa học một cách khoa học theo quy trình ba giai đoạn (bước): phân tích sự vật, quá trình thực nghiệm, những điều kiện để tiến lên. Đó là con người “lòng nóng bỏng nhưng trí óc lại nguội lạnh” để có thể tỉnh táo, kiên trì nghiên cứu khoa học theo đúng phương pháp nghiên cứu hiện đại ngày nay.
4. Hướng dẫn học ở nhà
Soạn Số phận con người
Tiết: 114 đọc văn 
Số phận con người
	(Trích)
	 	Sô-lô-khốp
A/ Mục tiêu bài học
1. Nhận thức: Giúp HS - Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.
	- Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp.
	- Cùng suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương.
2. Kĩ năng phân tích tp vh nước ngoài 
3.Thái độ trân trọng người Nga 
B/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
+Giáo viên:tác phẩm , Từ điển văn học 
+Học sinh:bài soạn 
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam?
2. Nội dung bài mới
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung cần đạt
Nêu vài nét về t/giả?
Hoàn cảnh của An-đrây Xô-cô-lốp?
I.Tiểu dẫn( sgk) 
- Nhà văn Nga vĩ đại 
- Có nhiều t/p có giá trị 
- Tác phẩm đ]ợc dựng thành phim
II. đọc – hiểu
1/Hoàn cảnh và tâm trạng của An- đrâyXô -cô- lôp sau c/tranh và trước khi gặp bé Va ni a
Cô đơn chán nản 
Không còn người thân
chỉ có người bạn cùng chiến đấu là chỗ dựa tinh thần
->t/giả thấu hiểu h/cảnh _>đồng cảm sâu sắc 
3.Củng cố – luyện tập 
Kiến thức về t/giả
4. Hướng dẫn học ỏ nhà
Giờ sau học tiếp 
Tiết: 115 đọc văn 
Số phận con người( tiếp)
	(Trích)
A/ Mục tiêu bài học
1. Nhận thức: Giúp HS - Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.
	- Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện, khắc hoạ tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp.
	- Cùng suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương.
2. Kĩ năng phân tích tp vh nước ngoài 
3.Thái độ trân trọng người Nga 
B/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
+Giáo viên:tác phẩm , Từ điển văn học 
+Học sinh:bài soạn 
C/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
1.Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: tóm tắt đoạn trích?
 2. Nội dung bài mới
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung cần đạt
 Hình ảnh chú bé?
Tình cảm của Xô cô lốp?
tâm hồn của Xô cô lốp?
Sự vượt lên gian khổ của xô cô lốp?
TháI độ của t/g?
Những suy ngẫm về số phận con người?
Trả lời
Trả lời
Trả lời 
Trả lời 
Trả lời
 Trả lời
2. Xô-cô-lốp nhận Va ni-a làm con
- chú bé Va-ni-a – chừng năm, sáu tuổi bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm, bẩn như ma lem, đầu tóc rối bù, nhưng cặp mắy – cứ như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm!”
_>. Những chi tiết nghệ thuật được chọn lọc để bộc lộ sự xót thương và lòng yêu mến của An-đrây Xô-cô-lốp đối với chú bé. Nét trội nổi nhất ở chú bé khiến An-đrây Xô-cô-lốp xúc động, ấy là sự thơ ngây tội nghiệp, không nơi nương tự, mồ côi cả cha lẫn mẹ “ai cho gì thì ăn nấy”, “bạ đâu ngủ đó”.
 _Khi gặp chú bé, tâm hồn người đàn ông này nặng trĩu và u ám, đầy lo âu sầu não. Họ sẽ nương tựa vào nhau, sưởi ấm tâm hồn nhau.
- Hai trái tim cô đơn lạnh giá bất chợt ấm lên . Tình người ấm áp.
 Chỉ có tình thương mới chữa lành được vết thương trong trái tim - đó là quy luật tâm lí mà nhiều nhà văn đã khám phá.
_>Sung sướng biết bao khi lòng nhân ái có thể giúp cho trái tim con người không trai đá trước khổ đau mà êm dịu tình người -> Chính lòng nhân ái cũng giúp cho hai con người côi cút có thể vượt qua sự cô đơn.
_>. An-đrây Xô-cô-lốp đã nén nỗi đau riêng để đem lại niềm vui cho chú bé. Giờ đây anh lại chịu đựng tất cả gánh nặng mất mát để cho tâm hồn thơ ngay của bé Va-ni-a được thanh thản.
-> Điểm nhìn của nhân vật An-đrây Xô-cô-lốp hoàn toàn trùng khớp với điểm nhìn của tác giả: “Cái chính ở đây là phải biết kịp thời quay mặt đi. Cái chính ở đây là đừng làm tổn thương trái tin em bé, đừng để cho em thấy những giọt nước mắt đàn ông hiếm hoi nóng bỏng lăn ra trên má anh”. Cái chính ở đây là phải tổ chức cuộc sống như thế nào để trẻ em được sung sướng, hạnh phúc; phải chăm sóc cho bao đứa trẻ bất hạnh vì chiến tranh.
3. Sự vượt lên nỗi đau và sự côđơn
An-đrây Xô-cô-lốp vẫn phải lo kiếm kế sinh nhai. . Nụ cười hóm hỉnh vẫn để lại một dư vị chua chátkhi anh đụng xê phảI con bò!
- Chỗ dựa quan trọng của An-đrây Xô-cô-lốp là tình bạn thắm thiết. _> Tình bạn cao cả đã sưởi ấm tâm hồn anh.
4. TháI độ của người kể chuyện 
- Truyện ngắn Số phận con người được xây dựng theo lối truyện lồng 
- Người kể chuyện phải khuôn theo cách nói năng, tâm tính, giọng điệu, tâm trạng của Xô-cô-lốp, qua đó trực tiếp bộc lộ tính cách của nhân vật này
_>Người kể chuyện còn trực tiếp miêu tả bối cảnh và thời gian gặp gỡ nhân vật chính, khung cảnh thiên nhiên, chân dung các nhân vật, những ấn tượng và đánh giá về các nhân vật đó.
- Sô-lô-khốp không che giấu thiện cảm đặc biệt với An-đrây Xô-cô-lốp, “người khách lạ đã trở thành thân thiết” đối với mình. Nhà văn xúc động mãnh liệt trước số phận con người: “Với một nỗi buồn thấm thía, tôi nhìn theo hai bố con”.
* Thái độ của người kể chuyện thể hiện trong tất cả các biện pháp nghệ thuật vừa nêu. Thái độ đó được đúc kết trong đoạn trữ tình ngoại đề ở cuối truyện
-> Trứơc số phận trớ trêu, bi thảm của con người, Sô-lô-khốp cũng bất giác để lộ sự đồng cảm và lòng nhân hậu của chính mình.
5/ Suy nghĩ của t/g về số phận con người
- Truyện Số phận con người khám phá, ngợi ca tính cách Nga, “con người có ý chí kiên cường”. 
- Sô-lô-khốp kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với cá nhân con người.
_> lên án “bão tố chiến tranh” phi nghĩa và sức mạnh phũ phàng của nó. 
3 Củng cố luyện tập 
Bài tập 1:
	Truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp là cột mốc đánh dấu một giai đoạn phát triển mới cảu văn học Sô viết. Sô-lô-khốp thể hiện một cách nhìn mới và cách mô tả mới hiện thực cuộc sống vô cùng phức tạp trong chiến tranh. Với một dung lượng không lớn, Số phận con người đã khám phá chiều sâu chiến công hiển hách của nhân dân Xô viết trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.
	Sô-lô-khốp miêu tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó, trong “đau khổ, chết chóc, máu me” (lời L.Tôn-xtôi). Nhân dân Liên Xô đã vượt qua muôn vàn khó khănt ưởng không thể vượt qua được 25 triệu người Xô viết đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng đất nước và loài người khỏi thảm hoạ diệt chủng của bọn phát xít.
	Nhân vật chính trong Số phận con người là An-đrây Xô-cô-lốp, anh binh nhì trong Hồng quân, đại diện của hàng triệu người lính bình thường gánh vác trên vai toàn bộ gánh nặng của cuộc chiến. Thời gian cầm súng chiến đấu không nhiều, Xô-cô-lốp phải vượt qua bao gian khổ của thời chiến cũng như thời bình. Đó là người anh hùng vô danh, là chiến sĩ kiên cường với một trái tim nhân hậu.
	Tài nghệ cảu tác giả truyện ngắn còn thể hiện ở cách kể chuyện, tả cảnh, chọn lọc chi tiết, vẽ chân dung và dõi theo tâm trạng nhân vật. Sự ngưỡng mộ và cảm thông của nhà văn được gửi gắm qua phong cảnh, cách mô tả và lời trữ tình ngoại đề của người kể chuyện.
4 hướng dẫn học bài ỏ nhà 
Học thuộc bài

Tài liệu đính kèm:

  • dochon Truong Ba da hang thit(2).doc