Giáo án Ngữ văn 12 tiết 1 đến 8

Giáo án Ngữ văn 12 tiết 1 đến 8

KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM

TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học.

- Có năng lực tổng hợp, khái quát hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

SGK + sách giáo viên + bài soạn.

 

doc 38 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 tiết 1 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Nắm được một số nét tổng quát về các giai đoạn phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX. Hiểu được mối quan hệ giữa văn học với thời đại, với hiện thực đời sống và sự phát triển lịch sử của văn học.
- Có năng lực tổng hợp, khái quát hệ thống hóa các kiến thức đã học về văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK + sách giáo viên + bài soạn.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
GV gợi ý, nêu câu hỏi, hướng dẫn HS thảo luận và trả lời.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Ghi chú
 (HS đọc SGK)
- Trong phần này, SGK trình bày mấy nội dung?
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa (HS đọc SGK)
- Từ 1945 đến 1975 văn học Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?
Con người Việt Nam được phản ánh trong văn học như thế nào?
- Qua các chặn đường lịch sử từ 1945 – 1954, từ 1955 – 1964, từ 1965 – 1975. Em hãy nêu khái quát về yêu cầu của cuộc sống đặt ra với văn nghệ như thế nào?
2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu 
a. Từ 1945 đến 1954 (HS đọc SGK)
- Nêu nhận định khái quát về thành tựu của văn học giai đoạn 1945 – 1954.
- Chứng minh một cách ngắn gọn.
- Về thơ biểu hiện cụ thể như thế nào?
- Về kịch?
- Về lí luận phê bình?
- Em có kết luận gì về thành tựu văn học giai đoạn 1945 – 1954?
b. Từ 1954 – 1964
(HS đọc SGK)
- Nêu giá trị khái quát của văn học?
Chứng minh ngắn gọn thành tựu của văn học giai đoạn 1955 – 1964.
+ Văn xuôi?
- Thành tựu về thơ?
- Thành tựu về kịch? 
c. Từ 1965 – 1975 (HS đọc SGK)
-Nêu khái quát thành tựu văn học giai đoạn nay?
- Hãy chứng minh một cách ngắn gọn.
+ Truyện và kí có thành tựu như thế nào?
- Thơ có thành tựu như thế nào?
- Thành tựu của kịch như thế nào?
- Về lí luận có thành tựu như thế nào?
d. Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945 – 1975 (HS đọc SGK)
- Nêu nhận định chung về tình hình văn học?
3. Đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 
a. Văn học vận động theo hướng cách mạng hóa, mang tính nhân dân sâu sắc.
(HS đọc SGK)
- Em có thể dựa vào tiêu đề này (a) để đặt ra một tiêu đề khác mà vẫn đảm bảo nội dung ấy?
- Hãy giải thích và chứng minh đặc điểm này?
b. Văn học gắn bó với vận mệnh chung của đất nước, tập trung vào hai đề tài chính: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
(HS đọc SGK)
- Dựa vào tiêu đề (b) trên đây, em có thể đặt tiêu đề khác mà vẫn đảm bảo nội dung ấy?
- Giải thích và chứng minh đặc điểm này?
- Hãy chứng minh những lí lẽ trên?
e. Văn học kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn HS đọc SGK
- Thế nào là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm văn học?
- Giải thích và chứng minh đặc điểm này?
- Hãy chứng minh?
II. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX.
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội, văn hóa 
HS đọc SGK
- Nêu những nét cơ bản về hoàn cảnh lịch sử xã hội, con người?
2. Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu
(HS đọc SGK)
- Nêu những nét lớn về thành tựu?
(Theo bảng thống kê)
Kí của tác giả nào tiêu biểu?
- Kết luận về văn học như thế nào?
(Xem bảng thống kê)
3. Một số hạn chế
(HS đọc SGK ở phần kết luận)
- Nêu vài nét hạn chế cơ bản và lí do của nó?
- Nguyên nhân vì sao? 
III. Kết luận
IV. Phụ lục
I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng tám 1954 đến 1975
* SGK trình bày ba nội dung:
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội văn hóa.
2. Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu.
3. Đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.
Văn học Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ngày càng ác liệt:
- Chín năm kháng chiến chống thực dân pháp.
- Hai mươi mốt năm kháng chiến chống Mĩ.
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Mười năm (1945 – 1964) cuộc sống, con người có nhiều thay đổi.
- Nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển.
- Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi chỉ giới hạn trong một số nước (Liên Xô, Trung Quốc, Cu Ba, Bắc Triều Tiên, Cộng hòa dân chủ Đức).
Trong lịch sử, xã hội và văn hóa đó, văn học vẫn phát triển và đạt được những thành tựu to lớn.
+ Sống gian khổ nhưng rất lạc quan, tin vào chiến thắng và chủ nghĩa xã hội.
+ Yêu nước gắn liền với căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc.
+ Đường ra trận là con đường đẹp nhất.
- Văn chương không được nói nhiều chuyện buồn, chuyện đau, chuyện tiêu cực, phản ánh tổn thất trong chiến đấu là văn chương lạc điệu không lành mạnh.
- Văn chương không được nói chuyện hưởng thụ, chuyện hạnh phúc cá nhân. Đề tài tình yêu cũng hạn chế. Nếu có nêu, có viết về tình yêu phải gắn liền với nhiệm vụ chiến đấu.
- Văn chương phải phản ánh nhận thức con người, phân biệt rạch ròi giữa địch – ta, bạn – thù.
Văn học thiên về hướng ngoại hơn là hướng nội.
+ Hướng về quần chúng cách mạng.
+ Những tấm gương anh hùng để ca ngợi
+ Hướng về kẻ địch để đề cao cảnh giác.
- Văn chương thể hiện sự kết hợp giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
+ Đề cập đến sự kiện quan trọng của đất nước.
+ Nhân vật phải mang cốt cách của cộng đồng.
+ Ngôn ngữ trang nghiêm, tráng lệ.
- Nhân vật trung tâm của văn học phải là công nông binh.
- Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh quần chúng nhân dân cùng với phẩm chất tốt đẹp như: tình cảm công dân (yêu đất nước, tình đồng chí đồng bào, chí căm thù giặc, tự hào dân tộc, tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến).
- Phản ánh nội dung trên đây phải đề cập tới truyện ngắn và kí.
+ Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng - Trần Đăng.
+ Đôi mắt, nhật ký ở rừng – Nam Cao
+ Làng – Kim Lân
+ Thư nhà - Hồ Phương
+ Bên đường 12 – Vũ Tú Nam
Đặc biệt những tác phẩm được giải nhất: Đất nước đứng lên – Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc – Tô Hoài, Con trâu - Nguyễn Văn Bổng, và các tác phẩm được xét giải: Vùng mỏ - Võ Huy Tâm. Xung kích - Nguyễn Đình Thi, Kí sự Cao Lạng - Nguyễn Huy Tưởng.
- Thơ: Việt Bắc - Tố Hữu, Dọn về làng – Nông quốc Chấn, Bao giờ trở lại – Hoàng Trung Thông, Tây Tiến – Quang Dũng, Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, Nhớ - Hồng Nguyên, Đất nước - Nguyễn Đình Thi, Đồng Chí – Chính Hữu, Một số bài thơ: Nguyên tiêu, Báo tiệp, Đăng sơn, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
- Tố Hữu tiêu biểu cho xu hướng khai thác những đề tài truyền thống. Nguyễn Đình Thi tiêu biểu cho sự tìm tòi cách tân thơ ca (hướng nội). Quang Dũng tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạng anh hùng.
- Kịch: Bắc Sơn, Những người ở lại - Nguyễn Huy Tưởng, Chị Hòa - Học Phi.
- Lí luận phê bình: Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hóa Việt Nam - Trường Chinh, Nhận đường, Mấy vấn đề nghệ thuật - Nguyễn Đình Thi.
- Tranh luận về nghệ thuật ở Việt Bắc (1949)
- Nói chuyện thơ ca kháng chiến và quyền sống con người trong Truỵên Kiều của Hoài Thanh.
- Giảng văn Chinh phụ ngâm - Đặng Thai Mai
- Từ truyện kí đến thơ ca và kịch đều làm nổi bật hình ảnh quê hương, đất nước và những con người kháng chiến như bà mẹ, anh vệ quốc quân, chị phụ nữ, em bé liên lạc Tất cả đều thể hiện rất chân thực và gợi cảm.
- Văn học có hai nhiệm vụ phản ánh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà. Văn học tập trung cơ ngợi cuộc sống mới, con người mới. Đó là những con người:
“ Yêu biết mấy những bước đi dáng đứng
Của đời ta chập chững buổi đầu tiên
Tập làm chủ, tập làm người xây dựng
Dám vươn mình cai quản cả thiên nhiên”.
Cảm hứng chung của văn học là ca ngợi những đổi thay của đất nước bằng xu hướng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và lạc quan. Nhiều tác phẩm thể hiện tình cảm sâu đậm với miền Nam (Thư gửi vợ - Nguyễn Bính, thơ tố hữu, thơ Tế Hanh)
- Văn xuôi: Những tác phẩm tiêu biểu: Cửa biển (4 tập) – Nguyên Hồng, Vỡ bờ (2 tập) - Nguyễn Đình Thi, Sống mãi với thủ đô - Nguyễn Hữu Tưởng, Cao điểm cuối cùng - Hữu Mai, Trước giờ nổ súng – Lê Khâm, Mười năm – Tô Hoài, cái sân gạch, Mùa lúa chiêm – Đào Vũ, Mùa lạc - Nguyễn Khải, Sông Đà - Nguyễn Tuân.
- Thơ tập trung thể hiện cảm hứng: sự hòa hợp giữa cái riêng và cái chung, ca ngợi chủ nghĩa xã hội với cuộc sống mới, con người mới, nỗi đau chia cắt đất nước, nhớ thương Miền Nam gắn liền với khát vọng giải phóng. Đó là các tác phẩm: Gió lộng - Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa - Chế Lan Viên, Riêng chung – Xuân Diệu, Trời mỗi ngày mỗi sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời – Huy Cận, Tiếng sóng - Tế Hanh, Bài thơ hắc hải - Nguyễn Đình Thi, Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông.
- Kịch phát triển mạnh. Đó là các vở: Một đảng viên - Học Phi, Ngọn lửa – Nguyên Vũ, Nổi gió, Chị Nhàn – Đào Hồng Cẩm,
- Văn học từ Bắc chí Nam huy động tổng lực vào cuộc chiến đấu, tập trung khai thác đề tài chống đế quốc Mĩ. Chủ đề bao trùm là ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng (không sợ giặc, dám đánh giặc, quyết thắng giặc. Có tình cảm hài hòa giữa riêng và chung và bao giờ cũng đặt cái chung lên trên hết, có tình cảm quốc tế cao cả). Chủ đề lớn thứ hai là: Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội là một.
- Trước hết là những tác phẩm truyện kí viết trong bão lửa của cuộc chiến.
Người mẹ cầm súng, Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc), Hòn đất, Ông lão vườn chim – Anh Đức (Bùi Đức Ái), Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng, Cửu long cuộn sóng - Trần Minh Hiếu ( Nguyễn Văn Bổng), Mẫn và tôi, Trở về làng – Phan Tứ (Lê Khâm).
Ở miền Bắc: Kí của Nguyễn Tuân (Hà nội ta đánh Mĩ giỏi), Vùng trời (3 tập) - Hữu Mai, Dấu chân người lính, Cửa sông, Những người từ trong rừng ra - Nguyễn Minh Châu, Chiến sĩ - Nguyễn Khải, Khi có một mặt trời - Hồ phương Bão biển (2 tập) – Chu văn.
- Thơ những năm chống Mĩ đạt tới thành tựu xuất sắc, tập trung thể hiện cuộc ra quân vĩ đại của cả dân tộc, khám phá sức mạnh của con người Việt Nam, đề cập tới sứ mạng lịch sử và ý nghĩa nhân loại của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ vừa mở mang, đào sâu hiện thực đồng thời bổ sung, tăng cường chất suy tưởng và chính luận.
Ra trận, Máu và hoa - Tố Hữu, Hoa ngày thường, Chim báo bão, Những bài thơ đánh giặc
- Chế Lan Viên, Hai đợt sóng, Tôi giàu đôi mắt – Xuân Diệu, Dòng song trong xanh - Nguyễn Đình Thi, Đường ra mặt trận – Chính Hữu, Vầng trăng quầng lửa, Thơ một chặn đường - Phạm Tiến Duật, Cát trắng, Hoa dọc chiến hào – Xuân Quỳnh, Góc sân và trời - Trần Đăng Khoa.
- Thơ ca ghi nhận những tác giả vừa trực tiếp chiến đấu vừa làm thơ. Đó là những con người (Cả thế hệ dàn hàng ngang gánh đất nước trên vai) - Bằng Việt.
Đó là những gương mặt: Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điểm, Nguyên Mĩ, Lưu Quang Vũ, Bằng Việt, Hữu Thỉnh Những nhà thơ nữ: Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mĩ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn.
Tất cả đã mang đến cho thơ ca Việt Nam tiếng nói mới mẻ, trẻ trung, sôi nổi.
Kịch cũng có nhiều thành tựu: Đại đội trưởng của tôi – Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt – Vũ Dũng Minh
- Tập trung ở một số tác giả như Vũ Ngọc Phan. Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên.
- Văn học vùng địch tạm chiếm từ 1945 – 1975 có hai thời điểm.
+ Dưới chế độ thực dân Pháp (1945 – 1954)
+ Dưới chế độ Mĩ + ngụy (1945 – 1954)
- Ch ... c dân Pháp trên đất nước ta, mở ra một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập và chủ nghĩa xã hội.
- Văn bản chia làm 3 giai đoạn:
+ Đoạn một từ đầu đến “Đó là lẽ phải không ai có thể chối cãi được”
Ý của đoạn: Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn.
+ Đoạn hai tiếp đó đến “Dân tộc đó phải được độc lập”
Ý của đoạn: Kể tội quân giặc, thể hiện lập trường chính nghĩa nhân đạo, khẳng định công lao của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp chống đế quốc và phát xít. Đồng thời tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
+ Đoạn ba còn lại: thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ độc lập tự do giành được.
- Bố cục rõ ràng, chặt chẽ. Ở mỗi phần đều có luận điểm chính và được triển khai bằng cách lập luận chặt chẽ.
Bác nêu rõ cơ sở pháp lí. Từ đó, Người vạch tội bọn thực dân Pháp, bác bỏ mọi hiệp định mà Pháp đã kí ở Việt Nam. Đồng thời Bác tuyên bố dựng nước, bày tỏ niềm tin và quyết tâm giữ gìn bảo vệ độc lập tự do.
+ Một là cơ sở pháp lí, đấy cũng là mệnh đề chính nghĩa của bản tuyên ngôn.
+ Hai là tranh luận ngầm với thực dân để phủ nhận vai trò của chúng trên đất nước ta và tuyên bố dựng nước. Đồng thời bày tỏ niềm tin với Đồng minh và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
+ Ba là thể hiện rõ quyết tâm của dân tộc.
- Bác dẫn hai bản tuyên ngôn. Một là Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm (1776). Hai là bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm (1791). Còn có cơ sở pháp lí nào hơn khi Bác sử dụng lời lẽ của hai bản tuyên ngôn này. Hai đối tượng Mĩ, Pháp đang có âm mưu xâm lược Việt Nam. Việc trích dẫn ấy có giá trị sâu sắc. Bác tỏ ra trân trọng những danh ngôn bất hủ để chặn đứng âm mưu trở lại xâm lược nước ta của thực dân Pháp.
- Người trích dẫn lời bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ:
“ Tất cả mọi người hạnh phúc”
Bác dùng phép suy ra lí: “ Suy rộng ra câu nói ấy có nghĩa là tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do”. Từ quyền lợi của con người, Bác nâng lên quyền lợi của dân tộc. Bác đã có đóng góp lớn về mặt tư tưởng đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ vào nửa sau thế kỉ XX.
- Người trích dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp: “ Người ta sinh ra quyền lợi”. Người khẳng định “Đó là lẽ phải không ai có thể chối cãi được”.
- Bác xoáy sâu vào quyền bình đẳng mọi mặt của con người. Con người hiểu theo nghĩa không phân biệt chủng tộc, màu da, Tổ quốc. Con người nhân loại. Vậy có lí do gì Pháp xâm lược Việt Nam? Đây là nghệ thuật “gậy ông lại đập lưng ông”.
- Bác dẫn lời ông, cha họ. Ông cha họ đã từng khẳng định, từng tuyên ngôn hùng hồn đanh thép. Có lẽ nào chúng lại vô tình đi ngược lại và phản bội lời lẽ của ông cha chúng. Phải chăng đây là phương pháp luận của Bác, khôn khéo và tế nhị.
- Bác chọn lời của hai bản tuyên ngôn vì đây là cơ sở pháp lí tiến bộ nhất của thời đại hiện nay. Chẳng thế mà Người sử dụgn từ “bất hủ”, “lẽ phải”, “đã thuộc về chân lí” không ai có thể chối cãi được. Cốt lõi của vấn đề là Bác nhấn mạnh quyền lợi con người, vì con người, phù hợp với khát vọng của người dân bị áp bức trong toàn nhân loại. Ta mới hiểu vì sao Tố Hữu đặt ra câu hỏi:
Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh
- Trái đất bao la được lấy làm hoán dụ để chỉ toàn nhân loại biết ơn người. Người luôn đấu tranh cho quyền lợi của con người, hạnh phúc của cả loài người.
- Điều sâu sắc hơn khi trích dẫn lời của hai bản tuên ngôn này, Bác đã đặt cách mạng nước ta ngang hàng với hai cuộc cách mạng. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới đồng thời cùng một lúc thực hiện hai yêu cầu cơ bản: độc lập cho dân tộc; Tự do, bình đẳng quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc cho con người.
+ Bác hạ hai từ “thế mà”. Hai từ ấy như đảo ngược lại hoàn toàn, phủ nhận hoàn toàn thái độ của thực dân Pháp. Nghĩa là chúng đã phản bội lại lời lẽ cha ông chúng.
- Từ đây, bản tuyên ngôn đưa ra những chứng cứ sự thật. Thực chất, Bác đã ngầm tranh luận với Pháp và công bố trước dư luận.
+ Pháp kể công “khai hóa” thì bản tuyên ngôn kể tội chúng, Bác kể tội quân giặc:
- Về chính trị: “Chúng tuyệt đối không cho dân ta quyền tự do dân chủ nào. Chúng thi hành luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất đất nước của ta”. “Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học, thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu”, “Chúng ràng buộc dư luận thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để nòi giống ta suy nhược”.
- Về kinh tế : cướp không ruộng đất, hầm mỏ, độc quyền in giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng, đặt hàng trăm thứ thuế vô lí. Chúng gây ra nạn đói năm Ất Dậu 1945 làm hai triệu đồng bào ta bị chết. Lời lẽ của Bác cụ thể, dẫn chứng rõ ràng. Văn viết có hình ảnh “tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu”, đã tác động mạnh mẽ tới người đọc, người nghe. Điều quan trọng là thực dân rêu rao đưa chiêu bài “khai hóa” văn minh thì những sự việc ấy của Pháp tiến hành trên đất nước ta thử hỏi khai hóa văn minh nổi gì.
+ Pháp kể công “bảo hộ” thì bản tuyên ngôn lên án chúng:
“ Mùa thu năm 1940, Phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở căn cứ đánh Đồng Minh, thì thực dân Pháp đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật” và “Ngày 9 tháng 3 năm nay (1945), Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng”.
Bác kết luận: “Thế là chẳng những chúng không bảo hộ được ta, trái lại trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.
- Sự kiện chi tiết cụ thể này, buộc bọn thực dân Pháp phải thừa nhận.
+ Pháp trắng trắng trợn tuyên bố Đông Dương là của chúng, Bác khẳng định : “Sự thật là từ mùa thu 1940 nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, không phải là thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Sự thật là nhân dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải tay Pháp”. Hai tiếng “sự thật” vang lên. Nó như một chân lí.
+ Pháp nhân danh Đồng minh và Đồng minh đã thắng Nhật. Từ đó chúng đưa ra cái lí lấy lại Đông Dương là lẽ đương nhiên. Bác vạch rõ: “Trong 5 năm thực dân Pháp đã quì gối đầu hàng”, bỏ chạy, dâng nước ta cho Nhật. Vậy rõ ràng thực dân Pháp đã phản bội Đồng minh. Chỉ có Việt Nam độc lập Đồng minh hội (Việt Min) mới thực sự thuộc phe Đồng minh.
- Cụ thê hơn: “Trước ngày 9 tháng 3 biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.
- Bác không chỉ bác bỏ luận điệu trắng trợn của bọn thực dân mà còn lên án tội ác dã man và đê tiện của chúng. Người còn nêu rõ thắng lợi của cách mạng Việt Nam: “Khi nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước đã vùng dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Thắng lợi này, Bác muốn khẳng định vai trò của cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, lập trường chính nghĩa của dân tộc ta. Kẻ nào đi ngược lại với chính nghĩa, kẻ ấy sẽ phải thất bại.
- Bác tuyên bố thoát li hẳn mọi quan hệ với thực dân Pháp.
- Xóa bỏ mọi hiệp ước mà Pháp đã kí ở Việt Nam.
- Khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Thể hiện quyết tâm chống mọi âm mưu của thực dân Pháp.
- Bày tỏ niềm tin với Đồng minh. Đây là lời Bác viết: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng lên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa”. Giờ phút ấy thật thiêng liêng. Nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại:
Người đọc tuyên ngôn rồi chợt hỏi”
“Đồng bào nghe tôi nói rõ không?”
Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi
Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!
Cả muôn triệu một lời đáp: “có”
Như Trường Sơn say gió biển Đông
Vâng Bác nói, chúng con nghe rõ
Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông.
	(Theo chân Bác)
Khép lại bản tuyên ngôn, Bác trịnh trọng tuyên bố:
“Nước Việt Nam có quyềnấy”
Đoạn văn ngắn, lời gọn mà ý sâu.
+ Người khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền”, “Và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”. Bác vừa khẳng định vừa tuyên bố công khai. Mấy tiếng “có quyền”, “và sự thật” mạnh mẽ và rắn chắc như chân lí.
+ Người bày tỏ quyết tâm: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Bác vừa thể hiện quyết tâm lớn lại vừa như kêu gọi đồng bào cả nước đồng lòng, chung sức để giữ gìn độc lập, tự do đã giành được.
- Bản tuyên ngôn Độc lập là áng văn mẫu mực.
+Lập luận chặt chẽ, thống nhất trong bài.
Kể tội thực dân Pháp
+ Chính trị
+ Kinh tế
+ Phủ nhận sự khai hóa của thực dân Pháp
Cơ sở pháp lí:
- Dẫn lời hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp.
- Suy ra.
- Khẳng định
Hãy nhìn vào sơ đồ để thấy sự thống nhất, chặt chẽ trong lập luận của Bác.
Bản tuyên ngôn
- Nhìn vào sơ đồ chúng ta thấy các luận điểm rõ ràng và đảm bảo thống nhất.
- Các luận điểm được lí giải bằng luận cứu (lí lẽ, dẫn chứng ) không ai có thể phủ nhận được.
 - Chứng minh Bác lên án và phủ nhận vai trò bảo hộ 
+ Năm 1940
+ Ngày 9/3 năm 1945
+ 5 năm bán nước ta hai lần cho Nhật
(một luận điểm):
Bác khẳng định và thể hiện quyết tâm lớn của dân tộc.
+ Quyết đem tinh thần, lực lượng giữ gìn tự do độc lập.
Tuyên bố cắt đứt quan hệ với Pháp, xóa bỏ mọi hiệp ước của Pháp đã kí ở Việt Nam. Khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 Bác vạch rõ thái độ phản động đối với Đồng minh của Pháp.
+ Ngày 9/3 năm 1945
Mở đầu bản tuyên ngôn, Bác đưa ra chân lí về quền bình đẳng, quyền được sống quyền được tự do, mưu cầu hạnh phúc. Đó là cơ sở pháp lí cho toàn bản tuyên ngôn. Nhưng Hồ Chí Minh không trực tiếp đưa ra nguyên lí ấy mà dẫn lời của hai bản tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791. Cách viết ấy vừa chặt chẽ trong lập luận, vừa khôn khéo. Nó vừa thuyết phục người nghe bởi sự trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp và Mĩ. Đồng thời chặn đứng chúng lại. Vì chúng đang nuôi dưỡng âm mưu xâm lược nước ta. Đây là nghệ thuật “lấy gậy ông lại đập lưng ông” 
+ Tuyên ngôn Độc lập có giọng văn hùng hồn đanh thép đầy sức thuyết phục.
* Có nhiều đoạn hùng biện:
“Một dân tộc đã gan góc độc lập”
“ Toàn thể dân tộc Việt Nam độc lập ấy”
+ Cách sử dụng từ ngữ phù hợp, văn giàu hình ảnh, khắc sâu ấn tượng.
* 14 lần dùng từ “chúng” khi kể tội thực dân Pháp.
* “Tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong biển máu”
* “ Thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi”
+ Bác kết hợp cảm xúc khi viết văn nghị luận.
* Đó là tình cảm yêu nước thương nòi. Người xót xa khi nói tới nổi khổ của nhân dân và trút lửa căm thù lên quân giặc (đoạn kể tội). Bác sử dụng nhiều từ ngữ đanh thép để sỉ nhục bọn thực dân: “quì gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”, “bán nước ta hai lần cho Nhật”.
Tuyên ngôn Độc lập quả là áng văn mẫu mực.
Hiểu được giá trị lịch sử to lớn của bản tuyên ngôn.
Nắm được hoàn cảnh ra đời và đối tượng của tác phẩm.
Hiểu được giá trị nghệ thuật của áng văn chính luận mẫu mực, phần nào hiểu được văn phong Hồ Chí Minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 12 moi.doc