Giáo án Ngữ văn 12: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

Giáo án Ngữ văn 12: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành

RỪNG XÀ NU

 Nguyễn Trung Thành

A-MỤC TIÊU BÀI HỌC

1-Kiến thức:Học sinh nắm được tư tưởng cơ bản mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng của tác phẩm: sự lựa chọn con đường đi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù.

 Thấy được vẻ đẹp sử thivà nét đặc sắc Tây Nguyên của tác phẩm.

2-Kĩ năng: Thành thục hơn trong việc phântích tác phẩm văn chương tự sự.

3-Thái độ: Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng để giành lại tự do ,quyền sống cho con người.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 73464Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12: Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RỪNG XÀ NU
 Nguyễn Trung Thành
A-MỤC TIÊU BÀI HỌC
1-Kiến thức:Học sinh nắm được tư tưởng cơ bản mà tác giả gửi gắm qua những hình tượng của tác phẩm: sự lựa chọn con đường đi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù.
 Thấy được vẻ đẹp sử thivà nét đặc sắc Tây Nguyên của tác phẩm.
2-Kĩ năng: Thành thục hơn trong việc phântích tác phẩm văn chương tự sự.
3-Thái độ: Phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng để giành lại tự do ,quyền sống cho con người.
B-PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1.Phương tiện: SGK, SGV,Giáo án
2-Phương pháp:Đàm thoại(phát vấn phát hiện, lí giải minh họa tìm tòi, Trao đổi, thảo luận nhóm theo câu hỏi SGK)
C- CHUẨN BỊ:
1-Công việc chính
@.Giáo viên: SGK, SGV,GA,tài liệu, công cụ;
@. Học sinh: Học bài cũ , chuẩn bị bài mới.
2-Nội dung tích hợp: Bài Nghị luận về một tác phẩm văn xuôi, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành), Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, sử thi Tây Nguyên
D- TIẾN TRÌNH:
1- Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ: Sức sống kì diệu của người lao động thể hiện qua nhân vật Tràng và bà cụ Tứ.?.
3-Giới thiệu bài mới:Nguyên Ngọc được đánh giá là cây bút viết văn xuôi viết hay nhất về Tây Nguyên, Rừng xà nu là một trong hai tác phẩm viết hay nhất về đề tài này.
Hoạt động của g viên và h sinh
Nội dung cần đạt
 *Tìm hiểu phần tiểu dẫn
Em hãy trình bày những nét chính về cuộc đời và nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành?.
*Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và vị trí tác phẩm Vợ chồng A Phủ trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành? .
Giáo viên gọi 3 học sinh đọc văn bản(chỉ đọc đoạn chính),Giáo viên đọc và hướng dẫn cho các em tóm tắt.
Hỏi: Qua việc đọc , soạn và tìm hiểu tác phẩm, các em hãy phát biểu về chủ đề truyện ngắn Rừng xà nu?. Giáo viên tương tác hình thành chủ đề tác phẩm?
Hỏi:Phân tích tác phẩm Rừng xà nu em sẽ tìm hiểu những yếu tố nào?. Giáo viên tương tác hình thành hệ thống luận điểm cho bài giảng.
Hỏi:Em cảm nhận được ý nghĩa gì của truyện ngắn qua :
*Nhan đề tác phẩm?
*Đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác? 
 *Hình ảnh những ngọn 
đồi, cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm có ý nghĩa gì?
Tác giả vẫn coi Rừng xà nu là “câu chuyện của một đời, được kể trong một đêm”. Hãy cho biết:
*Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài âý có những phẩm chất đáng quí nào? .So với nhân vật A Phủ(trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn? 
*Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú,cụ Mết đã nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đẫ không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí người nghe câu nói : “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”?
*Các hình tượng cụ Mết ,Mai , Dít , bé Heng có vai trò gì trong việc khắc hoạ nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm?
*Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên một chân lí lớn nào của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ?. Vì sao cụ Mết muốn chân lí đó phải được nhớ được ghi để lưu truyền cho con cháu?
Theo em, hình ảnh cánh rừng xà nu và hình ảnh Tnú gắn kết hữu cơ khăng khít với nhau như thế nào?
Nêu và phân tích những cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm?
.I-Tìm hiểu chung :
1.Tác giả : `Nguyễn Trung Thành sinh năm 1932.quê ở huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.Là một nhà văn quân đội,những năm tháng gắn bó với đất và người Tây Nguyên trong hai cuộc kháng chiến đã giúp ông viết thành công tác phẩm Đất nước đứng lên (Giải nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955 –bút danh Nguyên Ngọc) và truyện ngắn Rừng xà nu (1965). Ông được đánh giá là cây bút văn xuôi viết hay nhất về Tây Nguyên cho đến hiện nay.
2-Tác phẩm
a.Hoàn cảnh ra đời :Truyện ngắn Rừng xà nu được viết năm 1965 là tác phẩm nổi tiếng nhất trong số các sáng tác của Nguyên Ngọc trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
 b.Tóm tắt tác phẩm : Sau ba năm đi bộ đội, Tnú trở về thăm làng Xô Man ẩn sau ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn và thấy làng mình đã trở thành làng kháng chiến, những đứa trẻ trong làng như Dít và Bé Heng đã trở thành du kích.Đêm ấy ,trong nhà ưng của làng, bên bếp lửa chung , Cụ Mết đã kể lại cho dân làng nghe câu chuyện về cuộc đời Tnú.
 Cha mẹ chết sớm,Tnú được dân làng Xô Man chăm sóc và nuôi dưỡng.Lớn lên,chú bé Tnú cùng Mai nuôi giấu anh Quyết là cán bộ cách mạng trong rừng và được anh dạy cho học chữ với hy vọng sau này sẽ thay anh làm cán bộ. Tnú bị giặc bắt và tra tấn dã man nhưng vẫn không khai.Ba năm sau,Tnú vượt ngục trở về thì anh Quyết đã hi sinh. Tnú cưới Mai và cùng dân làng chuẩn bị chiến đấu.Bọn giặc hay tin kéo về hành hạ dân làng, bắt Mai và đứa con mới sinh tra tấn cho đến chết. Tnú xông ra nhưng không cứu được vợ con mà còn bị chúng bắt trói và tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay để dân làng “bỏ cái mộng cầm giáo mác”. 
Thế nhưng,cũng ngay đêm ấy,khi Tnú bị Bắt,Cụ Mết đã dẫn thanh niên vào rừng lấy giáo mác cất giấu đem về và bất ngờ đồng loạt xông vào giết hết lũ giặc. . Tnú rời làng đi bộ đội và trở thành một chiến sĩ dũng cảm.	
3. Chủ đề: Thông qua câu chuyện về những con người ở một bản làng xa xôi hẻo lánh,bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn ,xanh bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn,không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.
	II. Phân tích :
1-Hình tượng Rừng xà nu:
-Nhan đề tác phẩm là Rừng xà nu.Hình ảnh cây xà nu,rừng xà nu,lửa xà nu,hương xà nuđược miêu tả đầy ấn tượng trong tác phẩm,chạm khắc thành hình khối, tạo nên vẻ đẹp, hương sắc riêng của vùng đất Tây Nguyên không thể nào trộn lẫn .
-Không chỉ là hiện thân cho vẻ đẹp, hình tượng rừng xà nu còn là biểu tượng của cuộc sống đau thương nhưng kiên cường và bất diệt. Đó là là sự đau thương của một khu rừng hàng vạn cây không có cây nào không bị thương bởi ở trong tầm đại bác của đồn giặc. “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình,đổ ào ào như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra ,tràn trề,thơm ngào ngạt,long lanh nắng hè gay gắt,rồi dần dần bầm lại,đenvà đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”.
-Đạn đại bác có thể gây ra ngàn vạn nỗi đau thương nhưng không thể nào huỷ diệt được rừng xà nu
 “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn,hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trờiNó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”.Chất nhân văn sâu đậm của thiên truyện bộc lộ ở chỗ nhà văn đã khẳng định sự sống luôn mạnh hơn cái chết, ngợi ca một sự sống đẹp nồng nàn, bất khuất và bất diệt .Hình ảnh rừng xà nu được nhân hoá luôn ưỡn tấm ngực lớn của mình ra bảo vệ cho làng là biểu tượng của thiên nhiên và con người Tây Nguyên trong những năm chống Mỹ đau thương mà anh dũng.
-Hình ảnh những ngọn đồi, cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi, trở lại trong tác phẩm còn là biểu tượng của cả miền Nam, của dân tộc Việt Nam đang chiến đấu để giành sự sống cho Tổ quốc .
2- Nhân vật Tnú:
-Rừng xà nu là câu chuyện của một đời,được kể trong một đêm. Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy chính là Tnú,nhân vật trung tâm của tác phẩm. Khác với nhân vật A Phủ và anh hùng Núp ,ngay từ tuổi thiếu niên Tnú có những phẩm chất và điều kiện mà con người ở thế hệ của Vợ chồng A Phủ hay Đất nước đứng lên chưa thể có: được giác ngộ cách mạng sớm, được anh Quyết dạy cho học chữ với ý thức lớn lên sẽ thay anh làm cán bộ lãnh đạo phong trào cách mạng của quê hương.Lòng dũng cảm,sự mưu trí, tình yêu làng yêu nước và tinh thần trung thành với cách mạng cũng sớm được kiểm nghiệm qua công việc nuôi giấu cán bộ, lúc bị tra tấn và tù ngục ngay từ bé. Tnú lớn lên thành một chàng trai vững chải, caolớn và đẹp đẽ như cây xà nu cường tráng nhất của khu rừng Tây Nguyên bất khuất.
-Phần chính trong câu chuyện về cuộc đời Tnú bắt đầu từ sự việc giặc kéo về làng để tiêu diệt phong trào nổi dậy ở làng Xô Man. Chúng bắt vợ con Tnú và tra tấn cho đến chết bằng gậy sắt để truy tìm anh.Lòng căm thù đã biến mắt anh thành hai cục lửa hồng và anh đã xông ra để cứu vợ con mà không được mà còn bị giặc bắt dùng nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay vì lúc đó tay anh không cầm vũ khí. Chi tiết này được cụ Mết nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú để rồi khắc ghi vào tâm trí người nghe câu nói : “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.
- Chỉ đến khi cụ Mết dẫn thanh niên vào rừng lấy giáo mác ,vụ rựa cất giấu đem về đồng loạt xông ra giết giặc thì mọi thứ mới thay đổi hẳn. Lửa xà nu đã tắt trên đôi bàn tay của Tnú. Lửa xà nu soi xác lũ giặc nằm chết ngổn ngang. Đuốc xà nu sáng rực rừng đêm hoà cùng tiếng chiêng làm thành cảnh tượng hùng tráng của núi rừng trong đêm khởi nghĩa.Đôi bàn tay chỉ còn hai đốt của Tnú sau đó đã hồi sinh thành đôi bàn tay giết giặc. Nếu như cụ Mết là cây xà nu cổ thụ, hình ảnh của truyền thống, của cội nguồn, của linh hồn Tây Nguyên bất khuất thì Dít và bé Heng vừa gợi lại hình ảnh của Tnú và Mai hồi nhỏ, vừa gợi nghĩ đến một triển vọng trong tương lai. Giống Mai như hai giọt nước nhưng bên cạnh sự nhường nhịn ,yêu thương của chị, Dít còn có đôi mắt nghiêm nghị và sự cứng cỏi của người chiến sĩ.Bé Heng là hình ảnh của lứa xà nu mới lớn,trẻ trung và tràn đầy sinh lực.
-Câu chuyện của Tnú cũng như của dân làng Xô Man nói lên một chân lí lớn lao của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ: Để cho sự sống của đất nước và nhân dân mãi mãi trường tồn, không còn cách nào khác hơn là là phải cùng nhau đứng lên ,cầm vũ khí chống lại kẻ thù tàn ác.
3- Hình tượng nhân vật Tnú và hình ảnh cánh rừng xà nu gắn kết hữu cơ khăng khít với nhau, bổ sung cho nhau.Những con người như Tnú cầm vũ khí đứng lên là để giữ gìn cho sự sống như cánh rừng kia mãi mãi sinh sôi.Và rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng, để Tnú được sinh ra ra ,lớn lên ,yêu và sống, chiến đấu và lao động dưới màu xanh bất diệt của đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ.
4-Nghệ thuật: Rừng xà nu mang vẻ đẹp của một khúc sử thi trong văn xuôi hiệnđại. Đó là câu chuyện bi tráng về cuộc đời của một người anh hùng đại diện cho cộng đồng được già làng kể lại cho dân làng nghe trong một đêm rừngTâyNguyên ,bên bếp lửa chung của làng với giọng kể trang nghiêm và hùng tráng.Lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh tái hiện vẻ đẹp tráng lệ hào hùng rất riêng của cảnh vật và con người,truyềnthống văn hoá TâyNguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đau thương mà anh dũng.
 III-Tổng kết: ( Xem phần ghi nhớ SGK)
 4-Củng cố
 Viết một đoạn văn ngắn phát biểu suy nghĩ và cảm xúc của em về hình ảnh đôi bàn tay Tnú.
 5- Dặn dò:
-- Đọc kĩ lại tác phẩm, nhớ chi tiết.
 -Chuẩn bị bài:Tiết sau chuẩn bị bài đọc thêm: Bắt sấu rừng U Minh Hạ..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án RỪNG XÀ NU.doc