Giáo án Ngữ văn 12: Ôn tập Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

Giáo án Ngữ văn 12: Ôn tập Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

Ôn Tập

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

 - Nguyễn Tuân-

I- MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 Giúp Hs

1- Kiến thức: Ôn tập, củng cố những kiến thức liên quan đến tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân

+ Có những kiến thức cơ bản về tác phẩm như : Hoàn cảnh sáng tác, đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

+ Tìm hiểu và lập dàn ý cho một số đề bài cụ thể

2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho đề văn nghị luận về tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

3- Giáo dục : Có thái độ tình cảm trân trọng, yêu quý những vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước, trân trọng, biết ơn những người nghệ sĩ tài hoa .

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4153Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12: Ôn tập Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Kí duyệt của Tổ trưởng 
Người soạn : Trần nam Chung ..
Ngày dạy: 
Lớp dạy: 12 C2 + 12 C9 
Ôn Tập
Người lái đò sông đà
 - Nguyễn Tuân-
I- MụC TIÊU BàI DạY:
 Giúp Hs 
1- Kiến thức: Ôn tập, củng cố những kiến thức liên quan đến tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân 
+ Có những kiến thức cơ bản về tác phẩm như : Hoàn cảnh sáng tác, đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
+ Tìm hiểu và lập dàn ý cho một số đề bài cụ thể 
2- Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho đề văn nghị luận về tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi 
3- Giáo dục : Có thái độ tình cảm trân trọng, yêu quý những vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước, trân trọng, biết ơn những người nghệ sĩ tài hoa.
II- CHUẩN Bị :
Thầy giáo: SGK, SGV ngữ văn 12, thiết kế bài giảng, tham khảo tư liệu, xây dựng đề bài và dàn ý đại cương 
Học sinh: Ôn lại bài học chính khoá, sưu tầm tư liệu, đọc thêm về Nguyễn Tuân ,chuẩn bị ôn tập 
III- PHƯƠNG PHáP TIếN HàNH:
 GV kết hợp các phương pháp trao đổi, phát vấn, trả lời câu hỏi 
IV- TIếN TRìNH LÊN LớP:
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ ( không) 
ôn tập :
Hoạt động của GV & HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Hướng dẫn Hs ôn tập những kiến thức chung
- GV phát vấn : Anh chị hãy nhắc lại hoàn cảnh ra đời của “ người lái đò sông Đà” 
- HS trả lời cá nhân 
- GV tổng hợp kiến thức 
- GV yêu cầu Hs nhắc lại những Giá trị nội dung và nghệ thuật 
(?) Sông Đà thể hiện những đặc sắc gì trong phong cách NT?
Hoạt động 2
Tổ chức HS luyện tập thông qua một số đề bài cụ thể
- GV ghi đề bài 
- HS đọc , suy ngẫm, xác định các yêu cầu của đề bài 
- GV định hướng :
(?) Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì? 
(?) Yêu cầu nội dung của bài viết ? 
(?) Yêu cầu về phương pháp, pháp vi dẫn chứng ?
- HS lần lượt trình bày
- GV tổng hợp
- GV định hướng Hs xây dựng dàn ý cho bài viết
- GV yêu cầu Hs đặt vấn đề cho bài viết
- HS trình bày cá nhân
(?) Phần thân bài cần triển khai những luận điểm nào ? Cần sắp xếp các luận điểm đó như thế nào ? 
- HS lần lượt trình bày
- GV tổng hợp
(?) Những dấu hiệu nào cho thấy tính chất hung bạo của con sông Đà?
- HS suy nghĩ làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm, định hướng thông qua những câu hỏi gợi mở 
(?) Vẻ dữ dằn của con sông có tác động như thế nào đến con người ?
(?) Để miêu tả cái dữ dằn của con sông, tác giả đã dùng những thủ pháp nghệ thuật gì ?
- Sông Đà không chỉ dữ dằn bởi cảnh đá bờ dựng vách thành mà nó còn hấp dẫn NT bởi những cái hút nước 
(?) Nhà văn đã dùng nghệ thuật gì để mô tả những cái hút nước?
- HS lần lượt trình bày
- GV tổng hợp
- GV nêu vấn đề : Tính cách bên trong của con sông Đà được nhà văn miêu tả như thế nào ?
- HS suy nghĩ làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm, định hướng thông qua những câu hỏi gợi mở 
(?) Tính chất hung bạo, nham hiểm bên trong của con sông được thể hiện tập trung qua đoạn văn nào ?
- HS trả lời cá nhân
- GV tổng hợp
- GV yêu cầu HS nhận xét về nghệ thuật miêu tả của NT trong đoạn văn! 
- HS lần lượt trả lời 
- GV nhận xét , tổng hợp
- HS nhận xét về cách so sánh của NT trong đoạn văn .
- GV nhấn mạnh: 
à Đoạn văn cho thấy cái “ ngông” của NT , dám lấy lửa để tả nước, dám lấy rừng để tả sông 
(?) Ngoài nghệ thuật so sánh, nhà văn còn sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả sự nham hiểm của con sông ?
- HS suy nghĩ trình bày cá nhân 
- GV tổng hợp 
- GV nêu vấn đề : 
(?) Thể hiện chất trữ tình của con sông, tác giả đẫ hình dung nó như thế nào ?
- HS suy nghĩ làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm, định hướng thông qua những câu hỏi gợi mở 
- Đại diện các nhóm trình bày 
- GV nhận xét tổng hợp
- GV yêu cầu HS nhận xét khái quát về nghệ thuật và phong cách NT qua những điều đã phân tích 
- HS lần lượt trình bày 
- HS bổ sung 
- GV tổng hợp
i- kiến thức chung 
1- Hoàn cảnh sáng tác 
- “ Sông Đà” 1960 là kết quả của nhiều chuyến đi thực tế Tây Bắc, đặc biệt là chuyến đi năm 1958
 Ban đầu tác phẩm có tên là “ Tuỳ bút sông Đà”
Và được đặt cuối tập tuỳ bút cùng tên 1960, 1982 khi in “ Tuyển tập Nguyễn Tuân tập 2” , được đổi thành tuỳ bút “ Người lái đò Sông Đà”
2- Giá trị nội dung và nghệ thuật 
a- Nội dung : 
- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Tổ Quốc, tự hào về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ 
- Thể hiện tình cảm gắn bó say mê với đồng bào Tây Bắc
- “ Người .Đà” là khúc ca về hình ảnh những con người lao độn, dũng cảm, kiên cường, gan góc, thông minh, chất “ vàng mười đã qua thử lửa”
b- Nghệ thuật: 
- “ Sông Đà” đã sáng tạo lên nhiều trang văn giàu chất thơ, chất trữ tình thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: Trí tưởg tượng phong phú, vốn từ ngữ dồi dào biến hoá, câu văn đa dạng, nhiều tầng nghĩa, vốn tri thức uyên bác
III. Luyện Tập
Đề bài 1: Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng con sông Đà trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
A- Tìm hiểu đề 
- Thể loại : Nghị luận về một khí cạnh, phương diện của đoạn trích văn xuôi
- Luận đề: Làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo với 2 tính chất của con sông Đà
+ Tính chất hung bạo, dữ dằn
+ Tính chất trữ tình, thơ mộng
à Thấy được nghệ thuật độc đáo của NT ( vốn tri thức phong phú, sử dụng tri thức của nhiều ngành nghệ thuật, vốn từ ngữ phong phú, quan sát sự vật ở phương diện văn hoá 
B- Xây dựng dàn ý : 
1- Mở bài 
- Thích những cái độc đáo, ưa những cái nghịch lí, nghịch thuyết, luôn có nhu cầu săn tìm những cảm giác mạnh mẽNT đã tìm đến với Sông Đà bởi một lẽ
Chúng thủy giai Đông tẩu
Đà Giang độc bắc lưu
 Đọc “ sông Đà” của NT ta bắt gặp cái phong cách độc đáo khác người của tác giả “ Vang bóng một thời” . Phong cách độc đáo đó đã xây dựng thành công hình tượng con sông Đà 
2- Thân bài : 
a- Con sông hung bạo 
- Hung dữ và hiểm trở ( diện mạo bề ngoài)
- Tính chất hung bạo ( Tính chất bên trong)
a.1)Diện mạo bề ngoài
- Nguyễn Tuân không quản ngại quan sát, tìm hiểu kĩ càng để nhận ra đúng sự thật hung bạo của con sông trên nhiều dạng vẻ. Con sông hung dữ, hiểm trở với những thác đá, những cảnh đá bờ sông dựng vách thành, những hút nước ghê rợn, ngàn cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió
à Trở thành một thế lực nguy hiểm, kẻ thù số 1 của con người, nó có thể hù doạ gây cho con người những cảm giác sợ hãi 
à Trí tưởng tượng phong phú, nhiều so sánh liên tưởng bất ngờ, độc đáo
Dẫn chứng: “ Để miêu tả cái chật hẹp của dòng sông với cảnh đá bờ dựng vách thành, NT đã miêu tả nó theo đủ cách 
 + Chỗ đó đúng ngọ mới thấy mặt trời
 + Con hổ con nai có thể vọt qua
 + Nhẹ tay ném hòn đá sang bờ bên kia
 Độc đáo nhất là nhà văn đã truyền cho người đọc cái cảm giác thật sự khi miêu tả “ Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy vào mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đang đứng ở hè một cái ngõ ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy vừa tắt phụt đèn điện” 
à Tiếp tục truyền cho người đọc cảm giác rùng rợn bằng nghệ thuật so sánh, NT đã làm những cái hút nước trở nên nổi bật : 
 + Đó là cái phễu khổng lồ
 + Đó là cái cửa cống cái bị sặc
 + Nước ở đó thở và kêu như vừa rót dầu sôi vào 
a.2) Tính cách bên trong:
- Con mắt tinh tường của nhà văn đã nhìn thấu tâm can dòng sông
+ Con sông như một loài thuỷ quái nham hiểm, hung ác
+ Kẻ tử thù số một của con người
+ Con ngựa bất kham
+ Sẵn sàng nuốt chửng cuốn trôi bất cứ người lái đò nào vô tình lạc vào thạch trận
- Tính chất hung bạo, nham hiểm bên trong của con sông được thể hiện rõ nhất trong đoạn văn miêu tả cảnh thác đá chặn đánh con thuyền 
à Nói về sự hung bạo của con sông, NT không tiếc công sức để bắt vẻ dữ dằn của nó phải nổi lên thành hình khối và gào thét trong muôn vàn âm thanh
 Trước người lái đò , con sông như dàn thạch trận – khi ẩn nấp- khi mai phục- khi lừa miếng đánh kiểu du kích- khi lật cánh, đánh quật khuýp vu hồi- khi liều mạng đánh đòn hiểm, đòn độc 
+ Nghệ thuật so sánh: Con sông được miêu tả từ xa đến gần. ở đoạn miêu tả thác nước, NT như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng hùng tráng với khúc dạo đầu bằng những cung bậc nỉ non của dòng thác “ nghe như là oán trách, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích” Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to lên hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở trạng thái đỉnh điểm của cơn phấn khích man dại trong đó âm thanh cuồng loạn của núi rừng được đưa vào để diễn tả cơn thác giận dữ “ Nó rống lên như hàng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa một rừng vầu tre nứa nổ lửa” 
+ Nghệ thuật nhân hoá: N-Tuân như thổi hồn vào từng hòn đá trên sông khi miêu tả thạch trận, nghệ thuật nhân hoá giúp người đọc nhận ra sắc diện của từng viên tướng đá đứng chắn ở cưả tử, cửa sinh . Dễ có mấy ai nhìn ra những khuân mặt đá kiểu như: “ Một hòn trông nghiêng y n hư là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến..Một hòn khác thì lùi lại như thách thức con thuyền có giỏi thì tiến vào”
b- Con sông trữ tình 
- Con sông đầy chất thơ, gần gũi với con người
+ Sông Đà như một người phụ nnữ kiều diễm tuôn dài áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời tây bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai 
+ Tác giả nhìn con sông như một cố nhân mà ông khao khát gặp lại. Con sông đem lại niềm vui bất tận như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm
+ Bờ sông hoang dại như một nỗi niềm cổ tích, như một bờ tiền sử 
+ Cái trữ tình của sông Đà hiện lên qua cách quan sát tỉ mỉ của NT
à Qua cái tên gọi đầy chất thơ mà NT đã dầy công tìm trở về với những cái tên gốc Hán như “ Li Tiên, Bả Biên Giang” 
à Nhà văn đã dầy công quan sát con sông ở mọi thời điểm mọi góc độ ( Mùa xuânMùa thu) 
+ Đoạn văn sử dụng hàng loạt những hình ảnh gợi cảm thi vị, tạo nên một bức tranh đầy chất thơ “ Con hươu vểnh tai ngơ ngác vừa nghe một tiếng còi sương, đàn cá dầm xanh tung vọt trên sông trắng xoá như bạc rơi thoi” “ Dòng sông phảng phất không khí của thời kì xa xưa, hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích, lai láng chất thơ của Tản Đà 
à Hai tính chất hung bạo và trữ tình tồn tại độc lập nhưng lại kết hợp hài hoà, đó là hai nét thống nhất tạo nên vẻ đẹp tuyệt vời của sông Đà 
c- Đặc sắc nghệ thuật 
- Vốn tri thức phong phú ( địa lí, lịch sử , hội hoạ, âm nhạc .)
- Vận dụng tri thức của nhiều ngành nghệ thuật ( âm nhạc- tả thác; hội hoạ- tả màu nước; điện ảnh- tả sông Đà ở mọi góc độ ) 
- Vốn từ ngữ phong phú đa dạng . NT xứng đáng là người nghệ sĩ ngôn từ và sông Đà xứng đáng là một dòng sông chữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP NGUOI LAI DO SONG DA.doc