Tuần: Tiết: Những đứa con trong gia đình
-Nguyễn Thi-
A- Mục tiêu bài học.
Giúp HS :
-Hiểu được lòng yêu nước, căm thù giặc, sự thuỷ chung son sắc với quê hương, cách mạng ở những người con trong mọt gia đình nông dân Nam Bộ. Từ đó thấy được sự hoà quyện, gắn bó giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã làm nên sứ mạnh to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Biết trân trọng, yêu thương và cảm phục những con người bình thường mà giàu lòng trung hậu, vô cùng dũng cảm đã đem máu xương để giữ gìn bảo vệ đất nước.
-Nắm được những đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện : NT trần thuật đặc sắc, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, ngôn ngữ phong phú,góc cạnh, giàu giá trị tạo hình đậm chất Nam Bộ.
Tuần: Tiết: Những đứa con trong gia đình -Nguyễn Thi- Ngày soạn : Ngày giảng : A- Mục tiêu bài học. Giúp HS : -Hiểu được lòng yêu nước, căm thù giặc, sự thuỷ chung son sắc với quê hương, cách mạng ở những người con trong mọt gia đình nông dân Nam Bộ. Từ đó thấy được sự hoà quyện, gắn bó giữa tình cảm gia đình với tình yêu đất nước, truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc đã làm nên sứ mạnh to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Biết trân trọng, yêu thương và cảm phục những con người bình thường mà giàu lòng trung hậu, vô cùng dũng cảm đã đem máu xương để giữ gìn bảo vệ đất nước. -Nắm được những đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện : NT trần thuật đặc sắc, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, ngôn ngữ phong phú,góc cạnh, giàu giá trị tạo hình đậm chất Nam Bộ. B- Phương tiện thực hiện. SGK, SGV, Sách tham khảo. C- Phương pháp thực hiện. -Đàm thoại, Nêu vấn đề. D- Tiến trình lên lớp. 1- ổn định : 2- kiểm tra : 3- bài mới : Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước dân tộc Việt Nam đã có biết bao những người con chiến đấu anh dũng, hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Đó là những con người mà chúng ta mãi mãi nhớ ơn và cảm phục . Hoạt động của GV và HS. Kết quả cần đạt. GV yêu cầu HS tìm hiểu phần tiểu dẫn SGK. Nêu những đánh giá khái quát về sự nghiệp văn học của nhà văn ? -Tìm hiểu chung. 1- T ác giả. -Nguyễn Thi là người miền Bắc nhưng gắn bó sâu sắc Với nhân dân Nam Bộ , đã thực sự trở thành nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nêu xuất xứ tác phẩm ? GV và HS kết hợp đọc và tóm tắt. GV yêu cầu 1 HS kể tóm tắt sự kiện, và chi tiết chính. GV nêu câu hỏi 1 SGK tr.63 yêu cầu hs trả lời? Chú Năm và những nhân vật của những đứa con trong gia đình đã trực tiếp trao tay mỗi chúng ta cuốn sổ về gia đình họ. Em hãy ghi những cảm xúc của mình về cuốn sổ ấy ? Cái nôi truyền thống ấy đã sinh ra những người anh hùng như Việt , Chiến. Vậy chị Chiến và Việt đã kế tục truyền thống gđ như thế nào Đọc tác phẩm của Nguyễn Thi, chúng ta vẫn có ấn tượng riêng về các nhân vật. Em hãy nêu những nhận xét về nét tính cách riêng của từng nhân vật ? Câu chuyện về Chiến, Việt về “Những đứa con trong gia đình” đã lí giải ntn với chúng ta về sức mạnh tinh thần kì diệu của con người Việt Nam thời chống Mĩ ? Nhận xét về những thành công tiêu biểu về nghệ thuật của tác phẩm ? GV cho HS đọc ghi nhớ SGK. 4- Củng cố : 5- Dặn dò : -Nhân vật tiêu biểu của Nguyễn Thi là những người nông dân Nam Bộ có lòng căm thù giặc sâu sắc, vô cùng gan góc, kiên cường, thuỷ chung với quê hương và cách mạng. -Nguyễn Thi là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo. Thâm nhập vào đời sống nội tâm bên trong của nhân vật. 2- Tác phẩm. Truyện ngắn này được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966, trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng. II- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. 1- Đọc và tóm tắt văn bản. Đây là phần văn bản miêu tả tâm trạng nhân vật Việt khi tỉnh dậy lần thứ tư giữa chiến trường vấng lặng... 2- Phân tích văn bản. a- Nghệ thuật trần thuật của tác phẩm. Truyện ngắn được trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng miên man đứt nối của nhân vật Việt khi bị trọng thương nằm ở chiến trường. - Cách thức trần thuật như thế đã đem đến cho tác phẩm màu sắc trữ tình đậm đà, sống động, đem lại hấp dẫn riêng cho truyện, đồng thời tạo đk cho nhà văn có thể thâm nhập sâu vào thế giới nội tâm nhân vật -Làm cho diễn biến của câu chuyện linh hoạt, hấp dẫn,mạch lạc trong cách cảm nhận của người đọc. - Tạo ấn tượng chân thật hơn trước mắt người đọc.Sự việc này gợi liên tưởng đến sự việc khác. Cứ như vậy, dòng trần thuật qua tâm tưởng nhân vật Việt thể hiện rõ với người đọc những suy nghĩ, cảm nhận và đời sống nội tâm của nhân vật trong tình huông đặc biệt nơi chiến trường. b- Chiến, Việt – Những đứa con trong gia đình. * Đó là những dòng nóng hổi ghi những mất mát hi sinh, gắn với những chiến công oanh liệt đáng tự hào đang không ngừng được viết tiếp. Chúng ta thấy trân trọng, cảm phục trước một truyền thống gđ nông dân Nam Bộ yêu nước,căm thù giặc sâu sắc thuỷ chung với cách mạng. * Hai chị em Việt và Chiến đã thể hiện sự nối tiếp truyền thông gia đình cách mạng rất rõ ràng : + Đi bộ đội để trả thù cho ba má, cho người thân, để giành lại quê hương đất nưởc trở thành ý nghĩ thường trực , thôi thúc 2 chị em. + Trong đêm mít tinh để ghi tên thanh niên tòng quân, Chiến và Việt là những người đầu tiên chạy lên để ghi tên. + Chị mượn lời chú Năm để nhắc nhở em khi lên đường : “ Chú Năm nói mầy với tao đi kì này.....,thù cha mẹ chưa trả được mà bỏ về là chú chặt đầu.”. Hai chị em đều thể hiện quyết tâm lên đường cầm súng đánh giặc bảo vệ gđ, quê hương, đất nước. +Mang bàn thờ má đi gửi bên chú Năm . Mối thù thằng Mỹ đối với hai chị em như “ rờ” thấy được, vì nó đang chĩu nặng trên vai. + Hai chị em Việt đều lập được chiến công rạng rỡ, vẻ vang cho truyền thống gia đình. Vào trận đầu, Việt đã hạ được một xe bọc thép của địch... .>> Những đứa con trong gia đình đã kế tục xuất sắc truyền thống anh dũng, quả cảm, kiên cường từ cha ông. Chị Chiến vào du kích Bến Tre, Việt trưởng thành trong quân ngũ,... ** Chị Chiến : Mặc dù chỉ hơn Việt 1 tuổi nhưng chị tỏ ra là một người chị cả biết lo toan, thu xếp chu đáo cho gia đình. Chị Chiến chính là hình ảnh của má với cách tính toán, nói năng, cử chỉ. *** Việt : Có nét riêng dễ mến của một cậu con trai lộc ngộc, vô tư, tính tình trẻ con, ngây thơ và hiếu động, bên cạnh hình ảnh của một chiến sĩ gan dạ, dũng cảm nơi chiến trường. III – Tổng kết. - Từ câu chuyện về những đứa con trong một gia đình Nam Bộ giàu truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung son sắc với quê hương cách mạng nhà văn đã lí giải với người đọc : Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần kì diệu của con người Việt Nam thời kì chống Mĩ. - Đặc điểm tiêu biểu về nghệ thuật : + Nghệ thuật trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật. + Nghệ thuật khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo. + Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam Bộ. Giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn. Trình bày cảm nhận của em về một đoạn văn mà em thấy xúc động nhất. - Đọc và tóm tắt lại truyện. Nắm vững giá trị của tác phẩm. - Soạn bài : Chiếc thuyền ngoài xa.
Tài liệu đính kèm: