Giáo án Ngữ văn 12: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng

Giáo án Ngữ văn 12: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng

Tên bài dạy: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC

 PHẠM VĂN ĐỒNG.

I/-MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Thấy rõ những nét đặc sắc trong bài văn nghị luận của PVĐ có nhiều phát hiện mới mẻ và sâu sắc, cách viết kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm, giữa văn học và cuộc sống.

- Giúp ta hiểu hơn và càng thêm yêu quí nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích bài văn nghị luận về một tác giả văn học và tìm hiểu nghệ thuật viết văn nghị luận.

II/CHUẨN BỊ:

1/ Giáo viên: SGK,Giáo án,Tư liệu có liên quan,Bảng phụ

2/Học sinh:SGK, Bài soạn,Tập ghi bài.

III/-PHƯƠNG PHÁP :Phát vấn,nêu vấn đề,tạo tình huống,thảo luận nhóm

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 41850Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc - Phạm Văn Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT:
Ngày dạy:	
Tên bài dạy:	NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
 PHẠM VĂN ĐỒNG.
I/-MỤC TIÊU: Giúp HS:
Thấy rõ những nét đặc sắc trong bài văn nghị luận của PVĐ có nhiều phát hiện mới mẻ và sâu sắc, cách viết kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm, giữa văn học và cuộc sống.
 Giúp ta hiểu hơn và càng thêm yêu quí nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
Rèn luyện kĩ năng phân tích bài văn nghị luận về một tác giả văn học và tìm hiểu nghệ thuật viết văn nghị luận.
II/CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên: SGK,Giáo án,Tư liệu có liên quan,Bảng phụ
2/Học sinh:SGK, Bài soạn,Tập ghi bài.
III/-PHƯƠNG PHÁP :Phát vấn,nêu vấn đề,tạo tình huống,thảo luận nhóm
IV/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ỔN ĐỊNH LỚP:
2/KIỂM TRA BÀI CŨ:
-Câu 1:
Đáp án + Biểu điểm:
-Câu 2: 
Đáp án + Biểu điểm:
3/ DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của GV + HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
+ HS đọc phần tiểu dẫn.
+ Trình bày nội dung chính của phần tiểu dẫn?
_ Tác giả? Năm sinh? Quê quán?
_ Quá trình tham gia cách mạng?
_ Những chức vụ từng giữ?
_ Năm mất?
_ Tác phẩm tiêu biểu?
_ Những bài viết khác?
_ Hãy rút ra kết luận về tác giả Phạm Văn Đồng?
+ HS đọc văn bản.
+ Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của văn bản?
+ Trình bày mục đích của bài viết?
+ Bài viết có thể được chia làm mấy phần?
_ Đoạn1? Nội dung đoạn 1?
_ Đoạn 2? Nội dung của đoạn 2?
_ Đoạn 3? Nội dung của đoạn 3?
+ HS đọc lại đoạn văn của phần mở bài.
_ Cách nhìn mới mẻ của tác giả về NĐC là gì?
( HS thảo luận và cử đại diện trả lời)
+ Cách đặt vấn đề của tác giả như thế có ý nghĩa gì?
+ HS đọc lại phần thân bài.
+ Luận điểm một của phần thân bài là gì?
( HS thảo luận nhóm vàghinội dung trả lời vào bảng học tập)
+ GV nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận về nội dung luận điểm một.
+ Giá trị của luận điểm một?
+ Luận điểm hai của phần thân bài là gì?
( HS tự tìm hiểu và trả lời độc lập theo hiểu biết cá nhân)
+ Giá trị của luận điểm hai trong bài viết của tác giả?
+ Luận điểm thứ ba của bài viết là gì?
+ Vì sao tác phẩm “LVT” có tình trạng “Tam sao thất bản”?
+ HS đọc lại phần kết bài .
+ Luận điểm của phần kết bài là gì?
+ GV cho 1-2 HS đọc phần ghi nhớ.
I.TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả: Phạm Văn Đồng( 1906-2001).
- Quê: Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi.
* Quá trình tham gia cáh mạng:
+ Tham gia cách mạng từ năm 1925.
+ Gia nhập hội “ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội”( 1926).
+ 1927 về nước hoạt động.
+1929 bị bắt đày ra Côn Đảo.
+1936 ra tù tiếp tục hoạt động.
+ Tham gia chính phủ lâm thời 1945.
Sau đó liên tục giữ chức: Bộ trưởng bộ ngoại giao(1954), Phó thủ tướng, Thủ tướng chính phủ(1955-19981).Chủ tịch hội đồng bộ trưởng( 1981-1987). Đại biểu quốc hội từ khóa I đến khóa VII.Mất năm 2001.
*Tác phẩm tiêu biểu: “ Tổ quốc ta, nhân dân ta và người nghệ sĩ”. Trong tác phẩm này có bài viết về: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh. Và các bài: Hiểu biết, khám phá và sáng tạo để phục vụ tổ quốc và chủ nghĩa xã hội(1968), Tiếng Việt một công cụ cực kì lợi hại trong công cuộc cách mạng tưtưởng, văn hóa( 1979)
Kết luận: PVĐ là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, người học trò, người đồng chí thân thiết của Chủ tịch hồ Chí minh. Một nhà văn hóa lớn.Ông được tặng thưởng huân chương sao vàng và nhiều huân chương cao quí.
2.Văn bản:
* Hoàn cảnh:
-Bài viết đăng trên tạp chí văn học số 7-1963, nhân kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.( 3/7/1888).
- Năm 1963, tình hình ở miền Nam có nhiều biến động lớn.Phong trào thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công được phát động ở khắp nơi. 
- Mĩ-Ngụy thay đổi chiến thuật , chiến lược chuyển từ chiến trnh đặc biệt sang chiến tranh cục bộ.
- Những nhà sư tự thiêu: Hòa thượng Thích Quảng Đức(Sài-Gòn 11/6/1963), Tu sĩ Thích Thanh Huệ tại trường Bồ Đề ( Huế 13/8/1963) .
* Mục đích:
-Kỉ niệm ngày mất của nhà văn tiêu biểu, người chiến sĩ yêu nước trên mặt trận văn hóa tưtưởng.
- Tác giả bài viết này có ý định hu6ống và d8iều chỉnh cách nhìn và chiếm lĩnh tác gia Nguyễn Đình Chiểu.Đánh giá đúng vẻ đẹp trong thơ văn của nhà thơ đất Đồng Nai. Đồng thời khôi hpục giá trị đích thực của tác phẩm “Lục Vân Tiên”.
- Thể hiện mối quan hệ giữa văn học và đời sống, giữa người nghệ sĩ chân chính và hiện thực cuộc đời.
- Đặc biệt nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước thương nòi của dân tộc.
* Bố cục: Bài viết chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1: từ đầu đến “một trăm năm”. Cách nêu vấn đề:Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này.
- Đoạn 2: tiếp đến “ còn vì văn hay của “ Lục Vân Tiên”. Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ yêu nước. Thơ Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt, bền bỉ của nhân dân Nam bộ. “Lục Vân Tiên là tác phẩm có giá trị của Nguyễn Đình Chiểu.
- Đoạn 3: phần còn lại. Nêu cao địa vị tác dụng của văn học nghệ thuật. Nêu cao sứ mạng lịch sử của người chiến sĩ yêu nước trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
II.ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: 
Phần mở bài:
* Tác giả đưa ra cách nhìn mới mẻ về NĐC:
+ So sánh liên tưởng văn chương NĐC như “Vì sao có ánh sáng khác thướng. Nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn càng thấy sáng”.Đây là cái nhìn khoa học và có ý nghĩa nhưmột định hướng tìm hiểu về văn chương NĐC.
+ Nhận định “ Văn chương thầy Đồ Chiểu không phải là thứ văn chương hoa mĩ, óng chuốt, cũng không phải là vẻ đẹp của cây lúa xanh uốn mình trong làn gió nhẹ, mà là vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng”. Đó là thứ văn chương đích thực. Cho nên đứng về một vài điểm hình thức câu thơ chưa thật chuốt, thật mượt mà đánh giá thấp thơ văn NĐC”.
+ Mặt khác “ có người chỉ biết NĐC là tác giả của cuốn “Lục Vân tiên” và hiểu về “Lục Vân Tiên” cũng khá thiên lệch về nội dung và văn, còn rất ít biết về thơ văn yêu nước của NĐC, khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp lúc chúng đến bờ cõi nước ta cách đây một trăm năm”
+ Câu mở đầu “Ngôi sao NĐC một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc, nhất là trong lúc này”. Đây là luận điểm của phần đặt vấn đề.
=> PVĐ vừa đặt vấn đề bằng cách chỉ ra định hướng tìm hiểu thơ văn NĐC vừa phê phán một số người chưa hiểu NĐC, vừa khẳng định giá trị thơ văn yêu nước của nhà thơ chân chính NĐC. Đây là cách vào đề vừa phong phú, sâu sắc vừa thể hiện phương pháp khoa học của PVĐ.
Phần thân bài:
a.Nội dung:
 Một là vài nét về con người của NĐC và quan niệm sáng tác.
* Luận điểm là: “NĐC là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn thưc dân xâm lược phương Tây ngay buổi đầu chúng đặt chân lên đất nước chúng ta”. Để làm sáng tỏ luận điểm này tác giả đưa ra những luận cứ:
-Sinh ra trên đất Đồng Nai hào phóng.
- Triều đình nhà Nguyễn cam tâm bán nước, khắp nơi nổi dậy hưởng ứng chiếu Cần Vương.
- Bị mù cả hai mắt, NĐC viết thơ văn phục vụ cuộc chiến đấu của đồng bào Nam bộ ngay từ những ngày đầu.
- Thơ văn còn ghi lại tâm hồn trong sáng và cao quí của NĐC.
- Thơ văn ghi lại thời kì lịch sử khổ nhục nhưng vĩ đại.
- Cuộc đời và hoạt động của NĐC là một tấm gương anh dũng.
- Đất nước và cảnh ngộ riêng càng long đong thì khí tiết càng cao.
- Cuộc đời và thơ văn NĐC là của một chiến sĩ luôn hi sinh phấn dđấu vì nghĩa lớn. Thơ văn NĐC là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc xâm lược và tôi tớ của chúng.
- Với NĐC cầm bút viết văn là một thiên chức. Ông khinh miệt những kẻ lợi dụng thơ văn để làm việc phi nghĩa: 
“ Thấy nay cũng nhóm văn chương
Vóc dê da cọp khôn lường thực hư”.
Luận điểm đưa ra có tính khái quát bao trùm. Luận cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng cũng rất cụ thể, tiêu biểu, có sức cảm hóa. 
* Luận điểm hai : “ thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam bộ từ năm 1860 về sau, suốt hai mươi năm trời”.
+ Tái hiện lại một thời đau thương và khổ nhục nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc.
+ Phần lớn thơ văn Đồ Chiểu là những bài văn tế ca ngợi những anh hùng tận trung với nước và than khóc những ngưới liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Đặc biệt người nghĩa sĩ nông dân chỉ biết cuốc cày đã trở thành anh hùng cứu nước.
Văn viết rõ ràng, lí lẽ đưa ra có dẫn chứng đầy đủ. Đó là cách lập luận chặt chẽ, làm cho người đọc người nghe lĩnh hội được vẻ đẹp đáng trân trọng, kính phục con người và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Bởi lẽ NĐC là nhà Nho yêu nước tiêu biểu, tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, trọng đạo lí. Thơ văn NĐC là vũ khí chống bọn xâm lược và là bài ca chính nghĩa, ca ngợi đạo đức ở đời. Tất cả kết hợp với tình cảm nồng hậu của PVĐ đối với NĐC để bài viếtgiàu tính thuyết phục.
*Luận điểm ba: “ Lục Vân Tiên” là tác phẩm lớn của NĐC rất phổ biến trong dân gian nhất là ở miền Nam.
+ “ LVT” ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quí trọngở đời, ca ngợi những người trung nghĩa: LVT, KNN, VTT, HM, TĐ là những người đáng kính, đáng yêu, trọng nghỉa khinh tài, mặc dầu khổ cực, gian nguy, quyết phấn dđấu vì nghĩa lớn.Họ đấu tranh chống mọi giả dối bất công và họ đã chiến thắng.
+ Về văn chương của “LVT”, đây là “một chuyện kể”, “chuyện nói”, lời văn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền bá rộng rãi trong dân gian.
+ Tác giả bác bỏ ý kiến chưa hiểu đúng về truyện “LVT” do hoàn cảnh thực tế ( bị mù, nhờ người viết) nên có tình trạng “Tam sao thất bản”.
Phần kết bài:
* Luận điểm là: “ Đời sống và sự nghiệp NĐC là một tấm gương sáng, nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, sứ mạng người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng”.
Thực chất là rút ra bài học sâu sắc:
+ Đốt nén hương lòng tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc.
+ Mối quan hệ giữa văn học và đời sống.
+ Vai trò của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
=> HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
4/.CỦNG CỐ: 
GV giúp HS củng cố nội dung chính của bài học:
+ Tác giả Phạm Văn Đồng.
+ Bố cục bài viết.
+ Nội dung ba phần của văn bản.
5/.DẶN DÒ:
+Học bài cũ.
+ Chuẩn bị bài mới:
*RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doc6 NGUYEN DINH CHIEU NGOI SAO SANG TRONG VAN NGHE CUA DAN TOC.doc