Giáo án Ngữ văn 12: Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

Giáo án Ngữ văn 12: Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

 Nguyễn Tuân

I- Giới thiệu:

1. Xuất xứ: TP được xuất bản lần đầu năm 1960 in trong tập tùy bút “Sông Đà”. Đến 1982, khi cho in lại trong tập 2 bộ tuyển tập Nguyễn Tuân thì ông có sửa và đổi tên là “Người lái đò ông Đà”.

2. HCST: TP là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của NT. Ông đến với nhiều vùng khác nhau, sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.

3. Bố cục: 3 đoạn

- Ông lái đò chính bờ sông (171): Giới thiệu ông lái đò Sông Đà

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 20165Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12: Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
	Nguyễn Tuân
I- Giới thiệu:
Xuất xứ: TP được xuất bản lần đầu năm 1960 in trong tập tùy bút “Sông Đà”. Đến 1982, khi cho in lại trong tập 2 bộ tuyển tập Nguyễn Tuân thì ông có sửa và đổi tên là “Người lái đò ông Đà”.
HCST: TP là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 của NT. Ông đến với nhiều vùng khác nhau, sống với bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân cầu đường và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem lại cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.
Bố cục: 3 đoạn
Ông lái đò  chính bờ sông (171): Giới thiệu ông lái đò Sông Đà
Hùng vĩ của Sông Đà  dòng nước SĐ (175): Hình ảnh con SĐ và những cuộc vượt thác của ông lái đò
Tôi có bay tạt ngang  XHCN ở TB (179): Con sông hiền hòa và c/s tươi vui ở ven bờ SĐ.
Chủ đề: Qua hình ảnh người lái đò vượt SĐ trên nền bức tranh sông nước đất trời hùng vĩ và trữ tình, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên đất nước, con người và cuộc sống mới ở vùng cao Tây Bắc.
II- Phân tích: Thiên tùy bút này vừa là một công trình khảo cứu công phu vừa là một áng văn giàu tính thẩm mĩ về SĐ và con người SĐ.
Hình ảnh người lái đò sông Đà:
Chân dung đầy sức hấp dẫn:
Ngoại hình: Với hình dáng thật đặc biệt, phù hợp với công việc trên sông nước “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũnh khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp một cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt gềnh sông, nhãn giới ông vời vợi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù. Cái đầu quắc thước ấy đặt trên một cái thân hình cao to và gọn quánh như chất sừng chất mun”.
Tính cách: Gan dạ, linh hoạt, thích đương đầu trước sóng gió những con thác. Ông bảo: “Chạy thuyền trên khúc sông không có thác, nó dễ dại tay dại chân và buồn ngủ”
Tư thế của một dũng tướng tài năng, phong thái của một nghệ sĩ tài hoa:
Trước hết, ông hiểu thật rành mạch về đối tượng “Trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở. Sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc lòng đến cả những cái than chấm câu và những đoạn xuống dòng”.
Miêu tả NLĐSĐ, Nguyễn Tuân đã dành cho nhân vật của mình những tình cảm yêu mến, trân trọng. Đoạn tả cảnh vượt thác hết sức sinh động. Nhiều tình tiết, đầy tính kịch, thể hiện tư thế của một trang dũng tướng kì tài khi lâm trận. Ông lái đò đã bình tĩnh đương đầu với bao thác ghềnh cuồng bạo, xử lí các tình huống hiểm nghèo một cách dũng cảm, quyết liệt thông minh, táo bạo như một tay vượt thác nhà nghề.
Nghệ thuật nhân hóa qua Ba trùng vi thạch trận : Vòng 1, Sông đà “Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá thúc gối vào bụng và hông thuyền.Nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông”, ông lái đò “Cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch” tỉnh táo vượt qua nguy hiểm.Vòng 2, Sông Đà “Tăng nhiều cửa tử cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn.Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh vào sóng đá”, Ông lái đò “Nắm chặt được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến.Vòng 3, Sông Đà “Ít cửa hơn, bên trái bên phải đều là đường chết. Luồng sống ở chặng ba này là ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác kia”, Ông lái đò “Phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được”
Sau khi vượt thác, ông lái đò lại có phong thái của một nghệ sĩ tài hoa, Ông ung dung đốt lửa trong hang đá, bàn tán về cá anh vũ.
Hình ảnh con sông Đà: Được miêu tả như một nhân vật sống động với hai nét tính cách đối lập qua nghệ thuật nhân hóa, so sánh
 Sông Đà hung bạo, hiểm ác: Được t/g miêu tả cụ thể, đậm nét bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo, kết cấu trùng điệp “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”.
Nét dữ dội đầu tiên của con sông qua nghệ thuật nhân hóa là những thác nước gầm réo muôn đời: “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”.
Sau thác là Đá “Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhỏm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu” 
Và Hút nước “Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bêtông thả xuống sông để chuẩn bị làm mống cầu. Những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rói dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những con thuyền đã bị cái hút đó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến mất đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”.
 Tính thơ mộng trữ tình của dòng sông:
Con sông thơ mộng được miêu tả từ trên cao “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt sương xuân”
Nước sông đổi thay tùy mùa tiết “Mùa xuân dòng sông ngọc bích, chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh bến của sông Gấm sông Lô. Mùa thu nước sông Đà từ từ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.
Con sông hiền hòa “Con sông Đà gợi cảm. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân. Tôi nhìn cái miếng sáng lóe lên một màu nắng tháng ba Đường thi “yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”. Cảnh ven sông ở đây lặng lờ. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa mà tịnh không một bóng người. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”.
Biện pháp nhân hóa và ẩn dụ được vận dụng: “Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi”
Cuộc sống mới đáng yêu, đầy niềm tin:
Cuộc sống mới tràn đầy niềm tin qua tiếng hát “gửi xuống một hai câu và có khi hát cả một bài vì hai bên bờ Sông Đà, ai ai cũng biết hát cả đấy”.
Cuộc sống mới bắt đầu thay da đổi thịt qua hình ảnh “mấy lá ngô non đầu mùa một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm”
III- Kết luận: NT nhìn thiên nhên và con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt, đồng thời cảm nhận thiên nhên và con người ở cả hai phương diện thẩm mĩ, tài hoa. NLĐSĐ là tấm lòng dào dạt với c/s, một c/s đáng yêu và quyến rũ mà NT hòa nhịp bằng trái tim chân thành của 1 nhà nghệ sĩ tài hoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docNguoi lai do song Da.doc