Giáo án Ngữ văn 12 NC tiết 73: Vợ chồng A Phủ (trích) Tô Hoài

Giáo án Ngữ văn 12 NC tiết 73: Vợ chồng A Phủ (trích) Tô Hoài

Vợ chồng A Phủ

(trích)

 Tô Hoài

1. MỤC TIÊU

a.Về kiến thức

 Giúp HS:

- Hiểu được giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện qua sự lên án tội ác của bọn thống trị và khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động.

- Phân tích được nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống truyện, miêu tả sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật trong đoạn trích.

 

doc 6 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2251Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 NC tiết 73: Vợ chồng A Phủ (trích) Tô Hoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 02/01 Ngày dạy: 06/01/2009 Dạy lớp:12C Ngày dạy 07/01/2009 Dạy lớp 12D 
Tiết 73- Đọc văn
Vợ chồng A Phủ 
(trích)
 Tô Hoài
1. MỤC TIÊU 
a.Về kiến thức
 Giúp HS:
- Hiểu được giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện qua sự lên án tội ác của bọn thống trị và khẳng định sức sống ngoan cường, khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động.
- Phân tích được nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, nghệ thuật tạo tình huống truyện, miêu tả sinh hoạt, phong tục và tâm lí nhân vật trong đoạn trích.
b.Về kĩ năng
 Rèn luyên kĩ năng phân tích tác phẩm truyện, chủ yếu là phân tích nhân vật và chi tiết nghệ thuật quan trọng.
c.Về thái độ
 Cảm thông với nỗi thống khổ của con người Tây Bắc dưới ách thống trị của thực dân phong kiến, cảm phục sức sống mãnh liệt, trân trọng khát vọng tự do ở người dân lao động.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
a. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, TL tham khảo, Thiết kế bài dạy
b. Chuẩn bị của HS: SGK, TL tham khảo, HD của GV, soạn bài
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (có thể kiểm tra đầu giờ hoặc lồng trong các hoạt động. Đặt vấn đề vào bài mới.
* Giới thiệu bài mới:
b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. TÌM HIỂU CHUNG (15 phút)
1.Tác giả
- Điều cần lưu ý nhất về nhà văn Tô Hoài là gì?
- Đọc "Tiểu dẫn" (SGK,T3-4)
- Dựa vào phần "Tiểu dẫn", tóm tắt những nét cơ bản về TH:
+ Tên khai sinh: Nguyễn Sen, sinh: 1920
+ Chỉ học hết tiểu học, làm nhiều nghề để kiếm sống trước khi cầm bút.
+ Trước CM: 
+ Sau cách mạng: Thành công hơn cả ở mảng tác phẩm viết về miền núi và Hà Nội : Truyện Tây Bắc (1953), Miền tây (1967), Người ven thành (1972).
+ TP của TH đa dạng về thể loại; tiểu thuyết, truyện ngắn, bút kí, hồi kí, tự truyện, kinh nghiệm sáng tác, truyện và kịch cho thiếu nhi, kịch bản phim,
+ TP tiêu biểu (SGK),
* GV nhấn mạnh:
’ TH là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, là cây bút văn xuôi hàng đầu của nền VHHĐ VN. Sáng tác caủy ông thể hiện vốn hiểu biệt phong phú về nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là phong tục và sinh hoạt đời thường.
 ’Nghệ thuật văn xuôi của TH có nhiều đặc sắc, nổi bật ở lối kể chuyện tự nhiên, sinh động, cáhc miêu tả giàu chất tạo hình, ngôn ngữ phong phú đậm tính khẩu ngữ.
+ TH được nhà nước tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật 1996.
- HS chú ý nghe, đánh dấu một số chi tiết quan trong vào SGK (nếu thấy cần thiết).
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- “Vợ chồng A Phủ” in trong tập nào? Nêu HCST tác phẩm. 
- GV mở rộng:
+ Tập "Truyện Tây Bắc" (SGK)
- HS dựa vào "Tiểu dẫn" nêu HCST.
+ Tác phẩm đã được viết đi viết lại mấy lần; tuy vậy tác giả vẫn thấy thành công chưa đều “Phần sau truyện còn lỏng lẻo so với phần trước”. Về sau khi tuyển truyện này vào tập “Truyện ngắn Việt Nam 1945- 1985”, Tô Hoài đã cắt bỏ phần sau này.
3. Bố cục
- Theo em, nội dung chính của truyện là gì?
- Nội dung ấy được nhà văn tổ chức kết cấu như thế nào?
* Bố cục tác phẩm: 2 phần.
+ Phần 1: Cuộc đời Mị Và A Phủ ở Hồng Ngài.
+ Phần 2: Cuộc đời Mị vầ A Phủ ở Phiềng Sa.
 * Tóm tắt
- Yêu cầu HS tóm tắt cốt truyện (ngắn gọn).
- Nội dung chính: Kể về cuộc đời của Mị và A Phủ.
- HS tóm tắt nội dung như đã chuẩn bị.
 Cần đảm bảo một số ý chính:
+ Mị, một cô gái xinh đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc bị bắt về làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra.
+ Lúc đầu Mị phản kháng nhưng dần dần trở nên tê liệt, chỉ "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa".
+ Đêm tình mùa xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng bị A Sử (chồng Mị) trói đứng vào cột nhà.
+ A Phủ vì bất bình trước A Sử nên đã đánh nhau và bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ ở trừ nợ cho nhà Thống lí.
+ Không may hổ vồ mất 1 con bò, A Phủ đã bị đánh, bị trói đứng vào cọc đến gần chết.
+ Mị đã cắt dây trói cho A Phủ, 2 người chạy trốn đến Phiềng Sa.
 + Mị và A Phủ được giác ngộ, trở thành du kích.
4. Chủ đề
- Nêu chủ đề tác phẩm
- GV nhấn mạnh: 
+ Tác phẩm phản ánh quá trình đấu tranh thoát khỏi cuộc sống tủi nhục của đồng bào H’Mông nói riêng, đồng bào thuộc miền núi Tây Bác nói chung dưới ách phong kiến và thực dân. Nhờ Cách mạng, cuộc đấu tranh từ tự phát đến tự giác. Cho nên họ giành được cả tình yêu và tự do.
- HS dựa vào cốt truyện, nêu chủ đề.
II. TÌM HIỂU TÁC PHẨM 
- Qua việc đọc tác phẩm, em hãy cho biết tác phẩm có mấy loại nhân vật?
- Tác phẩm có 2 loại nhân vật: 
• Nhân vật chính diện (Mị và A Phủ).
 • Nhân vật phản diện (Cha con thống Lý)
1. Nhân vật Mị (23 phút)
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn đầu “Ai ở xa vềthống lý Pá Tra”. Nhận xét cách giới thiệu nhân vật Mị (cảnh ngộ của Mị, những đày đọa tủi cực khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí Pá Tra).
- HS đọc đoạn văn trang 3-4, nhận xét
+ Mị xuất hiện không phải ở phía chân dung ngoại hình mà ở phía thân phận- một thân phận quá nghiệt ngã- một con người bị xếp lẫn với những vật vô tri giác (tảng đá, tàu ngựa,) ’ một thân phận đau khổ, éo le.
- GV: Trong phần trích này Mị thuộc kiểu nhân vật số phận, nhân vật tâm trạng.
- Theo em, cuộc đời, số phận Mị chia làm mấy giai đoạn?
* Chia 4 giai đoạn:
+ Trước khi về làm dâu nhà Thống Lý.
+ Khi mới về làm dâu.
+ Khi làm dâu đã quen.
+ Cứu rồi bỏ trốn cùng A Phủ.
- GV: Qua 4 giai đoạn cuộc đời Mị, nhà văn cho ta thấy rõ những nghịch lý tồn tại trong cuộc đời, số phận và con người Mị.
- Em hãy chỉ rõ những nghịch lý đó.
- GV: Ta tìm hiểu cuộc đời Mị qua 2 nghịch lý đó.
+ Nghịch lý 1: Mị có đầy đủ điều kiện để hưởng hạnh phúc. Song lại bị cuộc đời chà đạp tận đáy xã hội.
+ Nghịch lý 2: Tâm hồn Mị câm lặng mà lại ngầm chứa một sức sống lạ lùng.
a, Nghịch lý 1: Mị có đầy đủ điều kiện để hưởng hạnh phúc song cô lại bị cuộc đời chà đạp tận đáy xã hội.
 - Tại sao nói Mị có đầy đủ điều kiện để hưởng hạnh phúc? (Dựa vào những đoạn văn nói về Mị trước khi trở thành con dâu gạt nợ nhà thống lí).
- Yêu cầu HS tìm dẫn chứng, chứng minh.
- Trước khi về làm dâu nhà nhà thống lý Pá Tra, Mị là cô gái đẹp, yêu đời, tâm hồn luôn ăm ắp khát vọng hạnh phúc. Mị lại có tài thổi sáo rất hay; là người con gái chăm chỉ và hiếu thảo.
+ Mị là người con gái yêu đời, có khát vọng hạnh phúc. Nên những đêm tình mùa xuân “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”. Mị đang ở cái tuổi xuân phơi phới; Mị thổi sáo giỏi “uốn chiếc lá. thổi sáo đi theo Mị” (TR8)
Mị khao khát yêu, trái tim Mị từng bao lần hồi hộp trước một âm thanh hò hẹn, vì thế mà “Một đêm khuya Mị nghe tiếng gõ vách Một bàn tay dắt Mị bước ra” (Tr.5).
+ Mị luôn khao khát sống cuộc sống tự do, sống cuộc sống của chính mình: Khi có nguy cơ trở thành món hàng gạt nợ Mị đã xin bố “Con nay đã biếtcho nhà giàu” (Tr.5)
- Em có suy nghĩ gì về câu nói này của Mị?
’ Đó là tiếng nói từ chối hôn nhân- thứ "hôn nhân gả bán", không tình yêu.
- Mị là người có ý thức về nhân phẩm, là người tự trọng. Cô luôn muốn sống cuộc đời tự do. Sống bằng chính bàn tay, khả năng lao động của mình.
GV: Một cô gái như Mị, đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc. Vậy mà cuộc đời đã không dành cho cô điều đó.
- Tai hoạ giáng xuống đầu Mị từ lúc nào?
Tai hoạ giáng xuống đầu Mị ngay đêm tình mùa xuân hò hẹn với người yêu. “Đến tết năm ấy.. cõng Mị đi” (Tr.5).
. “ Sáng hôm sau nhà thống Lý Pá Tra”.Mị đã bị bắt cóc về nhà thống lý Pá Tra để làm con dâu gạt nợ.
- TH kể gì về Mị từ khi về làm dâu nhà hống lí?
- GV nhấn mạnh, chốt:
- HS tóm lược những nét cơ bản về cuộc sống bất hạnh của Mị trong gđ thống lí.
+ Mị hiện lên không phải ở chân dung mà là một thân phận “Ai ở xa vềnhà thống lý Pá Tra” (Tr.4).
à Ngay những dòng đầu tiên ta thấy rõ Mị bị ném vào vị trí không phải dành cho con người. Món nợ truyền kiếp đã cướp trắng cả tuổi trẻ dạt dào khát vọng của Mị.
“Bây giờ thì Mị tưởng mình cả đêm, cả ngày” (Tr. 6).
+ Mị chỉ là con dâu trên danh nghĩa, còn thực chất cô là tôi tớ cho nhà giàu.
à Mị phải làm việc như một nô lệ. Những công việc cứ lặp đi lặp lại suốt tháng, suốt năm. Con người giống như một thứ công cụ lao động cho nhà giàu vậy.
àMị bị đối xử như một nô lệ: Làm vợ A Sử nhưng không một ngày được coi là vợ. A Sử hắt hủi, đánh đập tàn tệ. Tết đến Mị muốn đi chơi, A Sử không cho đi, còn trói Mị lại.
“Mị không nói khép cửa buồng lại” (Tr. 9).
’Làm con dâu nhà thống lí, nhưng chưa một ngày Mị được coi là người. Cô bị đánh đập, hành hạ biết bao tủi cực.
- Sự khổ cực đã khiến cho Mị trở thành như thế nào?
+ Nỗi khổ cứ mỗi ngày chất chồng khiến cho Mị:
à Tưởng rằng “Mình cũng là con trâu, con ngựa” của nhà giàu. Thậm chí không bằng con trâu, con ngựa. Bởi “con ngựa, con trâu cả đêm, cả ngày” (Tr. 6).
àCó lúc Mị muốn chết “có đến hàng mấy tháng nhà thống lí” (Tr. 6). Mị thương cha, Mị không đành lòng chết. Cô trở lại nhà thống lí Để rồi “Ở lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”.
	à Rồi “Mỗi ngày Mị càng không nói, lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” (Tr. 6). Người ta đến nhà thống lí không ai biết đến một cô con dâu mà chỉ biết đến, nhìn thấy một người đàn bà “cúi mặt, mặt buồn rười rượi” lẫn trong đá, lẫn với tàu ngựa, lẫn với con vật, giống như con vật mà thôi!
GV: Chứng kiến cuộc sống khổn khổ của Mị chúng ta hiểu rằng vào cái thời kì đen tối ấy, kiếp người đã bị kẻ thống trị tàn bạo biến thành kiếp vật. Nhà văn đã thành công khi sử dụng thủ pháp so sánh để cực tả nỗi khổ đau đó.
- HS ghi vắn tắt: kiếp người ’ kiếp vật: so sánh để cực tả nỗi đau.
+ Đó còn là nỗi đau khổ về tinh thần. Chi tiết nào có sức biểu đạt nhất cho điều này? 
- Đó là cái buồng Mị ở.
GV: Chi tiết này phản ánh nỗi đau của Mị. Nhưng nó cũng có sức tố cáo mạnh mẽ. “Ở cái buồng Mị nằm chết thì thôi” (Tr. 6, 7).
- Em có nhận xét gì về căn buồng Mị ở?
GV: Căn buồng ấy là một chi tiết thể hiện sự sáng tạo độc đáo của Tô Hoài từ sự quan sát thực tế. Nó chính là ẩn dụ về nỗi đau khổ đến tột cùng của một con người. Cũng là lời tố cáo về tội ác tàn bạo nhất của bọn phong kiến.
 Đó không phải là cái buồng ở. Nó là thứ buồng giam, nhà ngục giam hãm con người, đày đoạ con người đến mức bi thảm, tuyệt vọng chỉ còn biết “Ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi”.
* Tóm lại, cuộc sống của Mị bị bóp nghẹt, bức bối cả về thể xác lẫn tinh thần. Giai cấp thống trị đã khiến cô trở thành cái xác không hồn. Nỗi khổ nhục đã làm thay đổi chân dung, tính cách con người.
Từ cuộc đời, số phận Mị nhà văn đã dựng lên bản cáo trạng đối với giai cấp thống trị ở miền núi thời đó. Chính họ đã vùi dập, tước đoạt tất cả quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.
GV: Bút lực và tấm lòng của Tô Hoài là ở chỗ này. Muốn phơi bày thực trạng đau khổ của kiếp người, giọng trần thuật của ông gây ám ảnh “lạnh buốt”. Ông kể, lời kể với những chi tiết dồn nén nhân vật đến tận cùng bi thảm.
c. Củng cố, luyện tập (5 phút)
- Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói lên suy nghĩ của em về tp "Vợ chồng A Phủ" sau tiết học này.
- Ấn tượng sâu sắc nhất của em sau tiết học này là gì?
(Tuỳ thời gian của tiết học mà gv có thể chọn một trong 2 câu hỏi trên để củng cố).
- GVnhận xét, bổ sung, gợi ý, chốt:
- HS viết khoảng 5 câu, đọc
- HS nhận xét
- HS nói lên điều mình ấn tượng sâu sắc nhất.
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2 phút)
- Đọc lại tác phẩm
- Tìm thêm chi tiết để làm sáng tỏ nỗi thống khổ của Mị và tộ ác của thực dân phong kiến mà biểu hiện cụ thể trong tp là gia đình thống lí.
- Sức tố cáo thể hiện rõ nhất ở điều gì?
- Tiếp tục tìm hiểu tác phẩm (Sức sống tiềm tàng ở Mị, nhân vật A Phủgiá trị nhân đạo của tp).

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu van 12 Soan theo mau moi.doc