SỬ DỤNG LUẬN CỨ
A/. MỤC TIÊU:
Giúp H:
- Hiểu vai trò quan trọng của luận cứ trong bài văn nghị luận.
- Biết sử dụng luận cứ hợp lí và hiệu quả trong bài văn nghị luận.
B/.CHUẨN BỊ:
*GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
*HS: SGK, k/thức c/bản về “Sử dụng luận cứ”
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
G hướng dẫn H thảo luận và trả lời các câu hỏi.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ:
- Luận điểm là gì?
* Luận điểm là linh hồn của bài văn NL. Nêu luận điểm k thiếu xác đáng hoặc k nêu được tầm quan trọng vấn đề cần NL, bài văn NL hoàn toàn k đạt yêu cầu.
Ngày dạy: Tiết : 94 SỬ DỤNG LUẬN CỨ ® A/. MỤC TIÊU: Giúp H: - Hiểu vai trò quan trọng của luận cứ trong bài văn nghị luận. - Biết sử dụng luận cứ hợp lí và hiệu quả trong bài văn nghị luận. B/.CHUẨN BỊ: *GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học. *HS: SGK, k/thức c/bản về “Sử dụng luận cứ” C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: G hướng dẫn H thảo luận và trả lời các câu hỏi. D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1 On định tổ chức: Kiểm diện HS 2. Kiểm tra bài cũ: - Luận điểm là gì? * Luận điểm là linh hồn của bài văn NL. Nêu luận điểm k thiếu xác đáng hoặc k nêu được tầm quan trọng vấn đề cần NL, bài văn NL hoàn toàn k đạt yêu cầu. - Làm thế nào để lựa chọn luận điểm đúng? (III) 3.Giảng bài mới: * Giới thiệu HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Luận cứ là gì, gồm những yếu tố nào ? Một bài văn nghị luận có thể thiếu luận cứ được không ? - Trong bài Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng những luận cứ nào ? Các luận cứ ấy đóng vai trò như thế nào trong việc tạo nên sức thuyết phục của bản Tuyên ngôn ? - Để làm bài văn NL tốt, người làm văn nghị luận cần phải biết sử dụng những luận cứ thế nào ? (GV gợi ý cho HS nêu sáu loại luận cứ như trong SGK. GV có thể yêu cầu HS nêu ví dụ về mỗi loại). - Lựa chọn luận cứ theo những tiêu chí nào ? - Cách sử dụng luận cứ như thế nào? + Đối với luận cứ chỉ nhớ đại ý thì làm thế nào ? 1. Lựa chọn luận cứ và phân tích luận cứ cho luận điểm của anh (chị) về truyện Người mù sờ voi. - - Chọn luận điểm? - Đối với luận điểm trên cần chọn những luận cứ nào ? 2. GV hướng dẫn HS trao đổi, đề xuất những luận điểm và luận cứ cho đề bài Bảo vệ môi trường sống. I/. Tìm hiểu vai trò và yêu cầu của luận cứ: Luận cứ là một yếu tố không thể thiếu của văn NL. Luận cứ không chỉ làm cho luận điểm có sức thuyết phục, mà còn làm cho nội dung bài văn sinh động, phong phú, hấp dẫn. TD: Những luận cứ trong bài “Tuyên ngôn độc lập” – HCM. (85,86) II/. Sử dụng luận cứ: Để làm bài văn NL tốt, người làm văn nghị luận cần phải biết: a/ Tích lũy luận cứ: - Các sự thật l/sử và đ/sống. - Các tư tưởng, lý luận của những nhà tư tưởng lớn, của nhân loại. - Các số liệu kh/học được công bố trên các báo, tạp chí về dân số, về số lượng H trong cả nước, về thu nhập, về sự p/triển k/tế, k/thuật.... - Các định lí, định luật khoa học. - Các câu tục ngữ, thành ngữ, cách ngôn, kết tinh trí tuệ của dân gian và nhân loại. - Các câu thơ, các câu văn, các hình ảnh, chi tiết, nhân vật , trong TPVH. b/ Lựa chọn luận cứ: - Luận cứ cần phù hợp với yêu cầu khẳng định luận điểm. - Luận cứ phải xác thực. - Luận cứ phải tiêu biểu. - Luận cứ phải vừa đủ, đáp ứng y/cầu CM toàn diện cho luận điểm. - Luận cứ cần phải mạnh mẻ. c/ Cách sử dụng luận cứ: - Phải dẫn dắt luận cứ và chỉ ra nguồn của luận cứ. - Cần trích dẫn chính xác. Có thể dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp. – Cách kết hợp luận cứ với luận điểm bằng thao tác lập luận. III/. Luyện tập, củng cố: BT1 SGK/87: Lựa chọn luận cứ và phân tích luận cứ cho luận điểm về truyện Người mù sờ voi. 1/ Chọn luận điểm : Đây là một ngụ ngôn mang tính triết lí nói về tính hạn chế của nhận thức con người. Chân lí thì có một, nhưng nhận thức thì mỗi người một khác. 2/ Các luận cứ: - Nhiều người mù (không phải thầy bói !). Nhận thức khác nhau, cãi vã nhau. - Lời cảm khái của nhà vua như một lời tổng kết: + Người mù là người nhận thức, tượng trưng cho con người thì rất đông. + Voi tượng trưng cho sự thật. + Đúng, sai là ý kiến về sự thật rất khác nhau. BT2 SGK/88: – Trước hết GV nêu câu hỏi : Môi trường sống của con người gồm những yếu tố nào ? Đó là đất đai, không khí, cây xanh, nguồn nước, nhiệt độ, chỗ ở, nguồn thức ăn,... – Tiếp theo, GV có thể hỏi : Vì sao phải bảo vệ môi trường sống ? Các yếu tố của môi trường ấy đang bị phá hoại nghiêm trọng như thế nào ? Làm thế nào để bảo vệ môi trường sống ? Ai là người tham gia bảo vệ môi trường sống ?,... (GV gợi ý để HS nêu các luận cứ cần thiết cho bài văn). 4/. Củng cố và luyện tập: - Luận cứ là gì? - Lựa chọn luận cứ theo những tiêu chí nào ? 5/. Hướng dẫn H tự học ở nha: Học bài. Chuẩn bị bài: Chiếc thuyền ngoài xa + Đọc VB, tiểu dẫn, chú thích và tri thức đọc- hiểu. + Sơ nét về tác giả? Tác phẩm? + Trả lời theo câu hỏi hướng dẫn học bài. E/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: