Giáo án Ngữ văn 12 Nâng cao tiết 93+ 94: Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu

Giáo án Ngữ văn 12 Nâng cao tiết 93+ 94: Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu

Tiết 93, 94 – Đọc văn:

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

 Nguyễn Minh Châu

A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp HS:

- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình ; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.

 

doc 16 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4372Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 Nâng cao tiết 93+ 94: Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 93, 94 – Đọc văn:
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
 Nguyễn Minh Châu
A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 Giúp HS:
- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình ; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.
- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.
B – HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
I – HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
- Chú ý so sánh với các sáng tác văn xuôi giai đoạn trước 1975 của chính Nguyễn Minh Châu để thấy sự vận động về tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. 
- Truyện đọc lược bỏ một số đoạn nhưng đoạn trích học vẫn còn khá dài. Trên cơ sở ở nhà HS đã đọc kĩ tác phẩm, sau phần giới thiệu chung, GV có thể yêu cầu HS tóm tắt cốt truyện, điểm các nhân vật chính, chia đoạn,...
- GV nên kết hợp với các hình thức trực quan (nếu có thể). 
II – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: 
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
A – GIỚI THIỆU CHUNG
I – TÁC GIẢ
Dựa vào phần Tiểu dẫn trong SGK, anh/chị hãy giới thiệu vài nét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu ?
II – TÁC PHẨM
Tác phẩm được in trong tập nào ?
- Tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác nào của Nguyễn Minh Châu ?
B – ĐỌC – HIỂU
I – ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Bố cục
Tác phẩm có thể chia làm mấy phần ? Hãy nêu nội dung chính của từng phần ?
2. Chủ đề
Chủ đề của truyện ngắn này là gì ? 
3. Nhan đề
Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa có ý nghĩa gì ?
GV bình:
Qua nội dung câu chuyện, nhất là qua sự vỡ lẽ của người phóng viên nhiếp ảnh và vị thẩm phán, ta thấy hình ảnh con thuyền nhìn từ xa rất khác với lúc nhìn gần. Hình ảnh con thuyền trong những bức ảnh chụp của người phóng viên gắn với cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh. Nhưng cuộc sống đích thực của gia đình hàng chài kia thì chẳng có gì giống thế. 
II – TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Tình huống truyện
a. Cách xây dựng tình huống
Trong truyện ngắn này, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng một tình huống truyện như thế nào ?
b. Ý nghĩa của tình huống
* Đây là một tình huống nhận thức
* Đây là tình huống độc đáo, mang ý nghĩa khám phá và phát hiện về sự thật đời sống
GV chốt lại:
Tóm lại, tác giả đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn, mang ý nghĩa phát hiện, khám phá về sự thật đời sống, một tình huống nhận thức. Dường như Nguyễn Minh Châu muốn kéo hiện thực cuộc sống từ xa lại thật gần để nhìn nhận cuộc sống một cách rõ nét hơn, từ đó mà khám phá ra những bất ngờ thú vị. Đó là những hạt ngọc ẩn khuất sau vẻ đẹp lam lũ, khổ đau khó nhọc của con người. 
2. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
a. Phát hiện thứ nhất - vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương
Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng. Anh đã cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa trên biển sớm mờ sương ?
GV chốt lại:
Dường như trong hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa biển sớm mù sương, người nghệ sĩ đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời. Ở đây, chân lí nghệ thuật đã được khẳng định: nghệ thuật giúp thanh lọc tâm hồn, làm cho người nghệ sĩ được sống thực sự trong những giây phút thật nhất, trong sáng nhất của lòng mình. 
b. Phát hiện thứ hai - nghịch cảnh trớ trêu của gia đình hàng chài
Phát hiện thứ hai của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng mang đầy nghịch lí. Anh đã chứng kiến và có thái độ như thế nào trước những gì diễn ra ở gia đình thuyền chài ? 
GV bình:
Qua sự đối lập giữa cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh với hiện thực nhọc nhằn, cay cực của những người dân hàng chài, chắc chắn người đọc cũng như nhân vật phóng viên Phùng trong truyện đều mong muốn nghệ thuật phải dành ưu tiên trước hết con người, phải góp phần giải phóng con người khỏi sự cầm tù của đói nghèo, tăm tối và bạo lực. Muốn vậy, người nghệ sĩ không thể nhìn cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải có tấm lòng, có can đảm và biết trăn trở về con người. Chiếc thuyền ngoài xa thì rất đẹp nhưng khi nó ở gần, khi cuộc sống trần trụi phơi bày chẳng có chút gì thi vị như người phóng viên đã cảm nhận trước đó. 
GV chốt lại:
Tóm lại, qua nghịch cảnh trớ trêu của gia đình hàng chài, nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi tới người đọc những suy ngẫm hết sức sâu sắc: mỗi chúng ta và nhất là người nghệ sĩ thì không nên đơn giản sơ lược để mà nhìn nhận cuộc sống bởi vì cuộc sống rất đa dạng và phức tạp. Nó không chỉ có những vẻ đẹp như mơ mà còn có cả những điều xấu xa và độc ác. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người. 
3. Hình tượng người đàn bà hàng chài
a. Vẻ bề ngoài của người đàn bà
Vẻ bề ngoài được tác giả khắc họa như thế nào qua:
- Tên.
- Tuổi.
- Ngoại hình (đặc biệt là khuôn mặt và đôi mắt).
GV chốt lại:
Nguyễn Minh Châu rất chú ý khắc họa hình ảnh người đàn bà với các chi tiết ngoại hình để giúp người đọc phần nào hình dung được cuộc sống đau khổ, bất hạnh của người đàn bà. 
b. Nỗi đau của người đàn bà cùng với những nét đẹp của người mẹ trong những tình huống éo le, bi kịch nhất
Nỗi đau của người đàn bà được thể hiện như thế nào (về thể xác và tinh thần) ?
* Nỗi đau của người đàn bà
GV bình:
Vì vậy, bà đã thầm lặng chịu đòn chồng, bà ôm nỗi đau, nuốt giọt tủi, vùi nỗi xấu hổ, nhục nhã vào cõi sâu tâm hồn, tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài. Đó là sự cam chịu nhẫn nhục như thế của người mẹ đáng thương rất đáng được chia sẻ và cảm thông. Tình thương con vô bờ đã giúp người mẹ vượt qua nỗi đau tột cùng về thể xác.
* Những nét đẹp của người mẹ
Trong khi người đàn bà phải thầm lặng chịu đựng cả nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần thì bà đã bộc lộ những nét đẹp nào của người mẹ ?
GV bình:
Thật cảm phục biết bao khi một người quanh năm bị chồng đày đọa mà vẫn nhìn nhận về hành động độc ác của chồng với một tấm lòng bao dung, độ lượng. Bà nhìn nhận về hành động tội ác của người đàn ông bằng cái nhìn của người trong cuộc, của một người luôn cùng hắn đồng cam cộng khổ chống chọi với biển cả trên cùng một con thuyền, của người hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc... với một tấm lòng vị tha, rộng lượng. 
GV chốt lại:
Tóm lại, qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài, tác giả muốn gửi đến người đọc những suy ngẫm hết sức sâu sắc về cuộc đời, về nghệ thuật: chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người - đó là cái nhìn đa chiều, ở các cự li khác nhau, để phát hiện ra bản chất sau vẻ ngoài của cuộc sống và con người. Phải chăng, sau câu chuyện rất buồn này, trái tim nhân hậu của Nguyễn Minh Châu vẫn ấm áp niềm yêu tin yêu, sự trân trọng trước vẻ đẹp của tuổi thơ, của tình mẫu tử, sự can đảm và bao dung của người phụ nữ. Đó không phải là vẻ đẹp chói sáng, hào hùng mà là những hạt ngọc khuất lấp, lẫn trong cái lấm láp lam lũ của đời thường. 
4. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy
- Mỗi khi ngắm bức ảnh được chọn thì người nghệ sĩ nhiếp ảnh đều nhìn thấy những gì đằng sau bức tranh ? 
- Ý nghĩa biểu tượng của những chi tiết nghệ thuật ấy là gì ? Đằng sau chi tiết này, ai có thể đọc ra quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu ?
5. Nghệ thuật đặc sắc
Hãy chỉ ra những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn ?
III – TỔNG KẾT
Hãy rút ra những nội dung chính của truyện ngắn ?
A – GIỚI THIỆU CHUNG
I – TÁC GIẢ
- Nguyễn Minh Châu thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học nước ta hiện nay (Nguyên Ngọc). Sự tinh anh và tài năng trước hết thể hiện ở quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật: 
+ Trước 1975, ông là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn.
+ Sau 1975, ông là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng cái nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. 
- Ông được coi là một trong những cây bút tiên phong của Văn học Việt Nam thời kì đổi mới: nghĩ và viết nhiều về đời thường, về những vấn đề bức xúc đằng sau những chiến công, những vấn đề xã hội, về số phận và phẩm cách con người trong thực trạng phức tạp của đất nước. 
II – TÁC PHẨM
- Chiếc thuyền ngoài xa được sáng tác tháng 8/1983, lúc đầu in trong tập Bến quê (1985), sau được Nguyễn Minh Châu lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn khác (in năm 1987). 
- Chiếc thuyền ngoài xa rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai. Tác phẩm ra đời trong những năm tháng đầy trăn trở, đấu tranh quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, chuẩn bị cho công cuộc đổi mới đất nước. 
B – ĐỌC – HIỂU
I – ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Bố cục
Truyện ngắn có thể chia làm ba đoạn:
- Từ đầu ¨ chiếc thuyền lưới vó đã biến mất: hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
- Tiếp theo ¨ chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá: câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện. 
- Còn lại: tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy.
2. Chủ đề
Qua truyện ng ... g đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Lúc nào mụ cũng xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi. Ngoại hình của người đàn bà ấy gợi lên ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ, vất vả, quanh năm phải chống chọi với cái nghèo, cái đói và với thiên tai khắc nghiệt. 
¨ Ngay hình thức bên ngoài của bà đã dự báo những điều không bìnhthường của cuộc sống. 
- Khắc họa về hình ảnh người đàn bà, Nguyễn Minh Châu tập trung khắc họa khuôn mặt và đôi mắt - nơi ẩn dấu những bí ẩn của cuộc đời mà khám phá biết bao giờ mới biết đến tận cùng:
+ Ở người đàn bà xấu xí, chằng chịt những vết rỗ ấy có một đôi mắt thật lạ. Đôi mắt ấy chính là cuộc đời mụ. Đôi mắt của một tâm hồn không bình lặng, nhẫn nhục, cam phận, chịu đựng những khắc nghiệt của cuộc đời nhưng vẫn ánh lên những khát vọng hạnh phúc:
­ Đôi mắt ngước nhìn ra ngoài mặt phá nước chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng rồi lại đưa mắt nhìn xuống chân. 
­ Đôi mắt ấy đã từng nhìn thẳng vào chúng tôi, lần lượt từng người một nói những lời không phải dễ nghe. 
­ Đôi mắt như đang nhìn suốt cả đời mình, nhìn về quá khứ, tìm những gì tốt đẹp vốn đã có ở người chồng vũ phu, tìm cách nhận lỗi về mình, Đôi mắt ấy ẩn giấu một cuộc đời, lúc bình lặng, lúc bão tố như biển. 
+ Đó là một khuôn mặt mệt mỏi, tái ngắt vì thiếu ngủ, vì lao lực ; khuôn mặt chứa đầy những giọt nước mắt trong những vết rỗ chằng chịt ; khuôn mặt cúi xuống nhẫn nhục khi nói chuyện về đời mình. Khuôn mặt ấy còn ám ảnh người nghệ sĩ mãi cho đến khi anh đã về thành phố.
b. Nỗi đau của người đàn bà cùng với những nét đẹp của người mẹ trong những tình huống éo le, bi kịch nhất
* Nỗi đau của người đàn bà
- Nỗi đau về thể xác
+ Thường xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng vậy mà bà vẫn nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu ấy: Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó... Tức là người đàn bà này chấp nhận mọi thiệt thòi về mình, miễn là không phải bỏ lão chồng vũ phu ấy. 
+ Bà bị đánh đập, hành hạ một cách triền miên và vô cớ nhưng bà không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách trốn chạy. Bởi vì, bà coi đó là lẽ đương nhiên, chỉ đơn giản bởi trong cuộc sống mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con được sống và lớn lên: đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa [...] Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên mặt đất được ! 
- Nỗi đau về tinh thần: 
+ Bà có một ước muốn là sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão... đưa tôi lên bờ mà đánh...vì bà luôn nơm nớp lo sợ sự hành hạ của chồng với mình sẽ làm cho các con bị tổn thương. Chính vì thế, bà âm thầm chịu đựng sự rầy vò về tinh thần. 
+ Mặc dù, khi bà đã hết sức che nhưng những đứa con vẫn biết được sự thực đau lòng ấy. Lúc ấy, bà cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. Bà đã ôm chầm lấy thằng Phác rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Có lẽ phải đau đớn, hoảng sợ lắm thì bà mới chắp tay vái lấy vái để đứa con mình. Bà đã không sao tránh được cho con cái khỏi bị tổn thương do bạo lực gia đình. Bà làm như vậy như là để tạ tội với đứa con của mình vì đã không thể cho nó một mái ấm hạnh phúc. 
Sau đó, bà rất hoảng sợ vì không biết thằng bé có thể làm điều gì dại dột với bố nó hay không ? Đây giống như một lời cầu xin đứa con đừng căm giận bố nó và đừng độc ác như bố của nó, vì theo bà nó có tính khí đến mặt mũi giống như lột ra từ cái lão đàn ông đã từng hành hạ mụ. Đứa con - thằng Phác - vì yêu mẹ, thương mẹ mà thành ra căm ghét bố mình. 
* Những nét đẹp của người mẹ
- Trong đau khổ triền mien, người đàn bà ấy vẫn biết trân trọng và chắt chiu được những hạnh phúc dù là nhỏ nhoi nhất: cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ [...] Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no... Khi nói về những điều đó, khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như nở nụ một nụ cười. Niềm hạnh phúc nhỏ nhoi này giống như một liều thuốc an thần cho người đàn bà vượt qua được mọi khó khăn, vất vả. 
- Bà là một người giàu lòng vị tha, rộng lượng và thấu hiểu lẽ đời: người đàn ông là chồng bà trước kia là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi. Theo bà, sự độc ác của ông chồng là cả một quá trình tha hóa nhân cách:
+ Giá tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn, từ ngày cách mạng về đã đỡ khổ chứ trước kia vào các vụ bắc, ông trời làm biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối...
+ [...] cũng nghèo khổ, túng quẫn đi vì trốn lính [...] nhưng cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật.
¨ Bà hiểu đây chính là nguyên nhân khách quan dẫn đến quá trình tha hóa của người chồng: chồng bà đã biến thành kẻ tàn nhẫn độc ác là do đói nghèo, mà nguyên nhân của đói nghèo là do đông con và trốn lính. Đói nghèo đã tha hóa người đàn ông hiền lành, chất phác ấy. Rõ ràng, trong mắt của người đàn bà, người chồng vũ phu kia chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh sống khắc nghiệt. Và điều đó cho thấy thái độ thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ mà người phụ nữ vùng biển đã dành cho chồng mình. 
- Đây là một người đàn bà thấu hiểu thiên chức làm mẹ, hi sinh hết lòng vì những đứa con, trân trọng những phút giây hạnh phúc hiếm hoi nên dù được Đẩu mời đến công sở khuyên nên tự giải thoát cuộc đời mình khỏi người chồng tàn bạo, nhưng bà ta vẫn kiên quyết từ chối: quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó... vì đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên mặt đất được ! Đó là người mẹ giàu đức hi sinh và thấu hiểu lẽ đời. Một người phụ nữ vẫn giữ được vẻ đẹp truyền thống của người Á Đông: nhẫn nhịn, hi sinh bản thân vì gia đình chồng con. Câu chuyện này của người phụ nữ hàng chài khiến cho Đẩu nhận ra rằng cuộc đời của người đàn bà này không hề đơn giản như anh tưởng. Trong hoàn cảnh này, cách hành xử của bà ta là dường như không thể khác. Có lẽ, giải pháp bỏ chồng mà anh đang áp dụng cho trường hợp người đàn bà này là không ổn. Cần phải có những biện pháp khác. 
4. Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy
- Mỗi khi ngắm nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, người nghệ sĩ Phùng cảm thấy lạ lùng vì thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai, và nếu nhìn lâu hơn thì bao giờ anh cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh [...] hòa lẫn trong đám đông. Ấn tượng của Phùng tưởng lạ lùng nhưng hoàn toàn hợp logic, vì nó giống như một sự ám ảnh sâu sắc đối với người nghệ sĩ. Phùng sẽ như bức ảnh lịch qua sự ám ảnh đó chứ không phải nhìn bằng con mắt khách quan. 
- Cái màu hồng hồng của ánh sương mai là biểu tượng cho nghệ thuật ; còn hình ảnh người đàn bà đang bước ra khỏi tấm ảnh đã gợi lên những lam lũ, khốn khó của đời thường - đó chính là cuộc đời. Phải chăng đây chính là cái nhìn sâu sắc của nghệ thuật, là lời kêu gọi của Nguyễn Minh Châu về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: hãy rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật với hiện thực. Nghệ thuật không được xa rời cuộc đời vì nghệ thuật chính là cuộc đời và vì cuộc đời. Nếu nghệ sĩ mang trái tim có tình yêu sâu nặng với con người, anh ta cần phải trung thực, dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực, trước hết phải nhìn vào số phận con người. 
5. Nghệ thuật đặc sắc
- Tác giả đã tạo ra một tình huống truyện độc đáo, bất ngờ, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống, làm nên những thay đổi trong nhận thức về con người và cuộc sống. 
- Tác giả đã chọn ngôi kể thích hợp: người kể chuyện là nhân vật Phùng, hay nói đúng hơn, đó là sự hóa thân của tác giả vào nhân vật Phùng. Việc chọn ngôi kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục. 
- Ngôn ngữ linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm tính cách của từng nhân vật: giọng điệu lão đàn ông thật thô bỉ, tàn nhẫn với những từ ngữ đầy vẻ tục tằn, hung bạo ; những lời của người đàn bà thật dịu dàng và xót xa khi nói với con, thật đau đớn và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận mình ; những lời của Đẩu ở tòa án huyện rõ là giọng điệu của một người tốt bụng, nhiệt thành,... 
III – TỔNG KẾT
Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống và con người. Truyện kể về chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của anh về nghệ thuật và cuộc đời. Qua câu chuyện bình dị này, tác giả muốn thể hiện một triết lí nhân sinh, đồng thời cũng là triết lí nghệ thuật: văn chương cần trở về với đời thường, đi sâu khám phá sự thật cuộc đời ở bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt, thì văn chương cũng đã ít nhiều đáp ứng được nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. 

Tài liệu đính kèm:

  • docChiec thuyen ngoai xa Nang cao.doc