Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 9, 10: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 9, 10: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

 Tiết: 9,10 Giảng văn: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC .Giúp HS

 + 1.Kiến thức: Nắm được nội dung sâu sắc và mới mẻ mà tác giả đặt ra trong bài viết: Nguyễn Đình Chiểu, một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc cần được đánh giá đúng hơn đầy đủ hơn.

 + 2. Kĩ năng: Đọc hiểu, thấy được vẻ đẹp về mặt hình thức của một bài văn nghị luận: nêu cách vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, lối diễn đạt giàu màu sắc biểu cảm, rèn luyện kĩ năng phân tích bài văn nghị luận

 + 3. Thái độ: Lòng tự hào sự cảm thông và thái độ đúng đắn khi đánh giá về nhà thơ NĐC

II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 - SGK, SGV, Sách tham khảo

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 - GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các PP đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 9, 10: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/8/2009 
Tuần 03: Từ tiết 9à12 
 Tiết: 9,10 Giảng văn: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC .Giúp HS 
 + 1.Kiến thức: Nắm được nội dung sâu sắc và mới mẻ mà tác giả đặt ra trong bài viết: Nguyễn Đình Chiểu, một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc cần được đánh giá đúng hơn đầy đủ hơn.
 + 2. Kĩ năng: Đọc hiểu, thấy được vẻ đẹp về mặt hình thức của một bài văn nghị luận: nêu cách vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn, lối diễn đạt giàu màu sắc biểu cảm, rèn luyện kĩ năng phân tích bài văn nghị luận
 + 3. Thái độ: Lòng tự hào sự cảm thông và thái độ đúng đắn khi đánh giá về nhà thơ NĐC
II.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 - SGK, SGV, Sách tham khảo 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 - GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các PP đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày những nét đặc sắc nhất trong quan điểm sáng tác của HCM ? Những đặc điểm cơ bản của PCNT Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh ?
2. Bài mới:
 GV dẫn lời vào bài: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn, thơ văn ông ghi lại được “ Lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại” đó là một sự thật. Nhưng để cảm nhận được cái hay, cái đẹp thơ văn của ông không phải ai cũng dễ dàng cảm nhận được. Vậy mà, Phạm Văn Đồng không phải người chuyên làm lí luận hay phê bình nhưng khi viết về Nguyễn Đình Chiểu cùng thơ văn của ông nó trỡ thành áng văn hay xếp vào hàng tiêu biểu trong văn xuôi nghị luận nửa cuối thế kỉ XX. Từ góc nhìn mang tính thời đại, tác giả đã đánh giá với một tấm lòng cảm thông và trân trọng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung. ( Tiết 1 )
Gọi hs đọc tiểu dẫn và trả lời câu hỏi:
+ Anh ( chị ) đã có những hiểu biết gì về tg bài văn ?
( Là người học trò xuất sắc của chủ tịch HCM, vị thủ tướng lâu năm nhất của nước ta (1955-1987); Văn NL của ông đầy nhiệt tình, lôi cuốn người đọc bằng những luận điểm mới mẻ, sâu sắc trong lời văn trong sáng nhiều hình ảnh )
- Gợi ý để hs rút ra mục đích sáng tác của tác phẩm (PVĐ viết tác phẩm này có phải chỉ để kỉ niệm ngày mất của NĐC) ( bài viết sau được đưa vào tập tiểu luận Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ )
+ Xác định thể loại của văn bản?
+ Xđ các phần của văn bản theo thể loại, nêu nội dung từng phần
 * Ngoài những câu mở đầu và kết luận, bài văn chia 3 phần
+ Xđ các luận điểm chính trong mỗi phần và đặt tên cho từng luận điểm đó?
+ So với trật tự thông thường, cách sắp xếp các luận điểm đó có gì khác? nhận xét về bố cục và lí giải?
( NĐC viết LVTiên trước nhưng trong bài tiểu luận lại nói đến sau; và nó được xác định là “1 tác phẩm lớn” nhưng khi viết về cuốn truyện thơ đó tác giả không viết kĩ bằng thơ văn yêu nước )
HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
* Nêu yêu cầu đọc và gọi hs đọc văn bản, nhận xét, chỉnh sửa (đọc mẫu một đoạn)
 + Em có nhận xét gì về cách mở bài của tác giả ?
- Y/c HS giải thích nội dung ý nghĩa câu văn “trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường.. cũng vậy”?
 + Hãy cho biết, theo tác giả thì những lí do nào làm cho “ngôi sao NĐC ”chưa sáng tỏ hơn ?
 ( Tiết 2 ) ( Phần thân bài )
+ Tác giả bài viết có viết lại tiểu sử của NĐC không? T/g đã nhấn mạnh những phương diện đặc biệt nào của cuộc đời và thơ văn NĐC ? ( đặc điểm riêng)
Tác giả không viết lại tiểu sử NĐC chỉ nhấn mạnh vào khí tiết“ một người chí sĩ yêu nước” 
+Theo em, nội dung quan niệm văn chương của NĐC là gì ?
+ Con người và quan điểm thơ văn của NĐC có gì đáng trân trọng kính phục ? Tác giả bài viết đã làm sáng tỏđiều ấy như thế nào ?
 ( để làm sáng tỏ điều đó tác giả đã khái quát trong ba luận điểm đã nêu nhằm giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn cao đẹp của NĐC )
 + Vì sao tác giả lại bắt đầu P2 bằng cách tái hiện lại hoàn cảnh lịch sử VN từ 1860-1880? 
 + Tại sao tác giả lại nhấn mạnh đến VTNSCG? Tìm đoạn văn thể hiện sự đánh giá cao của tác giả ?
 Tác giả đánh giá rất cao ý nghĩa của bài văn tế trong hoàn cảnh đương thời ,từ góc nhìn của thời hiện đại, những năm 60 của thế kỉ XX - chứ không phải của một người hoài cổ - Thơ văn yêu nước của NĐC vẫn có giá trị thời sự sâu sắc. 
+ Về tác phẩm Lục vân Tiên, tác giả đã bác bỏ một số ý kiến hiểu chưa đúng về tác phẩm như thế nào ?
 * Tác giả nhận định trực tiếp: “Bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, ca ngợi những người trung nghĩa”. Cách nhận xét bình giá của tác giả đã chỉnh đốn lại những sai lầm và phiến diện về Lục Vân Tiên “trả cho Xê-da những gì vốn của Xê-da”
 + Trong phần kết bài: Tác giả đã đưa ra những bài học nào từ cuộc đời và thơ văn của NĐC? nhận xét về cách kết bài ?
 HĐ 3: Hướng dẫn HS tổng kết và luyện tập.
 + Hãy khái quát những giá trị cơ bản của bài văn nghị luận? 
 + Thế nào là phong cách chính luận? Những đặc điểm cơ bản của PCCL? Vận dụng để tìm hiểu phong cách chính luận của PVĐ thể hiện qua tác phẩm?
 ( Văn chính luận thiên về lí trí nhưng cũng có tính biểu cảm cao )
I. Đọc - hiểu khái quát.
1/ Tác giả PVĐ ( 1906-2000) 
- Nhà CM, chính trị, ngoại giao lỗi lạc của cách mạng VN thế kỉ XX, một nhà giáo dục lớn
- Không phải là người chuyên làm lí luận hay phê bình văn học, sự nghiệp chính mà ông đeo đuổi suốt cuộc đời: là sự nghiệp CM
- Tuy nhiên ở lĩnh vực văn học nghệ thuật, ông có một số tác phẩm quan trọng là vì: cũng là cách thức để phục vụ CM, là lĩnh vực mà ông quan tâm yêu thích.
2/ Văn bản 
a) Hoàn cảnh, mục đích sáng tác 
- 7/1963- Kỉ niệm 75 năm ngày mất NĐC ( đăng trên Tạp chí văn học tháng 7-1963)
- Để tưởng nhớ NĐC; định hướng, điều chỉnh cách nhìn nhận, đánh giá về NĐC và thơ văn của ông; khơi dậy tinh thần yêu nước trong thời đại chống Mĩ cứu nước
3/ Thể loại
- Nghị luận văn học: nhận định, đánh giá, làm sáng tỏ giá trị thơ văn của một tác giả trong quá khứ dân tộc.
4/ Bố cục
* Luận đề: NĐC , ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc
* Ba phần:
- Mở bài: NĐC, nhà thơ lớn của dân tộc cần phải được nghiên cứu, tìm hiểu và đề cao hơn nữa . Câu khái quát: “Ngôi sao NĐC, một nhà thơ lớn của nước ta.lúc này”
- Thân Bài:
+ Luận điểm1: Đánh gía con người và quan niệm sáng tác văn chương của NĐC . Tên luận điểm: Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước.
+ Luận điểm2: Đánh giá nét đặc sắc thơ văn yêu nước của NĐC ( “ Thơ văn yêu nước NĐC làm sống lại trong tâm trí của chúng ta phong trào kháng phápsuốt hai mươi năm trời”
+ Luận điểm3: Giới thiệu về giá trị lâu bền của truyện thơ Lục Vân Tiên ( “ Lục Vân Tiên, tác phẩm lớn nhấtmiền Nam” )
- Kết bài: Khái quát một lần nữa về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn NĐC- tấm gương sáng của mọi thời đại. Bài học thời sự từ thơ văn của NĐC.
­ Không kết cấu theo trình tự thời gian 
 + Lí giải (do mục đích sáng tác) ( mục đích nghị luận quyết định cách sắp xếp luận điểm và mức độ của từng luận điểm )
 + Bố cục chặt chẽ, linh hoạt và sáng tạo.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Phần mở bài
- Cách nêu vấn đề mới mẻ, độc đáo, đầy hấp dẫn. Tất cả có 4 câu văn ngắn, vừa và dài với 4 nhiệm vụ khác nhau.( C1:Khái quát tầm vóc của NĐC; C2:Làm rõ biểu tượng ngôi sao NĐC; C3: Khẳng định nhấn mạnh; C4: Nêu ra việc đánh giá chưa đầy đủ và sâu sắc về con người và thơ văn)
- Văn chương của NĐC có ánh sáng lạ thường ( phải có một cách nhìn “ đôi mắt” sáng suốt mới nhìn đúng )
- Vẫn còn những cách nhìn nhận chưa thoả đáng về thơ văn NĐC . Ví sao ?
 + Chỉ biết NĐC là tác giả Lục Vân Tiên, và hiểu biết LVT còn khá chênh lệch.
 + Người đọc chưa biết nhiều về thơ văn yêu nước của NĐC
=> Bằng so sánh liên tưởng-> nêu vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa định hướng cho việc nghiên cứu, tiếp cận thơ văn NĐC: cần có cách nhìn nhận sâu sắc, khoa học, hợp lí 
2. Phần thân bài:
a. Đánh giá về con người và quan niệm sáng tác thơ văn của Nguyên Đình Chiểu
 * Con người.
- Một nhà nho, sống trong cảnh nước mất nhà tan, đau thương.
-> khí tiết của người chí sĩ càng cao cả, rạng rỡ ( bị mù giữa tuổi thanh xuân, công danh lỡ dở ) ( Câu Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã-, chỉ phẩm chất tính cách Lục Vân Tiên nhưng cũng chính là phẩm chất, tính cách NĐC ) 
 * Quan niệm sáng tác văn chương của Nguyễn Đình Chiểu 
- Viết văn, làm thơ là một thiên chức, văn thơ là vũ khí chiến đấu, văn là người. NĐC là nhà thơ chiến sĩ: “Chở bao nhiêuchẳng tà”
=> Điều đáng trân trọng, kính phục trong cuộc đời NĐC là tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước, và lòng căm thù giặc sâu sắc. Điều trân trọng ở ngòi bút của NĐC là ngòi bút của một nhà thơ mù nhưng lại rất sáng suốt trong ca ngợi chính nghĩa, đạo đức, văn thơ là vũ khí chiến đấu
b. Đánh giá giá trị thơ văn yêu nước của NĐC
- Tái hiện một thời đau thương, khổ nhục mà vĩ đại của đất nước, nhân dânà Khẳng định NĐC xứng đáng là “ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” vì trước hết thơ văn ông đã “làm sống lại phong trào kháng pháp bền bỉ” từ năm 1860 về sau. Khẳng định giá trị phản ánh hiện thực của thơ văn NĐC.
- VTNSCG là một đóng góp lớn - đề cao nhiều nhất với giọng văn hào hứng nhất: 
+ Khúc ca của người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang
+ Lần đầu tiên, người nông dân đi vào văn học viết, là hình tượng nghệ thuật trung tâm.
ð Phạm Văn Đồng khẳng định với người đọc: Tác phẩm NĐC lớn lao bới tính chiến đấu của văn học ( cổ vũ cuộc chiến chống thực dân ), làm người đọc rung động trước những hình tượng “sinh động và não nùng”của những người suốt đời huy sinh vì nước vì dân, giữ vẹn khí phách cho dù chiến bại.
 c. Đánh giá giá trị của tác phẩm Lục Vân Tiên 
- Tác giả đánh giá toàn diện giá trị, hạn chế tác phẩm Lục Vân Tiên về cả nội dung và hình thức nghệ thuật ( ca ngợi chính nghĩa, đạo đức, ca ngợi người trung nghĩa; Hình thức dễ đi vào lòng người đọc, dễ hiểu, dễ nhớ bằng hình thức kể nôm na, dân gian..)
- Tác giả không ngần ngại chỉ ra: “ Những giá trị luân lí mà NĐC ca ngợi, ở thời đại chúng ta, theo quan điểm chúng ta đã lỗi thời”, có những chỗ “lời văn không hay lắm”à thái độ khách quan,thấu tình dạt lí, không phủ nhận hạn chế.
- Bác bỏ một số ý kiến hiểu chưa đúng về tác phẩm LVT
=> Thao tác “đòn bẩy” -> định giá tác phẩm LVT không thể chỉ căn cứ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu trau truốt, gọt dũa mà phải đặt nó trong mối quan hệ với đời sống nhân dân
3. Phần kết luận:
- Khẳng định, ngợi ca một lần nữa vị trí, vai trò của NĐC và thơ văn, sự tưởng nhớ NĐC 
- Bài học về mqhệ giữa văn học- nghệ thuật và đời sống, về sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá, tư tưởng 
=> Cách kết thúc ngắn gọn nhưng có ý nghĩa gợi mở, tạo sự đồng cảm ở người đọc.
 III. Tổng kết.
1/ Giá trị nội dung: một cách nhìn mới mẻ, sâu sắc, xúc động về một nhân cách trong sáng, một nhà thơ lớn của dân tộc
2/ Giá trị nghệ thuật
- Bố cục cân đối, hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ
- Cách nêu vấn đề độc đáo, giọng văn hùng hồn
- Lối diễn đạt đậm màu sắc biểu cảm: ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh, nhiều đoạn trực tiếp thể hiện cảm hứng ngợi ca. 
 IV. Bài tập nâng cao.
1. Đặc điểm về phong cách chính luận của Phạm Văn Đồng thể hiện qua tác phẩm:
 - Về nội dung: bàn về vấn đề chính trị, tư tưởng, xã hôi, mang tính thời sự cao. Qua bài viết, Tác giả đánh giá thơ văn yêu nước của NĐC vẫn có giá trị thời sự sâu sắc,có ý nghĩa trong hoàn cảnh đương thời , Tác giả đứng từ góc nhìn của thời hiện đại, những năm 60 của thế kỉ XX - chứ không phải của một người hoài cổ.
 - Về hình thức: Cách nêu vấn đề độc đáo, mới mẻ, sâu sắc; giọng văn hùng hồn. Lối diễn đạt đậm màu sắc biểu cảm: ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh, nhiều đoạn trực tiếp thể hiện cảm hứng ngợi ca. Thấu lí đạt tình
 3. Củng cố và dặn dò
 - 1/ Giá trị nội dung; giá trị nghệ thuật của thơ văn NĐC qua bài viết của PVĐ. Đọc tri thức đọc-hiểu.
 - 2/ chuẩn bị bài: Mấy ý nghĩ về thơ- Nguyễn Đình Thi; Đô-Xtôi-Ép-Xki- X. Xvai-gơ; Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng-Nguyễn Đăng Mạnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 910 Nguyen Dinh Chieu ngoi sao sang trong van nghe cua dan toc.doc