Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 77 đến 80

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 77 đến 80

VỢ NHẶT

 (Kim Lân)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Đọc- hiểu khái quát vài nét về tác giả- tác phẩm

 - Nắm được NT đặt nhan đề, tạo tình huống và bức tranh thảm đạm của dân tộc trong nạn

 đói 1945.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu truyện ngắn

3.Thái độ: Có thái độ thông cảm, sẽ chia trước cảnh ngộ đau thương của con người, trân trong

 những khát vọng sống chân chính của những con người đáng sống.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về tác phẩm, tác giả

 Trò: Vở bài soạn- sgk

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

 Vấn đáp- phân tích-tổng hợp

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 11 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1768Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 77 đến 80", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 77	Ngày soạn: 11/01/09
	Ngày giảng: 12/01/09
VỢ NHẶT
 (Kim Lân)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Đọc- hiểu khái quát vài nét về tác giả- tác phẩm
	- Nắm được NT đặt nhan đề, tạo tình huống và bức tranh thảm đạm của dân tộc trong nạn 
 đói 1945.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu truyện ngắn
3.Thái độ: Có thái độ thông cảm, sẽ chia trước cảnh ngộ đau thương của con người, trân trong 
 những khát vọng sống chân chính của những con người đáng sống.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về tác phẩm, tác giả
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích-tổng hợp
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Hãy tóm tắt hành động Mỵ cởi trói cho A Phủ? Nêu ý nghĩa?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Dựa vào tiểu dẫn sgk, hãy nhận xét một vài nét về cuộc đời và sự nghiệp VC của nhà văn Kim Lân?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
GV: Nhận xét, bổ sung
Lưu ý khi nhận xét về Kim Lân chúng ta nên gắn cuộc đời và sự nghiệp VC để thấy được sự cần cù chịu khó và táo bạo của nhà văn trong sáng tác. Đồng thời thấy được sở trường của KL, một nhà văn một lòng đi về với “đất”, đi về với “người”, đi về với cuộc sống thuần hậu nguyên thủy ở nông thôn bằng tâm hồn của một con người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Thật vậy trong TGNT của KL ta luôn tìm thấy được khung cảnh của c/s nông thôn, hình tượng người nông dân lam lũ , mộc mạc chân chất rất đỗi VN.
H: Em biết gì về tác phẩm “Vợ nhặt”? Cảm xúc chủ đạo của tác phẩm là gì?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
- Nêu xuất xứ
- Nêu chủ đề: Tác phẩm viết về người nông dân trong cuộc sống đói kém khốn khổ mà họ vẫn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau vượt qua số phận.
GV: Nhận xét, kết luận
GV: Hướng dẫn cách đọc
HS: Đọc- tóm tắt
Hoạt động 2
H: Tiếp cận với nhan đề “Vợ nhặt” em có suy nghĩ gì về số phận của con người và hoàn cảnh XH?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích
- Nhặt: nhặt nhạnh, lượm lặt vu vơ.
- Vợ nhặt: tức là chuyện cưới vợ
" điều thiêng liêng trở thành rẽ rúng
GV: Nhận xét, nhấn mạnh
H: Kim Lân đã chọn bối cảnh cho câu truyện của mình như thế nào? Em có nhận xét gì về con người và không gian mà tác giả xây dựng trong bối cảnh đó?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Làm việc cá nhân, phân tích
* Bối cảnh truyện: nạn đói năm1945: dữ dội
* Con người năm đói:
- Khuôn mặt hốc hác, u tối
- Xanh xám như những bóng ma
- Dật dờ đi lại như những bóng ma
" xơ xác, ranh giới giữa sống và chết thật mong manh.
* Không gian năm đói: (xóm ngụ cư)
- Người chết như ngả rạ
- Không khí vẫn lên mùi gây của xác người
- Tiếng khóc hờ tỉ tê.
" không vian tối sầm đi vì đói, cõi dương lỡn vỡn trong cõi âm.
H: Trong bối cảnh ấy, tác giả đưa vào sự kiện gì? Sự kiện ấy có gì độc đáo và đặc biệt?
HS: Thảo luận, tranh luận, phát biểu ý kiến
* Sự kiện Tràng “Nhặt vợ”
- Tình huống bất ngờ: mọi người ngạc nhiên, bàn tán vì:
+ Tràng: dân ngụ cư, nghèo, ngoại hình thô kệch, dở tính " khó lấy được vợ
+ Vậy mà Tràng có vợ rất dễ dàng, ngẫu nhiên, chỉ bằng vài câu bông đùa và 4 bát bánh đúc.
- Tình huống trớ trêu: trong nạn đói, khi chính Tràng còn chưa nuôi nổi mình lại còn dám đèo bòng, lấy vợ- một người vợ cũng nghèo, cũng đói như mình " mọi ngừi lo âu, băn khoăn.
H: Từ việc phân tích tình huống, em hãy nêu ý nghĩa của tình huống ấy? Và giải thích vì sao?
HS: Làm việc cá nhân, nhận xét, giải thích
* Đó là một cuộc gắn kết kì lạ
* Vì:
- Tràng vì đói mà có vợ, vợ Tràng cũng vì đói mà theo không Tràng " giá trị con người thật rẻ rúng
- Đám cưới diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ, không nghi lễ, trong bóng chiều nhập nhoạng, trong tiếng khóc hờ người chết.
" số phận bi thảm của người nông dân trong nạn đói.
GV: Bổ sung, kết luận
Sự gắn kết ấy là 1 biểu hiện của sự sống, của hy vọng, của hành phúc, của tình thương, trong đói nghèo vẫn gieo mầm sự sống.
I. Đọc- hiểu khái quát:
1. Tác giả: Kim Lân (1920- 2007)
* Tên thật: Nguyễn Văn Tài
* Quê: Bắc Ninh
* Gia đình nghèo- học đến tiểu học- đi làm- viết văn khi 21 tuổi
* Nhà văn KL là tấm gương sáng cho ý chí, nghị lực và sự cần cù chịu khó.
* Sống gắn bó với làng quê Bắc Bộ " viết về mảng đề tài quen thuộc nông thôn VN.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: 
- Tiền thân: Tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, viết sau CM chưa hoàn thành thì bị mất bản thảo. - Sau 1954, KL dựa vào cốt truyện cũ và với cách nhìn mới nhà văn viết “Vợ nhặt”, được in trong tập “Con chó xấu xí” 
b. Đọc- tóm tắt:
Nạn đói năm 1945- xóm ngụ cứ tiêu điều, xơ xác. Tràng lấy vợ, tâm trạng mọi người: Vui, lo, hi vọng
II. Đọc- hiểu chi tiết:
1. Nhan đề: Vợ nhặt
- Số phận con người éo le, giá trị thật rẽ, như rơm rác.
- Hoàn cảnh XH: thê lương, bi thảm.
2. Tình huống truyện:
* Bối cảnh truyện: nạn đói khủng khiếp năm 1945, nạn đói tràn đến với con người mạnh như thác dữ.
* Con người năm đói: thảm hại
* Không gian năm đói: tối tăm, ngột ngạt 
_ Cuộc sống mấp mé bên bờ cái chết. Cái đói có sức hủy diệt cuộc sống tới mức khủng khiếp.
* Sự kiện Tràng “nhặt vợ”: bất ngờ, trớ trêu 
* Ý nghĩa của tình huống:
" đó là một cuộc gắn kết kì lạ
 IV. Cũng cố: GV cho HS tóm tắt câu chuyện và nhận xét tình huống của truyện
 V. Dặn dò: Học bài- soạn tiếp phần 2
 VI. Rút kinh nghiệm:
	- Tiết dạy đảm bảo thời gian, chuyển tải hết ND
	- Dung lượng kiến thức phù hợp với năng lực của HS.
Tiết 78	Ngày soạn: 04/02/09
	Ngày giảng: 05/02/09
VỢ NHẶT
 (Kim Lân)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Hiểu được giá trị nhân đạo của tác phẩm: số phận bi thảm của người dân trong nạn đói 
 1945, cảm nhận được niềm khao khát tổ ấm gia đình, niềm tin vào cuộc sống và tình 
 thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người nghèo khổ.
	- Đánh giá những nét đặc săc trong NT viết truyện của Kim Lân.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu truyện ngắn
3.Thái độ: Có thái độ thông cảm, sẽ chia trước cảnh ngộ đau thương của con người, trân trong 
 những khát vọng sống chân chính của những con người đáng sống.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về tác phẩm
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích-tích hợp- thảo luận
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích ý nghĩa tình huống của truyện?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
H: Hãy tìm các chi tiết mô tả tâm trạng của người dân xóm ngụ cư và nhận xét tâm trạng của nhóm nhân vật này? Giải thích vì sao họ có tâm trạng như vậy?
HS: Làm việc cá nhân, tìm chi tiết, phân tích, nhận xét.
- Họ thấy lạ, ngạc nhiên vì: trong nạn đói người ta sẽ không dám nghĩ đến chuyện dựng vợ gã chồng.
- Họ lo thay cho Tràng, vì: “Biết có nuôi nổi nhau” " ám ảnh bởi nạn đói đè nặng nên họ có tâm trạng ấy.
- Họ vui sướng, vì: họ chợt hiểu “có cài gì lạ lùng và tươi mát”" ngọn gió của khát vọng sống, điều ấy sẽ nhen nhóm niềm hi vọng về cuộc sống, về sự thay đổi cho cuộc đời của họ.
GV: Bổ sung, kết luận
H: Hãy phân tích diến biến tâm lí phức tạp ấy của Tràng và cho biết vì sao Tràng có nét tâm lí ấy?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích
- Ngạc nhiên, vì: Tràng thuộc tầng lớp người nghèo khổ, dưới đáy cùng của XH xóm ngụ cư “sống hiu quạnh cùng mẹ già trong cái xóm tồi tàn ở mé sông”, ngày xưa kiếp ngụ cư là tủi cực trăm bề, bị khinh rẻ không ai gã con gái cho vì như thế là vô phúc
 “Trai làng ở góa còn đông 
Cớ sao em lại lấy chồng ngụ cư”. Tràng còn có 1 ngoại hình xấu, thô kệch, bản tính cộc cằn, dở hơi.
- Lo sợ, vì: “Thóc gạo này đến thân mình có nuôi nổi không lại còn đèo bòng” " đó là nét tâm lí tất yếu của 1 con người khi ở trong nạn đói.
- Ngỡ ngàng, sung sướng, vì: niềm hạnh phúc ấy đem đến cho Tràng một cảm giác mới mẽ, kì diệu, cảm giác ấy thấm sâu vào trong tâm linh (“trong người êm ái lơ lững như đi trong 1 giấc mơ”), vừa lan tõa ra bên ngoài (“một cái gì mới mẽ,lạ lẫmôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng”)
GV: Nhận xét, kết luận
H: Vì sao nói niềm hạnh phúc ấy đã làm thay đổi hẳn con người của Tràng, em hãy chứng minh làm rõ?
" Hạnh phúc làm Tràng thay đổi
- Mặt hắn có vẽ gì phởn phơ khác thường, tủm tỉm cười nụ, hai mắt sáng lên lấp lánh, cái mặt vênh lên không giống như dáng vẽ mệt mỏi thường ngày
- Quên hết cảnh sống ê chề: khát vọng hạnh phúc lấn át cả nghèo đói, đánh bật nỗi lo âu
- Cảm thấy xung quanh mới mẻ, thay đổi
- Cảm thấy yêu thương và gứn bó với ngôi nhà
- Tràng tin vào tương lai, hi vọng cuộc sống tươi đẹp: hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng
GV: Bổ sung, bình sâu
Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái ảm đạm mà vui, mà hi vọngnhững người đói họ không nghĩ đến cái chết mà họ nghĩ đến cái sống. Vợ chồng Tràng lấy nhau giữa ảnh ngổn ngang xác người chết nhưng chút hạnh phúc nhỏ nhoi, mong manh của 2 người vẫn là bất diệt, vẫn sinh sôi nảy nở từ bãi tha ma sặc mùi tử khí. Hạnh phúc ấy như làn gió xuân thổi về làm xôn xao sự sống, làm cho Tràng quên hết cảnh sống ê chề, tối tăm trước mắt.
Đó chính là giá trị nhân đạo trong tác phẩm.
H: Trước hạnh phúc của đứa con trai bà cụ Tứ có tâm trạng như thế nào? Vì sao?
HS: Thảo luận, tranh luận phát biểu ý kiến
- Ngạc nhiên: thấy người đàn bà lạ xuất hiện trong nhà mình, gọi mình bằng U
- Lo lắng: vì bà mẹ nghèo đã từng trải, thấm thía cái nghèo, cái đói nên không thể không lo lắng
- Buồn tủi: vì không thể lo cho con đàng hoàng, không lấy nổi vợ cho con và náy con lấy được vợ thì không dạm hỏi, cưới xin gì
- Thông cảm: nhận cô gái làm con dâu với tình cảm xót thương vô hạn, an ủi, động viên con và vẽ lên cả tương lai cho con
GV: Nhấn mạnh, kết luận
Nhà văn KL rất hiểu nổi niềm của người nghèo nhà văn đã phân tích q/trình diễn biến tâm lí nhân vật, sự đan xen nhiều sắc thái tâm trạng rất chân thực và cảm động: dù niềm vui hay nỗi buồn, dù nỗi lo toan hay tủi phận thì người mẹ VN vẫn thể hiện một tấm lòng yêu thương, đọ lượng, thương con bà kìm nén nỗi buồn để nhìn c/s lạc quan hơn và động viên con bằng triết lý rất dân gian: không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời, đó chính là cách nghĩ của người lao động dù bất cứ ở hoàn cảnh nào họ cũng không đánh mất niềm tin vào c/sống.
H: Nhà văn Kim Lân giới thiệu về người vợ nhặt như thế nào? Cuộc gắn kết giữa “thị” và Tràng đã làm cho “thị” thay đổi ra sao?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Làm việc cá nhân, phân tích
- Thân phận: tội nghiệp
" vì, cô không có gốc gác, ngáy cái tên cô cũng không có, việc cô lấy chồng cũng như 1 trò đùa không cưới xin tử tế. " cô tìm đến Tràng như tìm một chổ nương thân trong nạn đói
- Cuộc gắn kết làm cho cô thay đổi:
+ Từ chao chát, táo tợn " ngượng ngùng, im lặng " trở lại dáng vẽ của người con gái
+ Sau 1 ngày làm dâu: hiền thục, đảm đang thu vén gia đình " hiểu cái nghèo, cái đói nhưng chấp nhậ nó để mưu cầu sự sống, mưu cầu hạnh phúc.
Hoạt động 3
GV: Hướng dẫn Hs tổng kết lại giá trị NT và ND của tác phẩm
3. Tâm trạng của các nhân vật:
a. Tâm trạng của người dân xóm ngụ cư:
" ngạc nhiên, lo lắng, vui sướng
b. Tâm trạng của Tràng:
- Trước hạnh phúc bất ngờ Tràng cũng có nét tâm lí rất phức tạp.
" ngạc nhiên, lo lắng, ngỡ ngàng, sung sướng hạnh phúc.
- Niềm hạnh phúc ấy đã làm thay đổi hẳn con người của Tràng.
c. Tâm trạng của bà cụ Tứ:
" trước hạnh phúc của con mình bà cụ Tứ có nhiều cảm xúc lẫn lộn: ngạc nhiên, lo lắng, tủi, cảm thông, sung sướng
d. Vợ Tràng:
- Thân phận: tội nghiệp
- Cuộc gắn kết với Tràng đã làm cho “thị” thay đổi
III. Tổng kết:
* Nội dung:
- Giá trị hiện thực: miêu tả cuộc sống khốn cùng của con người trong nạn đói 1945 đồng thời lên án tố cáo bọn tay sai Pk và bon thực dân đã đẩy cuộc sống của con người vào sự túng quẩn, chết chóc
- Giá trị nhân đạo: Khám phá vẽ đẹp tâm hồn của người nông dân lao động
* Nghệ thuật:
- Xây dựng tình huống truyện
- Khắc họa tâm lí nhân vật
- Giọng văn mộc mạc, gần gủi.
 IV. Củng cố: GV nhấn mạnh giá trị nội dung và giá trị Nt trong tác phẩm
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị bài: Nghị luận về một đoạn trích, một tác phẩm văn xuôi.
 VI. Rút kinh nghiệm:
	- Bài dạy đảm bảo thời gian
	- Truyền thụ được các nội dung cơ bản cho HS
	- Tuy nhiên vì ít thời gian nên đôi chổ chưa phân tích sâu được.
Tiết 79	Ngày soạn: 13/01/09
	Ngày giảng: 14/01/09
LUYỆN TẬP VỀ NHÂN VẬT GIAO TIẾP
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Biết vận dụng hiểu biết về nhân vật giao tiếp vào việc đọc- hiểu và tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt
3.Thái độ: Có ý thức giao tiếp đúng ngữ cảnh.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- Bài tập và đáp án
 	 Trò: Vở bài tập - sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Luyện tập- giải bài tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ chữa bài tập
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Gọi HS đọc đoạn trích- hướng dẫn, gợi ý
HS: Chuẩn bị cá nhân, giải bài tập
GV: Nhận xét, bổ sung
Ông Lý
Anh Mịch
- Bề trên (Vị thế XH): thừa lệnh bắt người đi xem đá bóng
- Cách nói: Xưng tao, gọi mày, nói năng toàn đe dọa
+ Nhẫn tâm
+ Hách dịch
- Kẻ dưới (Vị thế XH): nạn nhân bị bắt đi xem đá bóng.
- Cách nói: Xưng con, thưa ông, lạy
+ Van xin, nhún nhường, năn nỉ
+ Để được thương tình.
Hoạt động 2
H: Nhận xét, lời lẽ, cử chỉ của Huấn Cao và Viên quản ngục có sự khác nhau như thế nào? Nêu ý nghĩa?
GV: Gọi HS đọc đoạn trích, hướng dẫn, gợi ý
HS: Làm việc cá nhân, giải bài tập
- Huấn Cao: nói năng đỉnh đạc, thân ái
+ Xưng hô: Ta
+ Gọi: thầy quản
- Ngục quan: Nói năng chân thành mà khiêm cung
+ Giọng nói: nghẹn ngào
+ Cử chỉ: vái người tù.
- Ý nghĩa: Xét theo quan hệ vị thế, cách nói năng, cử chỉ ấy là bất thường. Nhưng đó là ứng xử giữa một ngục quan tự thấy mình thấp kém quá nhiều so với người tù và có tấm lòng biệt nhỡn liên tài đối với người biết giá trị của chính mình và biết quý trọng 1 tấm lòng trong thiên hạ.
Hoạt động 3
H: Phân tích sự thay đổi thái độ của chị Dậu qua 3 câu nói trong đoạn trích?
GV: Gọi HS đọc đoạn trích, hướng dẫn, gợi ý
HS: Làm việc cá nhân, giải bài tập
- Câu 1: có thái độ của kẻ dưới với bề trên, cung kính
+ Xưng cháu
+ Gọi ông
→ giọng van xin
- Câu 2: Cách xưng hô thay đổi, có khoảng cách
+ Xưng tôi
+ Gọi ông
→ giọng “giở lý”, đanh thép
- Câu 3: Cách xưng hô thay đổi, giận dữ
+ Xưng bà
+ Gọi mày
→ giọng đe dọa.
GV: Nhận xét, bổ sung
I. Bài tập 1:
So sánh ngôn ngữ của ông Lí và anh Mịch để làm rõ quan hệ vị thế của 2 nhân vật giao tiếp.
- Quan hệ vị thế xã hội: bề trên- bề dưới
II. Bài tập 2:
Nhận xét, lời lẽ, cử chỉ của Huấn Cao và Viên quản ngục :
- Huấn Cao: nói năng đỉnh đạc, thân ái
- Viên quản ngục: chân thành mà khiêm cung.
III. Bài tập 3: Nhận xét thái độ của chị Dậu trong hoạt động giao tiếp:
 → Thái độ thay trổi trong những lượt lời giao tiếp
 IV. Củng cố: GV nhắc lại các kiến thức về nhân vật giao tiếp để củng cố bài học
 V. Dặn dò: Học bài- làm các bài tập còn lại- chuẩn bị: Bài lựa chọn và nêu luận điểm
 VI. Rút kinh nghiệm:
	- Tiết dạy đảm bảo thời gian
	- Hướng dẫn HS luyện tập tốt.
Tiết 80	Ngày soạn: 13/01/09
	Ngày giảng: 14/01/09
LỰA CHỌN VÀ NÊU LUẬN ĐIỂM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Biết lựa chọn nà nêu luận điểm xác đáng cho bài văn nghị luận
	- Luyện tập thao tác lựa chọn và nêu luận điểm trong quá trình làm văn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận
3.Thái độ: Có ý thức lựa chọn luận điểm chính xác, phù hợp khi viết văn.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- bài tập mẫu
 	 Trò: Vở bài soạn - sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- giảng- luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Luận điểm là gì? Trong quá trình làm văn làm thế nào để xác định được
 Luận điểm của đề ra?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Luận điểm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận? Và luận điểm là của ai?
HS: Làm việc cá nhân, nhớ lại kiến thức cũ và khái quát
- Luận điểm là những ý chính hàm chứa trong luận đề, thuyết minh và làm sáng tỏ luận đề.
- Luận điểm là của người làm văn, người làm văn phải tự xác lập luận điểm cho bài viết của mình.
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
H: Đối với đề bài nghị luận, sau khi tìm hiểu đề chúng ta làm gì?
HS: Làm việc cá nhân, trả lời
- Tìm ý
- Tìm luận điểm
GV: Nhấn mạnh
H: Em hãy bình luận đề bài “Thật thà là dại chăng?”
GV: Gợi ý, hướng dẫn
HS: Làm việc cá nhân, tìm luận điểm
Luận điểm chính xác:
- Thật thà là 1 đức tính tốt đẹp
VD: Trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi Vn có đức tính thật thà
→ thật thà dứt khoát là 1 đức tính tốt
- Thật thà còn là bộc lộ mình tự nhiên, dễ tin người, thiếu suy xét, có thể gặp phải những bất lợi khi ứng xử trong tình huống bất lợi khi ứng xử trong tình huống phức tạp, đó là biểu hiện của sự ngây ngô, giản đơn của 1 đức tính tốt và khi trưởng thành thì sự ngây thơ và giản đơn sẽ được khắc phục dần.
H: Các luận điểm lựa chọn trên là luận điểm đúng và chính xác, vậy để lựa chọn 1 luận điểm chính xác, phù hợp thì cần lựa chọn như thế nào?
HS: Kết luận
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
Hoạt động 2
H: Sau khi đã lựa chọn được luận điểm thì chúng ta nêu luận điểm như thế nào?
HS: Làm việc cá nhân, trình bày
GV: Bổ sung, kết luận, giảng rõ
Hoạt động 3
H: Hãy nêu các luận điểm về ý nghĩa của truyện? Chọn luận điểm quan trọng nhất, có ý nghĩa XH sâu rộng làm luận điểm trung tâm?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Làm việc cá nhân, giải bài tập
I. Cách lựa chọn luận điểm:
* Xét VD: sgk
“Thật thà là dại chăng?”
- Các luận điểm:
+ Thật thà là 1 đức tính tốt: không giả dối, không ntham của người khác
→ Từ điển TV định nghĩa: “Thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên, không giả tạo, không giả dối, không tham của người khác.
+ Thật thà là tốt nhưng nhiều khi có thể làm cho người khác phải hiểu lầm
+ Thật thà là dễ tin người, nhiều khi thiếu khả năng hoài nghi trước các tình huống phức tạp, cho nên dại
+ Thật thà là ngay thẳng, bộc trực, có cái hay nhưng tự bộc lộ hết mình, dễ sơ hở là dại.
+ Thật thà nói chung là tốt nhưng có lúc là dại.
* Cách lựa chọn luận điểm:
- Luận điểm phải rõ ràng, sát hợp với đề, phải đúng đắn và có tính khái quát.
- Luận điểm cần mới mẽ và sâu sắc
- Cần phân tích để xác định luận điểm đúng
.
II. Cách nêu luận điểm:
- Nêu luận điểm không tách rời với cách nhìn, cách lập luận.
- Mọi thao tác lập luận đều có thể dùng làm cơ sở để nêu luận điểm.
III. Luyện tập:
Bình luận truyện ngắn: “Người mù sờ voi”
 IV. Củng cố: Gv cho HS nhắc lại cách lựa chọn và nêu luận điểm của bài văn NL
 V. Dặn dò: Học bài- hoàn thành bài tập- chuẩn bị: Những đứa con trong gian đình
VI. Rút kinh nghiệm:
	- Bài dạy đảm bảo thời gian
	- Cho HS luyện tập được nhiều

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 12 Nang Cao(5).doc