Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 7: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 7: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Tiết : 7 NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH

I. Mục tiêu: Giúp học sinh

1.Kiến thức: nắm được quan điểm sáng tácVH của HCM, từ đó hiểu được tính chất phong phú đa dạng của văn thơ Hồ Chí Minh từ nội dung đến hình thức. Hiểu những đặc điểm chung nhất trong phong cách sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh.

2. Kĩ năng: Phương pháp tìm hiểu tác phẩm của Người

3. Thái độ: Lòng tôn kính biết ơn và tự hào đối với Bác Hồ kính yêu

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Thiết kế bài giảng, SGK, SGV, các tài liệu tham khảo. Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn trong SGK và yêu cầu của GV.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4261Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 7: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: 1-8
Tiết : 7 NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
1.Kiến thức: nắm được quan điểm sáng tácVH của HCM, từ đó hiểu được tính chất phong phú đa dạng của văn thơ Hồ Chí Minh từ nội dung đến hình thức. Hiểu những đặc điểm chung nhất trong phong cách sáng tác nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
2. Kĩ năng: Phương pháp tìm hiểu tác phẩm của Người
3. Thái độ: Lòng tôn kính biết ơn và tự hào đối với Bác Hồ kính yêu
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Thiết kế bài giảng, SGK, SGV, các tài liệu tham khảo. Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn trong SGK và yêu cầu của GV.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định tình hình
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những hiểu biết của em về Tuyên ngôn độc lập của Bác. Nhận xét về phong cách văn chính luận của Bác qua bản Tuyên ngôn độc lập
3. Giảng bài mới
- Giới thiệu bài:
- Tiến trình bài dạy
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
5
*Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chính về cuộc đời và quá trình hoạt động CM của NAQ - HCM.
Hs rút ra những ý chính về tiểu sử của HCM và gạch chân trong SGK.
Thực hiện và trả lời cá nhân
I. Cuộc đời ( SGK ).
Chủ tịch Hồ Chí Minh(19/5/1890 - 2/9/1969) là nhà yêu nước và cách mạng vĩ đại của CM VN. Người anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, nhà văn, nhà thơ, nhà văn hóa lớn.
10
10
10
*Hoạt động 2:Tìm hiểu sự nghiệp văn học.
- Quan điểm sáng tác của HCM có những nét nổi bật nào?
- Khái quát di sản văn học NAQ - HCM
Gv: Sáng tác của HCM gồm 3 bộ phận lớn, cho hs nêu lên những nét chính và xác định giá trị văn chương của từng bộ phận.
Hãy trình bày mđ, nd của văn chính luận? 
Kể tên một số t/phẩm tiêu biểu?
GV giới thiệu kq 1 số t/phẩm.
Gv: Các truyện ngắn thường dựa trên một sự,câu chuyện có cơ sở thật đẻ từ đó hư cấu tái tạo để thực hiện dụng ý nghệ thuật của mình
Hãy kể 1 số truyện, kí của NAQ - HCM. Nêu nội dung.
Nét nổi bật nghệ thuật của thể loại này là gì?
GV cho hs tìm hiếu trong sgk để nắm nội dung của ba tập thơ
*Hoạt động 3:Tìm hiểu phong cách NT của NAQ - HCM.
Trình bày phong cách sáng tác của Bác 
Gv dẫn chứng minh họa
Hs xem Sgk và đánh chéo ngoài lề 3 ý chính, sau đó phát biểu
Hs đọc Sgk và gạch dưới 3 mục: mđ, nd, t/p tiêu biểu, nhắc lại ý ngắn gọn
Đọc và thực hiện yêu cầu sau đó thảo luận trả lời
Làm việc nhóm cử đại diện trả lời theo yêu cầu của GV
Đọc SGK thảo luận trả lời
II. Sự nghiệp văn học:
1.Quan điểm sáng tác:
a. Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách 
b. Hồ Chí Minh luôn chú trọng tích chân thực và tính dân tộc của văn học 
c. Người luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
* Viết cho ai? (đối tượng), Viết để làm gì? (mục đích), Viết cái gì? (nội dung), Viết thế nào? (hình thức)
2. Sáng tác văn học 
Lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại và đa dạng về phong cách nghệ thuật.
a. Văn chính luận:
- Mục đích: Đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù, thực hiện những nhiệm vụ CM của dân tộc.
-Nội dung: Lên án chế độ thực dân Ph¸p và chính sách thuộc địa, kêu gọi thức tỉnh người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận đấu tranh chung.
- Một số t/phẩm tiêu biểu:
+ Các bài báo đăng trên tờ báo: Người cùng
khổ, Nhân đạo...
+ Bản án chế độ thực dân Pháp: áng văn chính luận sắc sảo nói lên nỗi thống khổ của người dân bản xứ, tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp, kêu gọi những người nô lệ đứng lên chống áp bức.
+ Tuyên ngôn độc lập: Có giá trị lịch sử lớn lao, phản ánh khát vọng độc lập, tự do và tuyên bố nền độc lập của dân tộc VN.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quý hơn độc lập, tự do.
b. Truyện và kí:
- Truyện ngắn: Hầu hết viết bằng tiềng Pháp xb tại Paris khoảng từ 1922-1925: Pari (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925) ...
+ Nội dung: Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo xảo trá của bọn thực dân - phong kiến ... đề cao những tấm lòng yêu nước và cách mạng.
+ Nghệ thuật: Bút pháp hiện đại nghệ thuật trần thuật linh hoạt, xây dựng được những tình huống độc đáo, hình tượng sinh động, sắc sảo.
- Ký : Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi vừa kể chuyện(1963)...
c.Thơ ca: Có giá trị nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của NAQ-HCM, đóng góp quan trọng trong nền thơ ca VN.
Nhật kí trong tù (133 bài).
Thơ HCM (86 bài)
Thơ chữ Hán HCM (36 bài) 
3. Phong cách nghệ thuật:
Phong cách độc đáo, đa dạng, thống nhất
- Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép 
- Truyện và kí: 
Nét đặc sắc: giàu tính sáng tạo, chất trí tuệ và tính hiện đại
- Thơ ca: Kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại.
* Ba nét phong cách cơ bản:
- Ngắn gọn, trong sáng, giản dị, thể hiện ở đề tài, khuôn khổ tác phẩm, ở giọng điệu, ngôn từ, ở bản chất nhân vật trần thuật (truyện, kí) hay cái tôi trữ tình (thơ).
- Ssáng tạo linh hoạt, hoàn toàn chủ động trong việc sử dụng các hình thức thể loại và ngôn từ, các thủ pháp, bút pháp khác nhau nhằm mục đích thiết thực của mỗi tác phẩm. HCM luôn đặt cuộc sống lên trên văn chương nên không bị câu thúc bởi những qui phạm cứng nhắc của nghệ thuật.
- Về tư tưởng, tình cảm, hình tượng nghệ thuật luôn luôn vận động một cách tự nhiên hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. hướng vận động này hết sức nhất quán từ văn chính luận đến văn nghệ thuật.
5
Hướng dẫn HS củng cố:trình bày vắn tắt quan điểm và phong cách sáng tác của HCM 
Căn cứ vào bài học trả lời cá nhân
III. Củng cố: Quan điểm sáng tác VH nhất quán của HCM. Quan điểm ấy giải thích tính phong phú đa dạng của sự nghiệp văn thơ của Người. Nét chung nhất trong phong cách nghệ thuật HCM
	4. Dặn dò: Học bài, làm bài tập nâng cao. Chuẩn bị bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung: 
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT7 NC.doc