Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 65 đến 68

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 65 đến 68

ÔN TẬP VĂN HỌC HỌC KÌ I

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Nắm được một cách hệ thống các kiến thức của văn học trong học kì I

 - Biết vận dụng kiến thưc để viết về lí luận văn học.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng khái quát hệ thống hoá vấn đề VH.

3.Thái độ: Có ý thức đánh giá và nhận diện đầy đủ về VH Việt Nam

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK Văn học

 Trò: Vở bài soạn- sgk

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

 Vấn đáp- phân tích- thảo luận- tổng hợp

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 9 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 65 đến 68", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 65	Ngày soạn: 15 /12/08
	Ngày giảng: 17/12/08
ÔN TẬP VĂN HỌC HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
	- Nắm được một cách hệ thống các kiến thức của văn học trong học kì I
	- Biết vận dụng kiến thưc để viết về lí luận văn học.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng khái quát hệ thống hoá vấn đề VH.
3.Thái độ: Có ý thức đánh giá và nhận diện đầy đủ về VH Việt Nam
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK Văn học
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- thảo luận- tổng hợp
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong qua trình ôn tập
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
H: Hãy so sánh điểm giống nhau và khác nhau của 3 bài kí?
HS: Ôn lại kiến thức khái quát
* Điểm giống nhau:
- Đối tượng phản ánh có thật trong cuộc sống, không hư cấu.
- Đều viết với tấm lòng yêu quê hương, đất nước, con người.
* Điểm khác: 
- Bài kí của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc loại tuỳ bút phát huy cao trí tưởng tượng, phong cách giàu chất thơ, tác giả có bộc lộ cảm xúc.
- Bài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là hồi kí (nhớ lại) nên tôn trọng sự thật, trí tưởng tượng, miêu tả không nhiều, ít bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ.
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
GV: Hướng dẫn HS lập bảng khái quát, hệ thống các tác phẩm thơ đã học, nêu các nét đặc sắc.
Hoạt động 2
H: Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng? Hãy phân tích ý nghĩa cấp thiết đối với đời sống mà các tác giả bài đến trong các văn bản?
HS: Ôn lại kiến thức, hệ thống
* Khái niệm: Văn bản nhật dụng, khái niệm dùng để chỉ loại văn bản, nội dung đề cập đến những hiện tượng, vấn đề cụ thể, có ý nghĩa quan trọng, bức xúc
* Ý nghĩa cấp thiết của các văn bản nhật dụng
GV: Bổ sung, khái quát
Hoạt động 3
H: Hãy khái quát ý nghĩa của vở kịch: Hồn Trương Ba da hàng thịt?
GV: Gợi ý, hươnga dẫn
HS: Làm việc cá nhân, hệ thống
Hoạt động 4
Hoạt động 5
GV: Hệ thống một vài nét về tác giả, tác phẩm:
* Xtê- phan Xvai- gơ (1881- 1942)
- Là nhà văn Áo gốc Do Thái
- Học vấn: hoàn thành luận án Tiến sĩ
- 1901, ông bắt đầu sáng tác văn học
- Do phát xít Đức bài xích Do Thái, Xvai gơ phải sống lưu vong ở Anh, 1941 ông sang Mỹ và lưu lại đó, in tập hồi ký: Thế giới ngày hôm qua sau đó cùng vợ con sang Bra- xin, mất 1942.
- Ngoài làm thơ, viết kịch, sáng tác truyện, Xvai- gơ còn nổi danh ở lĩnh vực dựng chân dung văn học, ông thành công được trong lĩnh vực này là do ông đi nhiều nơi, am hiểu nhiều, cảm nhận được tác phẩm của nhà văn, đồng cảm được với cuộc đời của người nghệ sĩ.
* Nội dung đoạn trích: Phải trải qua khổ đau về bệnh tật, đói nghèo nhưng với TY Tổ Quốc Đôt- xtôi- ép- xki đã vươn lên trong sự sáng tạo NT. Cuộcđời và tác phẩm của ông là nguồn cổ vũ, động viên quần chúng lao động nghèo đoàn kết đứng lên đánh đổ ách cường quyền, ông được mọi lớp người, mọi thế hệ tôn vinh.
* Tác giả E- luy- a (1895- 1952)
- Là nhà thơ Pháp, tên khai sinh là Pôn- ơ- gien- Granh- đen.
- Sinh ra ở Xanh Đơ- ni phía Bắc thủ đô Pari
- Trong quá trình sáng tác ông đã tham gia: chủ nghĩa siêu thực (ND: Hướng tới một hiện thực cao hơn, trừu tượng, bí ẩn hơn mà trực giác con người mới nắm bắt được. CNST khái thác mối q/hệ giữa thực và mộng, giữa vô thức và ý thức để giấc mơ và hiện thực sẽ chuyển hoá thành hiện thực cao hơn đó là siêu thực.- NT: Viết theo tự động tuôn trào cảm xúc, tạo nên sự chồng chất, xáo trộn và các hình ảnh, câu thơ vắt dòng, không theo trật tự lôgíc
- Sau đó, ông nhận thức: Nt không thể tách rời mà phải tham gia bảo vệ cuộc sống, ông thoát li hẳn CNST, stác của ông mang ND chống c.tranh đế quốc, CNNĐ, chống phát xít Đức
- 1942, ông vào Đảng CS Pháp, ông cho rằng vàoĐảng cs là vì đó là Đảng cs của P.
* ND bài thơ: Bài thơ miêu tả tâm trạng khát khao chân thành và tha thiết của những người dân nô lệ hướng tới tự do, khi cuộc sống của họ không có tự do và bị phát xít Đức giày xéo.
4. Ba bài kí: Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông? Những ngày đầu của Việt Nam mới
5. Lập bảng hệ thống các nét đặc sắc của thể loại thơ:
Tên bài
Nét đặc sắc đáng chú ý
Tây Tiến (Quang Dũng)
II. Văn bản nhật dụng:
* Khái niệm văn bản nhật dụng
* Ý nghĩa cấp thiết của các văn bản đã học
III. Kịch: Hồn Trương Ba da hàng thịt.
IV. Các tác gia văn học:
1. Hồ Chí Minh
2. Nguyễn Tuân
3. Tố Hữu
V. Văn học nước ngoài:
1. Đôt- Xtôi- ép- xki của Xvai- gơ
2. Bài thơ: Tự do của Ê- luy- a.
 IV. Củng cố: GV nhấn mạnh lại những vấn đề cơ bản của tiết ôn tập
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị luyện tập.
 VI. Rút kinh nghiệm:
.
Tiết 66	Ngày soạn: 16 /12/08
	Ngày giảng: 17/12/08
LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
	- Nắm vững vai trò của các thao tác lập luận và tác dụng của việc kết hợp các thao tác lập 
 luận ấy trong bài văn nghị luận.
	- Có kỹ năng kết hợp một số thao tác lập luận trong làm văn nghị luận.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận
3.Thái độ: Có ý thức sáng tạo, chủ động khi sử dụng các thao tác lập luận trong làm văn.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- Các bài tập mẫu
 	 Trò: Vở bài tập- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong qua trình luyện tập
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Cùng HS giải bài tập 1,2
GV: Hướng dân, gợi ý
HS: Làm việc cá nhân, giải bài tập 3, xác lập các luận điểm của bài tập.
I. Bài tập 1: 
- Luận điểm: Liệu bạn có hạnh phúc hơn khi bạn giàu có hơn?
- Để làm rõ luận điểm trên, tác giả bài viết đã sử dụng các thao tác lập luận:
+ Phân tích- chứng minh
+ So sánh
+ Bình luận
II. Bài tập 2: 
- Luận điểm: Triết lí nhân sinh của Nguyễn Đình Chiểu là lấy nhân nghĩa làm gốc.
- Các thao tác lập luận:
+ Phân tích- chứng minh- phản biện
III. Bài tập 3:
HS: Luyện tập và hoàn thiện bài tập độc lập
 IV. Củng cố: GV nhấn mạnh tầm quan trong của việc kết hợp các thao tác lập luận trong LV
 V. Dặn dò: Hoạc bài- làm bài tập- chuẩn bị bài; Phát biểu theo chủ đề
 VI. Rút kinh nghiệm:..
Tiết 67	Ngày soạn: 17 /12/08
	Ngày giảng: 19/12/08
PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ VÀ PHÁT BIỂU TỰ DO
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
	- Nắm được các yêu cầu của việc phát biểu theo chủ đề và phát biểu tự do.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phát biểu trong quá trình thảo luận
3.Thái độ: Bồi dưỡng cho HS thái độ chủ động, mạnh dạn, tự tin trước đám đông.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- các bài tập mẫu
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- thảo luận- phát biểu
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: không 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần dạt
Hoạt động 1.
Gv: Hướng dẫn hs phân tích đề bài sgk.
H: Theo em chủ đề của cuộc hội thảo gồm những nội dung cơ bản nào?
Gv: Gợi ý để hs xây dựng được các nội dung và nêu ra được các giải pháp để giảm thiểu tai nạn giao thông.
Hs: Làm việc cá nhân và trình bày.
- Những hậu quả nghiêm trọng của TNGT
- Nguyên nhân gây ra TNGT
- Những giải pháp góp phần giảm thiểu TNGT
+ Tuyên truyền ý thức tự giác chấp hành luậy giao thông cho mọi người.
+ Phối kết hợp với các cấp chính quyền trong việc xử lí những người cố tình vi phạm luật giao thông.
+ Tăng cường chương trình giáo dục về luật ATGT tronh Nhà trường.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
H: Trong những nội dung trên chúng ta cần tập trung phát biểu nội dung nào nhiều hơn? Vì sao?
Hs: Chuẩn bị cá nhân, xác định và giải thích.
- Nên phát biểu tập trung vào nội dung thứ 3.
- Vì: Đó là vấn đề trung tâm của chủ đề được mọi người chú ý, đồng thời bộc lộ được những suy nghĩ riêng của người phát biểu
Gv: Nhấn mạnh.
Gv: Từ những kết quả phân tích ở ví dụ, hướng dẫn hs rút ra những nội dung cần thiết để chuẩn bị phát biểu ý kiến.
H: Xác định đúng nội dung cần phát biểu là xác định những điều gì? Vì sao?
Hs: Dựa vào ví dụ đã phân tích để xây dựng ý kiến
* Xác định nội dung cần phát biểu.
- Chủ đề của buổi hội thảo.
- Những nội dung chính của chủ đề.
- Lựa chọn nội dung khi phát biểu.
* Vì: Mỗi chủ đề thường có nhiều nội dung, để phát biểu tốt thì cần xác định nội dung cần phát biểu.
Gv: Nhấn mạnh bằng ví dụ.
H: Một bài phát biểu cần có cấu trúc như thế nào? Hãy nêu đặc điểm từng phần cấu trúc?
Hs: - Mở đầu: Giới thiệu chủ đề phát biểu.
Nội dung phát biểu: Xác định nội dung và sắp xếp nội dung phát biểu theo một trình tự hợp lí.
Kết thúc: Khái quát lại nội dung đã phát biểu và nhấn mạnh nội dung chính.
Gv: Bổ sung và cung cấp cho hs một mẫu đại cương cụ thể.
H: Khi tham gia phát biểu ý kiến cần thực hiện theo những yêu cầu nào?
HS: Dựa vào sgk để nêu các yêu cầu
GV: Nhấn mạnh, giảng rõ các yêu cầu.
Hoạt động 2
GV: Hướng dẫn, gợi ý Hs giải bài tập
HS: Chuẩn bị cá nhân, lập dàn ý, phát biểu.
* Mở bài: 
Kính thưa cô giáo chủ nhiệm, các bạn lớp 12 A thân mến! Để có 1 định nghĩa hoàn chỉnh về hạnh phúc quả là khó. Trong thời gian cho phép, tôi xin phát biểu quan niệm của mình về hạnh phúc và cũng chỉ xin phép đi vào 1 khía cạnh: Làm thế nào để có hạnh phúc?
* Nội dung phát biểu:
- Nhu cầu của con người cần thiết có đời sống VC và đời sống tinh thần đầy đủ đó là hạnh phúc.
- Con người không chỉ có ăn đủ, mặc đủ, phương tiện đi lại đủ mà còn cấn có sức lao động tốt để làm ra Vc nâng cao đời sống tinh thần.
- Ham muốn vật chất có nhiều song khả năng con người có hạn, vậy nên chỉ cần tương đối là đủ, phê phán những con người có cách sống đòi hỏi thái quá, đề cao những con người biết sống vừa đủ và biết tiết kiệm.
- Làm thế nào để có hạnh phúc?
+ Dựa vào khả năng lao động để tạo ra của cải VC.
+ Kiên quyết và gạt bỏ, không chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả.
+ Biết sống vui vẽ với mọi người.
+ Đọc sách báo để tìm nguồn vui và động viên tinh thần.
* Kết thúc: 
- Trên đây là những suy nghĩ của tôi về hạnh phúc
- Kính chúc.
A.Tìm hiểu lí thuyết.
* Xét ví dụ.
Đề bài: Chi đoàn tổ chức hội thảo với chủ đề: “ Thanh niên học sinh làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông”? Em hãy phát biểu ý kiến đóng góp cho hội thảo.
I. Các bước chuẩn bị phát biểu.
1. Xác định đúng nội dung cần phát biểu.
2.Dự kiến đề cương phát biểu.
a. Mở đầu.
- Thực hiện nghi lễ ở đại hội.( kính thưa)
- Tự giới thiệu về mình.
 Nêu rõ lí do và mục đích phát biểu.
- Khái quát nội dung vấn đề cần phát biểu.
b. Nội dung chính cần phát biểu.
- Vấn đề phát biểu là gì?
- Nội dung vấn đề chính, trọng tâm là gì?
- Suy nghĩ của bản thân về vấn đề ấy như thế nào?
- Những đề nghị.( nếu cần)
c. Kết thúc.
- Xác định đây là ý kiến của cá nhân hoặc đại diện cho tập thể nếu có khiếm khuyết gì thì lươn gj thứ hoặc trực tiếp trao đổi.
- Chúc
II. Phát biểu ý kiến.
- Lời phát biểu phải hướng vào người nghe, đưa ra được cái mới lạ, cái riêng của mình về vấn đề( phù hợp với chủ đề) để lôi cuốn người nghe.
- Trình bày ND phát biểu theo đề cương đã dự kiến, tránh lan man, xa đề, lạc đề.
- Lời phát biểu cần ngắn gọn, súc tích và cần có VD minh hoạ.
- Trong quá trình phát biểu cần lưu ý điều khiển thái độ, cử chỉ giọng nói theo phản ứng của người nghe.
B. Luyện tập:
* Đề tài thảo luận: Tại cuộc thảo luận với chủ đề: “Quan niệm về hạnh phúc của tuổi trẻ trong thời đại ngày nay”. Em srx phát biểu những ý kiến nào? Lập dàn ý và phát biểu trước lớp?
 IV. Củng cố: GV gọi HS nhắc lại những kiến thức cơ bản của bài học
 V. Dặn dò: Làm bài tập còn lại- chuẩn bị: Ôn tập Tiếng Việt
 VI. Rút kinh nghiệm:
.
Tiết 68	Ngày soạn: 19 /12/08
	Ngày giảng: 20/12/08
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT HK I
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
	- Củng cố kiến thức về tiếng Việt đã học
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt
3.Thái độ: Bồi dưỡng ý thức làm bài nghiêm túc, chủ động sáng tạo và sử dụng chính xác NN
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- hệ thống hóa kiến thức
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- ôn tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập
III. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần dạt
Hoạt động 1
GV: Nêu yêu cầu
HS: Nhớ lại kiến thức nhận xét
- Ngăt nhịp: 3/3 và 3/1/4
- Vì: nhấn mạnh sự mong manh của kiếp hồng nhan. Khẳng định nỗi lòng đồng cảm, tri kỷ của Thúy Kiều.
Hoạt động 2
GV: Hướng dẫn
HS: Ôn lại kiến thức
- PCNNKH sử dụng thuật ngữ KH, từ ngữ dành riêng cho nghành KH
- Không sử dụng biện pháp tu từ
- S/dụng câu nhiều thành phần, được mở rộng
- không dùng từ địa phương.
Hoạt động 3
HS: Xác định các câu sai và sửa sai
GV: Nhận xét, kết luận
Hoạt động 4
GV: Hướng dẫn
I. Luật thơ:
Nhận xét cách ngắt nhịp câu lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
“Kiếp hồng nhan có mong manh
Nữa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”
II. Phong cách ngôn ngữ:
- Đặc điểm của PCNNKH
III. Cách viết câu đúng:
- Câu 1: sai cụm từ “Tuyệt mỹ nhất”
- Câu 2: sai cụm từ “buôn lậu trái phép”
- Câu 3: sai cụm từ “Buôn ma túy trái phép”
- Câu 4: sai ở cụm từ “được chọn”
IV. Bài tập 4,5:
HS luyện tập cá nhân
 IV. Củng cố: Gv nhắc lại các kiến thức cơ bản của phần TV
 V. Dặn dò: Học bài – chuẩn bị kiểm tra HKI

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 12 Nang Cao(2).doc