Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 53 đến 56

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 53 đến 56

HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

 (Lưu Quang Vũ)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Đọc- hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm, tóm tắt vở kịch

 - Khái quát hoàn cảnh sáng tác, xác định vị trí của đoạn trích và phân tích cuộc đối thoại

 giữa hồn và xác.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thể loại kịch

3.Thái độ: Bồi dưỡng cho HS thái độ biết sống tích cực, sống đẹp.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về vở kịch

 Trò: Vở bài soạn- sgk

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

 Vấn đáp- phân tích- tổng hợp

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4685Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 53 đến 56", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 53	Ngày soạn: 25 /11/08
	Ngày giảng: 26/11/08
HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
 (Lưu Quang Vũ)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Đọc- hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm, tóm tắt vở kịch
	- Khái quát hoàn cảnh sáng tác, xác định vị trí của đoạn trích và phân tích cuộc đối thoại 
 giữa hồn và xác.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thể loại kịch
3.Thái độ: Bồi dưỡng cho HS thái độ biết sống tích cực, sống đẹp.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về vở kịch
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- tổng hợp
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu đặc diểm bản sắc văn hoá Việt Nam? Giải thích các đặc điểm về tinh thần chung của bản sắc văn hoá Việt?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Dựa vào tiểu dẫn ở sgk em hãy khái quát vài nét về tác giả Lưu Quang Vũ?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
GV: Bổ sung, kết luận
- Những năm 80 của TK XX, tên tuổi của LQV nổi lên thành một hiện tượng gây chú ý bậc nhất trong đ/sống văn học nước nhà, các sàn diễn, các nhà hát, các đoàn NT sôi động hẳn lên nhờ kịch của LQV. Chỉ trong vòng 7,8 năm mà LQV sáng tác khoảng 50 vở kịch và dàn dựng hầu hết, điều này ít ai làm được.
- Tạo nên hiện tượng LQV là sự toỏng hợp của nhiều điều kiện:
+ Cảm hứng s/tạo và tài năng nghệ sĩ: động lực viết kịch cũng là động lực viết thơ, đó khát vọng muốn được bày tỏ, muốn thể hiện tâm hồn mình với TG xung quanh.
- Trước khi đến với kịch LQV sáng tác thơ, viết văn, viết phê bình sân khấu, thơ LQV làm xao động tâm hồn người đọc bới chất tươi mát ngọt ngào, bao hoài niệm đẹp đẽ thấm đượm TY c/s, vào thời kì đổi mới của đất nước LQV vẫn có khát vọng về sự dâng hiến, về cái đẹp, chân, thiện, mỹ và sự hoàn thiện nhân cách, vậy là ông đến với kịch.
- Không khí chính trị thuận lợi tạo nên không gian bao la để LQV phát huy tài năng s/tạo: XH, đ/s sôi động, thấm nhuần tinh thần nhân văn, dân chủ, sự biến động của c/s dẫn đến sự biến đổi về mặt ý thức, trong tư duy tất cả đã ùa vào VH vì vậy hiện thực phản ánh đa dạng, đa chiều 
GV: Tóm tắt mẫu
HS: Dựa vào sgk tóm tắt
- Trương Ba làm nghệ trồng vườn (50 tuổi): chất phác, thật thà, cần cù, yêu vợ, thương con
→ do làm việc tắc trách Nam Tào, Bắc Đẩu nên Trương Ba chết bất ngờ → Đế Thích thương quý TRương Ba nên cho hồn TRương Ba nhập vào anh hàng thịt để sống lại, hồn ang TB vẫn giữ nguyên nhưng xác là của anh hàng thịt
- Trớ trêu bất hạnh bắt đầu xảy ra: Hồn TB không thể sống chung với vợ hàng thịt, về nhà hồn TB không được vợ, con, bạn bè quý mến, yêu thương vì thân xác thô kệch, tính cách thô thiển, Tb đau khổ và quyết định xin Đế Thích cho anh hàng thịt và cu Tị được sống còm mình sẽ chết.
H: Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác của vở kịch?
HS: Chuẩn bị cá nhân, trình bày
- Hoàn cảnh s/tác: vở kịch ra đời khi mà XH, VH có sự chuyển biến mạnh mẽ, số phận con người và vấn đề cá nhân được khám phá, Đảng phát động giải phong và phát huy tiền năng s/tạo của ND trong đó có người cầm bút và khi mà nhiều vấn đề nóng bỏng của đời sống như chống tiêu cực đã trở thành cảm hứng của nhiều người.
- Mục đích: LQV viết vở kich nhằm phê phán biểu hiện tiêu cực của lối sống lúc bấy giờ: chạy theo những ham muốn tầm thường, chỉ muốn hưởng thụ để trở nên phàm phu, thô thiển, những biểu hiện của CN duy tâm chủ quan, sự lười biếng, con người phải sống giả, không đúng với bản thân mình
GV: Bổ sung, giảng rõ
H: Mâu thuẫn chính của đoạn kịch này là gì?
HS: Xác định mâu thuẩn của đoạn đích
- mâu thuẫn căng thẳng giữa tâm hồn thuần hậu với thể xác thô kệch
GV: Bổ sung, kết luận về quá trình vận động của kịch: Thắt nút → phát triển → cao trào → mở nút.
Hoạt động 2
GV: Chia lớp hoạt động theo nhóm: 4 nhóm
- Nhóm 1: cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt.
- Nhóm 2: xác định hàm ý tác giả muốn gửi gắm qua cuộc đối thoại giữa hồn và xác
- Nhóm 3: cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và gia đình
- Nhóm 4: cuộc đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích
H: Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn và xác (xưng hô, cử chỉ, vị thế và giọng điệu)? Qua đó nhận xét tâm trạng của Trương Ba trong cuộc đối thoại đó?
HS: Nhóm 1 thảo luận 3 phút, cử đại diện trình bày
Hồn Trương Ba
Xác hàng thịt
Cử chỉ
Ôm đầu, đứng vụt dậy, nhìn chân tay, thân thể, bịt tai lại
→ tâm trạng uất ức, tức giận, bất lực
Lắc đầu
→ tỏ vẽ thương hại
Xưng hô
Mày- ta
→ khinh bỉ, xem thường
Ông- tôi
→ ngang hàng, thách thức
Giọng điệu
Giận dữ, khinh bỉ đồng thời thấm thía, tuyệt vọng
Khi thì ngạo nghễ thách thức, khi thì thầm ranh mãnh, an ủi
Vị thế
Bị động, kháng cự yếu ớt, đuối lí
→ chấp nhận trở lại xác hàng thịt
Chủ động, đặt nhiều câu hỏi phản biện
→ trở thành kẻ thắng thế buộc Trương Ba phải quy phục mình.
Þ cao trào của kịch được đẩy lên cao
GV: Nhận xét giảng rõ
H: Hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích là gì? 
HS: Nhóm 2 thảo luận, cử đại diện trình bày.
- Thể xác có tính độc lập tương đối, có tiếng nói, có khả năng tác động vào linh hồn: lấn át, tàn phá linh hồn
- Linh hồn phải đấu tranh với những đòi hỏi không chính đáng của thể xác để hoàn thiện nhân cách.
GV: Nhận xét, nhấn mạnh vấn đề.
I. Đọc- hiểu khái quát:
1. Tác giả: Lưu Quang Vũ (1948- 1988)
* Quê gốc: Quảng Nam nhưng được sinh ra tại Phú Thọ.
* 1954 cùng gia đình chuyển về Hà Nội và tham gia quân đội một thời gian.
* LQV bắt đầu sáng tác thơ từ những năm 80 của TK XX. Sau đó chuyển sang kịch.
* 1988 LQV mất đột ngột cùng vợ XQ và con gái Quỳnh Thơ.
* LQV được nhà nước tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật 2000
2. Tóm tắt vở kịch: SGK
3. Nguồn gốc và sự sáng tạo của vở kịch:
- Hoàn cảnh sáng tác
- Mục đích
4. Vị trí của đoạn trích: đây là 1 phần của cảnh 7- cảnh cuối cùng của vợ kịch.
5. Hành động kịch:
II. Đọc- hiểu chi tiết:
HS: Thảo luận nhóm
1. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:
a. Tâm trạng của Trương Ba được thể hiện qua cuộc đối thoại:
Þ tâm trạng uất ức, tức giận, bất lực, khinh bỉ, xem thường, tuyệt vọng
b. Ý nghĩa của cuộc đối thoại:
- Thể xác có khả năng lấn át và tàn phá những gì trong sạch đẹp đẽ, cao quý trong con người
- Linh hồn phải đấu tranh với thể xác đẻ hoàn thiện nhân cách.
 IV. Củng cố: Nhận xét mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn?
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị tiết 2
 VI. Rút kinh nghiệm: 
.
Tiết 54	Ngày soạn: 27 /11/08
	Ngày giảng: 28/11/08
HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
 (Lưu Quang Vũ)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Hiểu được nỗi khổ đau, day dứt ngày càng đến mức không thể chịu đựng nổi của nhân 
 vật Trương Ba khi tâm hồn thanh cao nấp trong thân xác anh hàng thịt thô thiển, từ đó 
 lí giải ước mong được giải thoát của nhân vật.
	- Hiểu được ý nghĩa phê phán, chiều sâu tư tưởng nhân văn của vở kịch cùng NT dựng 
 cảnh, dựng đối thoại của Lưu Quang Vũ. 
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thể loại kịch
3.Thái độ: Bồi dưỡng cho HS thái độ sống tích cực, sống đẹp.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về vở kịch
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- thảo luận 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Phân tích cuộc đối thoại giữa hông Trương Ba và xác hàng thịt?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
HS: Nhóm 3 thảo luận, cử đại diện trình bày
* Cuộc đối thoại với những người thân:
- Vợ: Nhận thấy sự thay đỏi của chồng → đau khổ trước cảnh chồng chung, có ý định nhường chồng
- Con dâu: thông cảm và xót thương, thấu hiểu nhưng vẫn đau lòng vì nhận thấy bố ngày một đổi khác
- Cháu gái: không muốn gần giủ ông vì tính tình của Trương Ba đã thay đổi
* Tính cách: có sự thay đổi: Trương Ba trở nên thô vụng hơn → làm gãy cây, gãy diều, trở nên xa lạ hơn với người thân
Þ Trương Ba nhận thấy những gì mình đã, đang và sẽ làm khiến cho người thân của ông đau khổ hơn là lúc ông chết.
* Nguyên nhân: Do nghịch cảnh mà TB lâm vào
* Trương Ba quyết định: không thể sống như vậy → vì ông không muốn khuất phục thể xác, không muốn tự đánh mất mình.
GV: Bổ sung, kết luận
H: Trong cuộc đối thoại này ĐT khuyên TB điều gì? Thái đội của TB ra sao? Nhận xét quan niệm về ý nghĩa của sự sống của TB và ĐT?
Thái độ của TB khi ĐT cho ông tiếp tục sống trong thân thể của cu Tị?
HS: Nhóm 4 thảo luận, cử đại diện trình bày
Đế Thích
Hồn Trương Ba
- Khuyên TB chấp nhận cảnh sống tạm bợ bởi TG vốn không toàn vẹn
→ ĐT có cái nhìn hời hợt về cuộc sống con người
- Có ý định cho TB nhập vào xác của cu Tị → TB sẽ có cả cuộc đời trước mặt
- Không thể chấp nhận cảnh sống “Bên trong một đằng, bên người một nẻo” mà muốn được “tôi là toàn vẹn”.
- Kiên quyết từ chối không chấp nhận cuccọ sống giả tạo, trái tự nhiên vì sống như thế khổ hơn chết
- Xin cho Bé Tị được sống → ý thức về sự hợp nhất giữa linh hồn và thể xác.
GV: Liện hệ đến khát vọng làn người của nhân vật Chí Phèo.
H: Trình bày cảm nhận của em sau khi đọc đoạn kết? (Qua lời nói của TB và lời đối thoại của 2 đứa trẻ)
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu cảm nhận
Đoạn kết thể hiện rõ quan niệm sống của Trương Ba: chấp nhận chết để linh hồn được trong sạch, để tồn tại vĩnh viễn bên người thân. Đồng thời thể hiện tư nhân văn cao cả của tác phẩm
GV: Giảng rõ, chốt lại vấn đề
2. Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và gia đình: 
* Qua cuộc đối thoại: tính cách của Trương Ba đã thay đổi: thô vụng hơn, xa lạ hơn đối với mọi người.
* Nguyên nhân: Bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo
* Quyết định của TB: không sống nhờ xác hàng thịt: không thể khuất phục
→ vì ông không muốn tự đánh mất mình.
Þ cao trào của kịch đã lên đến đỉnh điểm
3. Cuộc đối thoại của Trương Ba và đế Thích:
* Màn đối thoại toát lên khát vọng sống đẹp, khát vọng giải phóng cho tâm hồn thanh cao của con người.
→ khát vọng tự hoàn thiện nhân cách.
4. Đoạn kết:
- Mang đậm chất thơ bởi chứa đựng hình ảnh của sự sống, sự bất tử của linh hồn và sắc xanh của thiên nhiên 
→ cuộc sống lại tuần hoàn theo quy luật muôn đời: thông điệp về sự chiến thắng của cái Thiện, cái Đẹp.
- Nghệ thuật: 
+ Xung đột kịch: hấp dẫn, lôi cuốn
+ Ngôn ngữ nhận vật: có sự biến hoá linh hoạt: góp phần làm nổi bật tâm trạng của nhân vật.
 IV. Củng cố: Qua đoạn trích, em có suyn nghĩ gì về mối qua hệ giữa thể xác và linh hồn con 
 người? Em hiểu thế nào là sống đẹp?
 - Mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác và linh hồn là mối q/hệ hữu cơ
 + Linh hồn là cơ sở VC của thể xác
 + Linh hồn và thể xác là một sự thống nhất trong đó linh hồn giữ vị trí chủ đạo nhưng thể xác có tính độc lập tương đối
Linh hồn kiểm soát nhu cầu của thể xác: trong con người phải luôn có sự tương trợ: để 
làm chủ bản thân và hoàn thiện nhân cách.
 V. Dặn dò: Học bài- Chuần bị bài: Thông Điệp nhân ngày TG phòng chống AIDS.
 VI. Rút kinh nghiệm:
..
Tiết 55	Ngày soạn: 30/11/08
	Ngày giảng: 1/12/08 
 (Cô- phi-An- nan) 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Thấy được tính chất hệ trọng có ý nghĩa toàn cầu của cuộc đấu tranh chống đại dịch 
 HIV/AIDS hiện nay.
	- Hiểu rõ tầm quan trọng của mọi cá nhân, mọi quốc gia phải nâng cao tinh thần trách 
 nhiệm, sát cánh bên nhau hành động ... ệt, kì thị với những đối tượng đang sống cùng với 
 HIV/AIDS, có ý thức và trách nhiệm trong việc phòng chống căn bệnh thế kỷ.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về bài văn
 	Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích- khái quát
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích mối quan hệ giữa hồn và xác? Cho biết thông điệp mà 
 Lưu Quang Vũ gửi gắm trong vở kịch?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Dựa vào phần tiểu dẫn hãy khái quát vài nét về tác giả Cô- phi- An- nan?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
- Tiểu sử
- Quá trình hoạt động
* Ông là tổng thư ký Liên Hợp Quốc trong hai nhiệm kì (1/1997- 1/2007)
* Cô- phi- An- nan đã ra lời kêu gọi hành động gồm 5 điều về việc đấu tranh với đại dịch HIV/AIDS.
* Ông là người thành lập: Qũy sức khỏe và AIDS toàn cầu vào 4/2001.
* Ông là người khởi động chống khủng bố trên phạm vi toàn TG thông qua Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
* Ông được trao giải thưởng Nô- ben hòa bình. 
GV: Bổ sung, kết luận
H: Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào? Cô- phi- An- nan viết văn kiệt này nhằm mục đích gì?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát, trình bày
* Hoàn cảnh ra đời: Tác giả viết văn kiện này gửi ND toàn TG nhân ngày TG phòng chống AIDS (1/12/2003). Trong khi đại dịch HIV/AIDS hoành hành và ít có dấu hiệu suy giảm, nhất là các nước Đông Âu, toàn bộ châu Á, từ dãy U- Ran đến Thái Bình Dương.
* Mục đích: 
- Kêu gọi mọi người chung tay góp sức đẻ ngăn chặn hiểm họa, nhận thấy sự nguy hiểm của đại dịch này, triển khai chương trình chăm sóc toàn diện ở mọi nơi. 
- Các quốc gia phải đặt vấn đề AIDS lên hàng đầu trong CT nghị sự về chính trị.
GV: Bổ sung, kết luận
H: Tại sao gọi văn kiện trên là văn bản nhật dụng? Em hiểu thế nào là thông điệp?
GV: Gợi ý
HS: Suy luận phát biểu ý kiến
- Nhật dùng dùng để chỉ loại văn đề cập tới những hiện tượng, vấn đề cụ thể, có ý nghĩa quan trọng, bức xúc đang đặt ra trong cuộc sống của con người. vậy nên văn kiện này gọi là văn bản nhật dụng.
- Thông điệp: là những lời thông báo mang ý nghĩa quan trọng đối với nhiều người, nhiều quốc gia, nhiều dân tộc.
GV: Đọc- hướng dẫn cách đọc 
HS: 2 em đọc
H: Bài văn kiện này có thể chia làm mấy đoạn? Hãy đặt tiêu đề cho mỗi đoạn?
HS: Chuẩn bị cá nhân, chia đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu " “chiến đấu chống lại dịch bệnh này” _ cả TG nhất trí cam kết, phòng chống, chiến đấu, đánh bại căn bệnh HIV/AIDS.
- Đoạn 2: Tiếp theo " “đồng nghĩa với cái chết” _ điểm lại tình hình thực tế và nêu nhiệm vụ của mỗi người, mọi người và mọi quốc gia.
- Đoạn 3: còn lại _ lời kêu gọi.
Hoạt động 2
H: Em hãy cho biết, ngoài những từ: dịch, đại dịch, hiểm họa dùng để chỉ HIV/AIDS người ta còn dùng từ ngữ nào nữa để gọi tên cho dịch bệnh này?
HS: Trả lời theo sự hiểu biết
GV: Bổ sung, giảng rõ
Ngoài những từ trên dùng để gọi tên cho HIV/AIDS thì người ta còn gọi căn bệnh này là “Căn bệnh thế kỷ”, với tên gọi này vấn đề đặt là muốn tiêu diệt căn bệnh này phải có hành động thiết thực, lâu dài và gian khổ, bởi đó là căn bệnh nguy hiểm, cướp đi sinh mệnh của hàng loạt con người.
H: Căn cứ vào đâu mà đưa v/đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị của mỗi quốc gia? 
HS: Liệt kê các DC, phân tích
- ¼ số thanh niêm bị nhiễm HIV thì ½ là phụ nữ.
- ¼ số trẻ sơ sinh bị nhiễm, cứ 1 phút, một ngày trôi đi có 10 người bị nhiễm HIV.
- Với sự cố gắng của các quốc gia vẫn chưa đủ để ngăn chặn, đẩy lùi được căn bệnh này.
- Có hiện tượng một số nước coi trọng sự cạnh tranh hơn là chống đại dịch AIDS.
- Cần tạo nguồn lực và hành động cần thiết để ngăn chăn và dập tắt đại dịch HIV/AIDS.
GV: Giảng rõ từng căn cứ để thấy được sự nguy hại và nghiêm trọng của tình hình phòng chống HIV/AIDS.
H: Tổng thư ký Liên hợp quốc đã làm thế nào để cho việc tổng kết tình hình của mình là cơ sở để dẫn đến những kiến nghị mà ông nêu trong các nhiệm vụ?
HS: Nhận xét, tính chất và cách lập luận
GV: Bổ sung, giảng rõ.
H: Trong lời kêu gọi mọi quốc gia nổ lực phòng chống HIV/AIDS, Cô- phi- An- nan đã nhấn mạnh điều gì?
HS: Nêu các nhiệm vụ
- Không vì mục tiêu trong sự cạnh tranh mà quên các thảm hoạ cướp đi cái đáng quý nhất là sinh mệnh và tuổi thọ của con người.
- Hãy lên tiếng chống HIV/AIDS vì đó là ý nghĩa sinh tử và vấn để tồn vong.
- Hãy sát cánh cùng tôi vì cuộc chiến chống HIV/AIDS bắt nguồn từ chính các bạn
- Bỏ thái độ kì thị và phân biệt đối xử với những người không may bị mắc bệnh → vì nó sẽ làm chậm tiến độ
GV: Giảng rõ, kết luận
H: Qua những nhiệm vụ nêu ra trong bản thông điệp, em có nhận xét gì về con người của vị Tổng thư kí Liên hợp quốc?
HS: Cảm nhận và nhận xét
- Tác giả là con người có trái tim nhân hậu, chan chứa yêu thương.
- Có tầm nhìn sâu rộng đối với sự vận động không ngững của sự sống, luôn quan tâm đến vận mệnh của nhân loại.
- Là một người sống vì công việc, vì sự ổn định tốt đẹp của nhân loại.
H: Trong bản thông điệp những câu văn nào gây được sự xúc động nhất? Vì sao?
HS: Liệt kê các câu văn và giải thích
Vì: 
- Đó là những câu văn giản dị, chân thành tha thiết thể hiện tâm huyết của người viết.
- Thể hiện nỗi day dứt, xót xa đến không nguôi.
GV: Bổ sung, kết luận.
H: Từ việc phân tích, em hãy nêu ý nghĩa của bản thông điệp?
GV: Gợi ý
HS: Khái quát ý nghĩa của bản thông điệp 
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: Cô- phi- An- nan.
* Sinh ngày 8/4/1938, tại Ga- na, một nước cộng hòa tại châu Phi.
* Ông là tổng thư ký Liên Hợp Quốc trong hai nhiệm kì (1/1997- 1/2007)
* Ông được trao giải thưởng Nô- ben hòa bình.
2. Văn bản:
a. Hoàn cảnh s/tác và mục đích sáng tác:
* Hoàn cảnh ra đời:
Cô- phi- An- nan viết bài văn kiện nhân ngày TG phòng chống AIDS (1/12/2003) và khi mà dịch HIV đang hoành hành rất dữ dội không có dấu hiệu suy giảm.
* Mục đích: 
- Kêu gọi mọi người ngăn chặn hiểm họa.
- Triển khai chương trình chăm sóc những người nhiễm HIV/AIDS.
- Yêu cầu: các quốc gia phải coi trọng hiểm họa này.
b. Thể loại: 
Văn kiện này thuộc thể loại: văn bản nhật dụng.
c. Đọc- chia bố cục: chia làm 3 đoạn
II. Đọc- hiểu chi tiết:
1. Điểm tình hình của văn kiện:
* Căn cứ vào tình hình thực tế Cô- phi- An-an nhấn mạnh: “Chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tế đối với các quốc gia”
2. Nhiệm vụ của các quốc gia trong nhiệm vụ chống AIDS:
* Cô- Phi- An- Nan nhấn mạnh nhiệm vụ của mỗi một quốc gia, của mỗi người.
→ chống lại HIV/AIDS là vấn đề sống còn, có ý nghĩa sinh tử của nhân loại.
* Cô- phi- An- nan: là con người giàu lòng nhân ái, biết quan tâm và yêu thương đồng loại.
* Những câu văn cảm động: sgk
* Vì: Thể hiện nỗi day dứt và xót xa đến khôn nguôi, có sự chọn lọc kỉ càng
3. Ý nghĩa của bản thông điệp:
- Là tiếng nói kịp thời trước 1 nguy cơ đang đe doạ cuộc sống của loài người, thể hiện thái độ sống tích cực, tinh thần trách nhiệm cao, tình yêu thương nhân loại sâu sắc.
- Giúp người đọc, người nghe biết quan tâm tới hiện tượng đời sống đang diễn ra xung quanh để tâm hòn và trí tuệ không đơn điệu, nghèo nàn và biết cảm thông và chia sẽ trước nổi đau chung của con người. 
 IV. Củng cố: GV gọi HS nhấn mạnh các nhiệm vụ chống HIV/AIDS
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập- chuẩn bị: Luyện tập nghị luận về 1 v/đề XH.
 VI. Rút kinh nghiệm: Dung lượng thời gian ít, không chuyển tải hết nội dung.
Tiết 56	Ngày soạn: 1 /12/08
	Ngày giảng: 2/12/08
LUYỆN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HÔI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Nắm được đặc điểm của bài văn nghị luận về 1 vấn đề XH đặt ra trong tác phẩm VH.
	- Có kỹ năng viết bài văn theo yêu cầu của dạng đề này.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về một vấn đề VH.
3.Thái độ: Tạo cho HS thái độ tích cực chủ động, sáng tạo trong q/trình viết văn.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- Dàn ý các bài tập mẫu
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk- vở bài tập
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- thảo luận- lập dàn ý. 
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình luyện tập.
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề nêu ra ở đề 1?
GV: Gợi ý, hướng dẫn
HS: Làm việc cá nhân, giải bài tập.
* Xác định ý nghĩa của vở kịch:
- Phê phán tình trạng con người phải sống giả dối., không sống thật với mọi người xung quanh.
- Nói và làm không thống nhất với nhau.
- Đề cao tâm hồn con người nhưng không chú ý gì tới thể xác, không để tâm tới mối quan hệ giữa VC và tinh thần.
* Suy nghĩ về niềm hạnh phúc 
- Con người thật hạnh phúc khi được sống thật với chính mình:
+ Thế nào là sống thật? 
→ Sống có sự gắn bó giữa thể xác và tâm hồn mình, sống chính đáng bằng thể xác, tâm hồn, không để tâm hồn mình nhờ vào thể xác người khác.
+ Tại sao phải sống thật và nó được thể hiện ở những phương diện nào?
→ con người sống thật mới có sự thanh thản, có niềm vui thực sự. Con người sống thật mới tạo được niềm tin của người xung quanh, con người sống thật với chính mình mới có hạnh phúc. Nó thể hiện ở suy nghĩ và hành động.
- Hạnh phúc của con người sống thật và nỗi đau khổ của những kẻ sống giả được thể hiện nhiều trong VH.
+ Lão Xan- chi- a- gô trong t/p “Ông già và biển cả” là sống thật với mình, sống với niềm tin của con người không bao giờ bị đánh bại, người nghệ sĩ nhiếp ảnh trong t/p “Chiếc thuyên ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu cảm thấy hạnh phúc khi phát hiện ra cái đẹp đích thực. Mẹ con Cám không sống thật với mình không có hạnh phúc
Hoạt động 2
GV: Gợi ý, hướng dẫn qua câu hỏi
- Hãy khái quát ý nghĩa của câu chuyện?
- Ý kiến của em về câu chuyện như thế nào?
- Nhận xét ý nghĩa của câu chuyện?
HS: Làm việc cá nhân, giải bài tập.
- Khái quát ý nghĩa câu chuyện: chúng ta thật sự có hạnh phúc, sung sướng và mãn nguyện khi được sống thật bằng tình cảm của mình với mẹ.
- Bình: Vấn đề qua câu chuyện trên thật đúng đắn
- Luận: sống thật với mẹ là niềm hạnh phúc của mỗi con người bởi mẹ là người trực tiếp sinh ra ta, gắn liền ta từ tuổi thơ đến lúc trưởng thành, mỗi lời ru của mẹ đều gắn liền với lẽ sống ở đời, lời ru ấy nuôi lớn tâm hồn ta, tình mẫu tử vẫn là tình cao quý nhất trong cuộc đời, đó là đạo lý, truyền thống của con người Việt Nam.
+ Hình ảnh người mẹ trong đời sống và văn học
+ Trong cuộc sống vẫn có những con người bạc bẽo với mẹ
- Ý nghĩa câu chuyện: qua ND câu chuyện giáo dục cho chúng ta điều gì? 
I. Đề 1: 
Từ đoạn trích vở kịch: Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nghĩ về niềm hạnh phúc khi được sống thực với mình và mọi người?
Để hoàn thành ND đề bài cần triển khai theo các trình tự:
- Xác định ý nghĩa của vở kịch
- Suy nghĩ về niềm hạnh phúc của con người.
- Rút ra ý nghĩa của vấn đề
II. Bài tập 2: 
Suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện: Hoa hồng tặng mẹ?
- Khái quát ý nghĩa của câu chuyện
- Bình luận
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
 IV. Củng cố: GV gọi HS nhắc lại cách lập luận của văn nghị luận về vấn đề VH
 V. Dặn dò: Học bài- hoàn thiện các bài tập- chuẩn bị: Tư duy hệ thống, nguồn sống mới
 VI. Rút kinh nghiệm:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 12 nang cao tiet 53 56.doc