Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 45 đến 48

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 45 đến 48

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

 (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS

 - Đọc- hiểu khái quát vài nét về tác giả- tác phẩm

 - Cảm nhận được vẽ đẹp, chất thơ từ cảnh sắc thiên nhiên của Sông Hương khi con

 sông ở thượng nguồn.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thể loại tuỳ bút.

3.Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật của quê hương đất nước qua vẽ

 đẹp của sông Hương.

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về HPNT và văn bản, bài hát

 Trò: Vở bài soạn- sgk

 

doc 9 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 45 đến 48", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45	Ngày soạn: 9/11/08
	Ngày giảng: 10/11/08
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
 (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Đọc- hiểu khái quát vài nét về tác giả- tác phẩm
	- Cảm nhận được vẽ đẹp, chất thơ từ cảnh sắc thiên nhiên của Sông Hương khi con 
 sông ở thượng nguồn.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thể loại tuỳ bút.
3.Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật của quê hương đất nước qua vẽ 
 đẹp của sông Hương. 
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về HPNT và văn bản, bài hát
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích-tổng hợp
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Phân tích phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Dựa vào sgk, hãy khái quát vài nét về tiểu sử và sự nghiệp VC của Hoàng Phủ Ngọc Tường?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
- TiÓu sö: 
- Sù nghiÖp v¨n häc:
GV: Bổ sung, giảng rõ.
* Hoàng Phủ Ngọc Tường viết báo làm văn từ những năm 60 của TK XX, là nhà văn có phong cách độc đáo, tài hoa uyên bác
* Văn của HPNT giàu chất trí tuệ và chất thơ.
H: Em hãy khái quát vài nét về thể loại, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, vị trí của đoạn trích?
HS: Làm việc cá nhân, khái quát
GV: Nhận xét, kết luận.
-> Lµ t¸c phÈm tiªu biÓu cho ®Æc tr­ng thÓ lo¹i vµ v¨n phong cña HPNT 
GV: Đọc- hướng dẫn cách đọc
HS: 2 em đọc.
H: Đoạn trích có thể chia làm mấy đoạn? Hãy đặt tiêu đề cho mỗi đoạn?
HS: Làm việc cá nhân, chia đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu → chân núi Kim Phụng
Þ Sông Hương ở thượng nguồn.
- Đoạn 2: Phải nhiều TK → bát ngát tiếng gà
Þ Sông Hương chảy về đồng bằng, ngoại vi thành phố
- Đoạn 3: Từ đây → quê hương xử sở
Þ Sông Hương chảy vào thành phố Huế
- Đoạn 4: còn lại
Þ vẽ đẹp văn hoá và lịch sử của dòng sông.
GV: Bổ sung, khái quát
HPNT cảm nhận con sông Hương theo chiều dài địa lí, cách kết cấu tương ứng với từng khúc sông trong hành trình từ thượng nguồn đến thành phố TY
Hoạt động 2
H: Vẽ đẹp của sông Hương khi ở thượng nguồn được tác giả miêu tả như thế nào?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích
- Khi qua dãy Trường Sơn hùng vĩ:
+ Sông Hương là bản tình ca của rừng già
/ Rầm rộ và mãnh liệt
/ Dịu dàng và say đắm
+ Cô gái Di gan phóng khoáng, man dại
/ Rừng già hun đúc cho nó bản tính gan dạ, một tâm hồn tự do, phóng khoáng
→ Vẽ đẹp của 1 sức sống trẻ trung, mãnh liệt và hoang dại
- Khi ra khỏi rừng già:
+ Đóng kín tâm hồn sâu thẳm của mình
+ Mang một sắc đẹp dịu dàng, trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa
→ vẽ đẹp bí ẩn, sâu thẳm của dòng sông
GV: Bổ sung, bình 1 số chi tiết
- Bản tình ca của rừng già
- Cô gái di gan phóng khoáng, man dại.
H: Khi xuôi về châu thổ hành trình của sông Hương được tiếp rục khắc hoạ như thế nào? Nhận xét vẽ đẹp của sông Hương qua hành trình ấy?
HS: LÀm việc cá nhân, phân tích
- Sông Hương thay đổi về tính cách: 
+ chế ngự được bản năng của người con gái 
+ “mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”
- Cảnh sông Hương đẹp như một bức tranh có hình khối, có đường nét
 → chuyển dòng một cách liên tục, uốn mình theo những đường cong thật mềm “Sông mềm như một tấm lụa”
 Þ Bằng bút pháp kể, tả HPNT đã làm nổi bật một sông Hương đẹp bởi phối cảnh kì thú giữa nó và thiên nhiên xứ Huế phong phú, hài hoà.
 GV: Nhận xét, bình 1 số ý
Sông Hương qua cái nhìn lãng mạn của HPNT như 1 cô gái dịu dàng mơ mộng đang khao khát đi tìm thành phố TY theo tiếng gọi vang vọng từ trái tim. Với NT so sánh cân đối, hài hoà đậm chất thơ, với sự phong phú về ngôn ngữ hình tượng nhà văn đã khắc hoạ được vẽ đẹp dòng sông huyền ảo, lung linh màu sắc và đầy ấn tượng bỡi vẽ đẹp trầm mặc, cổ kính của sông Hương.
H: Thành phố Huế hiện lên qua hình ảnh nào? Vẽ đẹp của sông Hương khi gặp Huế được miêu tả bằng NT gì? Cuộc gặp gỡ ấy gơi cho êm cảm nhận điều gì?
HS: Làm việc cá nhân, phân tích
Huế
- Cầu Tràng Tiền = vành trăng non in ngần trên nền trời
- Những lâu đài của đát cố đô soi bóng xuống dòng sông xanh biếc
Sông Hương
- Uốn 1 cách cung rất nhẹ = 1 tiếng vang vọng nói ra của tác giả
- Các nhánh sông toã đi khắp nơi như muốn ôm trọn Huế vào lòng.
→ Sông Hương và Huế hoà làm 1, SH làm nên vẽ mộng mơ của Huế, Huế làm nên vẽ đẹp trầm tư, sâu lăng cho SH
Þ cuộc gặp gỡ của Huế và SH đươc tác giả cảm nhận như 1 cuộc hội ngộ của TY
- Trong c¸ch biÓu ®¹t tµi hoa cña t¸c gi¶, s«ng Hương được c¶m nhËn dưới nhiÒu gãc ®é:
 + B»ng con m¾t héi ho¹: SH vµ nh÷ng chi lu cña nã t¹o nh÷ng đường nÐt tinh tÕ lµm nªn vÎ ®Ñp cæ kÝnh cña cè ®«.
 + Qua c¸ch c¶m nhËn ©m nh¹c: SH ®Ñp như ®iÖu slow chËm r·i, s©u l¾ng, tr÷ t×nh.
+Dưới c¸i nh×n say ®¾m cña mét tr¸i tim ®a t×nh: S«ng Hương lµ ngêi t×nh dÞu dµng, thuû chung.
GV: Bổ sung, giảng rõ
H: Khi tạm biệt Huế, sông Hương ra đi trong tâm trạng như thế nào? 
HS: Nhận xét
 - Được so sánh như: “Nàng Kiều trong đêm tự tình trở lại tìm Kim Trọng.
- Lời thề ấy vang vọng thành giọng hò dân gian → đó là tấm lòng con người xứ Huế “Mãi chung tình với quê hương xứ sở”
GV: Bổ sung, giảng rõ, kết luận
I. Đọc- hiểu khái quát:
1. Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường
* Tiểu sử:
- Sinh: 1937 tại TP. Huế
- Quê gốc: Triệu Phong- Quảng Trị.
- Sống, học tập, hoạt động CM ở Huế.
→ cuộc đời của tác giả gắn liền với Huế nên tình cảm, tâm hồn của nhà văn thấm đẫm nền văn hoá của xứ Huế trầm mặc, thơ mộng.
* Sự nghiệp VC:
+ Phong c¸ch nghÖ thuËt:
* Lµ c©y bót uyªn b¸c, giµu chÊt trÝ tuÖ.
* Tµi hoa, trÝ t­ëng t­îng phong phó l·ng m¹n ®Ëm chÊt th¬.
* Lèi viÕt h­íng néi, xóc tÝch, cã chiÒu s©u v¨n ho¸, c¶m høng nh©n v¨n.
+ T¸c phÈm chÝnh: (SGK)
2. Đoạn trích:
a. Thể loại: Tuỳ bút
b. Xuất xứ: trích trong tập tuỳ bút cùng tên: Ai đã đặt tên cho dòng sông?.
c. Hoàn cảnh ra đời:
d. Vị trí: ở phần đầu và phần kết của tập tuỳ bút.
3. Đọc- chia bố cục cho đoạn trích:
a. Đọc: diễn cảm
b. Chia bố cục: 4 phần
II. Đọc- hiểu chi tiết:
1. Vẽ đẹp của sông Hương:
a. Vẽ đẹp từ cảnh sắc thiên nhiên:
* Từ thượng nguồn:
→ bằng óc quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, bằng việc sử dụng NT so sánh, nhân hoá, HPNT khắc hoạ vẽ đẹp của sông Hương khi ở thượng nguồn: có sức sống mãnh liệt, hoang dại, dịu dàng, say đắm, bí ẩn và sâu thẳm.
* Sông Hương về châu thổ:
- Thay đổi về tính cách: dịu dàng, mềm mại và trí tuệ.
- Cảnh sông Hương đẹp như một bức tranh có hình khối, có đường nét
- Vẽ đẹp sông Hương đa màu sắc và biến ảo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”
 - Vẽ đẹp sông Hương trầm mặc, cổ kính
 - Sông Hương còn mang màu sắc triết lí, cổ thi khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ
- Mang vẽ đẹp tươi vui khi tới ngoại ô Kim Long.
* Sông Hương vào Huế:
- Sông Hương mang vẽ đẹp dịu dàng và “Vui tươi” hẳn lên như “tìm đúng đường về”
 - Sông Hương gắn bó tha thiết với thành phố “như một tiếng vâng không nói ra của TY”ngập ngừng, vấn vương.
* Sông Hương trở lại “để nói một lời thề trước khi về biển cả”:
 Þ Như vậy, vẽ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên “như một cô gái Huế duyên dáng, tô điểm cho vẽ đẹp xứ Huế
 IV. Củng cố: GV nhấn mạnh các ý chính đã phân tích trong tiết 1
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị tiếp tiết 2
 VI. Rút kinh nghiệm: 
	- Thực hiện tiết dạy đảm bảo thời gian
Tiết 46	Ngày soạn: 9/11/08
	Ngày giảng: 10/11/08
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
 (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Cảm nhận được vẽ đẹp của sông Hương ở phương diện văn hoá và lịch sử
	- Nắm được nét đặc sắc trong NT của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thể loại tuỳ bút.
3.Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật của quê hương đất nước qua vẽ 
 đẹp của sông Hương. 
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK về HPNT và văn bản, bài hát
 	 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích-tổng hợp
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Vẽ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả như thế nào?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
H: Sông Hương đã làm nên vẽ đẹp văn hoá độc đáo của xứ Huế như thế nào? Hãy xác định các chi tiết và phân tích?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Xác định các chi tiết, phân tích.
- Dòng sông âm nhạc:
+ là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.
+ là nơi sinh thành toàn bộ nền âm nhạc cổ điển của Huế.
+ là cảm hứng để Nguyễn Du viết lên khúc đàn của nàng Kiều.
- Dòng sông thi ca:
+ là vẽ đẹp mơ màng “Dòng sông trắng, lá cây xanh” trong thơ của Tản Đà.
+ Vẽ đẹp hùng tráng trong thơ Cao Bá Quát
+ Là nỗi quan hoài vạn cổ trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan.
+ Là sức mạnh phục sinh trong thơ Tố Hữu.
- Dòng sông gắn với những phong tục tập quán, với vẽ đẹp tâm hồn của con người xứ Huế.
+ Màn sương khói trên sông Hương như màu áo điền lục, một sắc áo cưới của các cô dâu trẻ trong tiết sương giáng
+ Vẽ đẹp trầm mặc sâu lắng của sông Hương như 1 nét riêng trong vẽ đẹp tâm hồn của người xứ Huế “rất dịu dàng và rất trầm tư”
H: Em có nhận thức gì về lịch sử của dòng sông Hương, của Huế qua bút kí của HPNT?
HS: LÀm việc cá nhâ, phân tích
* Là 1 dòng sông anh hùng:
- Từ xa xưa: là 1 DS biên thuỳ xa xôi của đất nước các vua hùng.
- Từ thời trung đại: 
+ Dòng sông Linh Giang chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam Tổ Quốc Đại Việt
+ Vẽ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ.
- Thời chống Pháp: 
+ Sống hết LS bi tráng với máu của các cuộc k/nghĩa của p/trào Când Vương.
+ Đi vào thời đại CM với những chiến công rung chuyển.
- Thời chống Mỹ: góp mình vào chiến dịch Mậu Thân 1968..
+ Dòng sông chịu nhiều đau thương, mất mát.
GV: Bổ sung, giảng rõ
 Đó là dòng sông sử thi nhưng cũng là dòng sông anh hùng, là bản hùng ca mà cũng là bản tình ca dịu dàng và tươi mát. Đps là nét độc đáo của xứ Huế, của sông Hương được tác giả khám phá và khắc hoạ từ góc độ LS.
H: Bài kí mở đầu và kết thúc bằng 1 câu hỏi: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Em có nhậ xét gì về cách diễn đạt trên?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu cảm nghĩ
- Mang nghĩa hỏi: ND bài kí là câu trả lời, giống như 1 bài kí ca ngợi vẽ đẹp, chất thơ của dòng sông, có cái tên rất đẹp và rất phù hợp với nó: sông Hương.
- Mang tính chất biểu cảm: 
+ Là cái cớ để nhà văn đi vào miêu tả, ca ngợi vẻ đẹp của con sông Hương
+ Thể hiện tình cảm ngỡ ngàng, ngưỡng mộ và thái độ trân trọng của tác giả đối với dòng sông và thành phổ Huế.
GV: Bổ sung, giảng rõ
H: Hình tượng cái tôi trong tác phẩm để lại cho em ấn tượng gì?
HS: Làm việc cá nhân, nhận xét
GV: Bổ sung, kết luận
Hoạt động 3
b. Vẽ đẹp văn hoá của dòng sông Hương:
- Dòng sông âm nhạc
- Dòng sông thi ca: một dòng sông không bao giờ lặp lại mình.
→ sông Hương luôn đem đến nguồn cảm hứng mới mẻ, bất tận cho các thi nhân.
- Dòng sông gắn liền với những phong tục tập quán, với vẽ đẹp tâm hồn của con người xứ Huế.
c. Sông Hương gắn liền với vẽ đẹp của lịch sử hào hùng:
* Là 1 dòng sông anh hùng
* Sông hương cùng với thành phố Huế chịu nhiều đau thương, mất mát
→ sông Hương là dòng sông có bề dày lịch sử như 1 người con gái anh hùng, khi tổ quốc gọi nó tự hiến dâng đời mình làm 1 chiến công. Sông Hương là dòng sông của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.
d. Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Mang nghĩa hỏi
- Mang nghĩa biểu cảm
2. Hình tượng cái tôi tác giả:
- TY tha thiết đên say đắm của tác giả đối với cảnh vật và con người xứ Huế.
- Phong cách viết kí: phóng túng, tài hoa, giàu thông tin văn hóa, lịch sử, giàu chất trữ tình lãng mạn.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ: Sgk
 IV. Củng cố: GV nhắc lại các ý cơ bản trong tác phẩm
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị: Viết bài số 3
 VI. Rút kinh nghiệm: 
Tiết dạy đảm bảo thời gian
Dung lượng kiến thức thời gian nhiều, thời gian ít nên chuyển tải bài dạy chưa sâu.
Tiết 47- 48	Ngày soạn: 11/11/08
	Ngày giảng: 12/11/08
BÀI VIẾT LÀM VĂN SỐ 3
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Nắm vững cách thức nghị luận về một nhận định, một vấn đề bàn về VH.
	- Biết vận dụng những hiểu biết về tác phẩm, tác gia văn học, lí luận VH, lịch sử VH
 để viết bài.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận bàn về 1 vấn đề VH
3.Thái độ: Có ý thức chủ động, độc lập trong tư duy và sáng tạo khi làm bài văn viết.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	 Thầy: Đề bài- đáp án
 	 Trò: Vở viết văn
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Viết tự luận
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
	A. Đề bài:
	Câu 1 (2 điểm): Hãy phân tích phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân?
	Câu 2 (8 điểm): Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình -chính trị. Hãy giải thích và chứng minh khái niệm trên bằng sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu?
	B. Đáp án:
	Câu 1: cần phân tích được.
	- Nói được cái Ngông trong VC của Nguyễn Tuân
	- Cái tài hoa và uyên bác
	Câu 2: dàn ý cơ bản
a. Mở bài:
	- Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Ở Tố Hữu có 2 con người hài hoà, thống nhất: nhà thơ- nhà chính trị.
	- Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình- chính trị.
	b. Thân bài: 
	* Trữ tình, chính trị và thơ trữ tình- chính trị của Tố Hữu:
	- Trữ tình: là bộc lộ trực tiếp ý thức, tình cảm, cảm xúc nghĩa là con người cảm thấy qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan đối với TG và nhân sinh. Mặt khác cái tôi trữ tình luôn cảm xúc trước thực tại trên tư cách phổ quát, động chạm tới những vấn đề chung của tồn tại con người (cái chết, Ty, nỗi buồn, lẽ sống) cho nên trữ tình trở thành tiếng lòng thầm kín của mọi người.
	- Chính trị là những khái niệm khô khan được thể hiện dưới hình thức những câu khẩu hiệu mang tính cổ vũ, kêu gọi. Các khái niệm đó tưởng như không có gì là thơ cả.
 VD: Dầu Tk XX thơ của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
 Tố Hữa vừa kế thừa truyền thống vừa nâng đỡ thơ trữ tình chính trị lên một trình độ NT cao hơn. TH đã mang đến cho thơ ca CM một tiếng nói trữ tình với cảm xúc của 1 cái tôi hoàn toàn mới mẻ như Xuân Diệu nhận xét: Tố Hữu đã đưa thơ chính trị đạt đến trình độ rất đỗi trữ tình.
	* Cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu:
 - Tố Hữu quan niệm: “Thơ là tiếng nói đồng y, đồng tình, tiếng nói đồng chí. Nói đến thơ là nói đến sự đồng điệu của tâm hồn”
 - Nhân vật trữ tình trong thơ TH có mối quan hệ gần như máu thịt với đất nước, với nhân dân, với cộng đồng.
 - Cảm hứng chủ đạo trong thơ TH là cảm hứng LS, dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự, đời tư, chính vì vậy, cái tôi trữ tình trong thơ TH trước hết là cái tôi chiến sĩ (Từ ấy), cái tôi ấy hoá thân vào những nhân vật trữ tình mang những phẩm chất tiêu biểu của dân tộc qua các thời kì LS khác nhau như: Bà má hậu Giang, Lươm, Chị Trần Thị Lý, mẹ Suốt, anh giải phóng quân, anh Nguyễn văn Trỗi
 - Thơ TH tập trung vào những chủ đề lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn
	* Giọng thơ trữ tình- chính trị của Tố Hữu: giộng tâm tình, ngọt ngào.
 - Xuất phát từ quê hương và gia đình
 - Sử dụng đa dạng các thể thơ dân tộc.
 - Lối ngắt nhịp tự nhiên, êm nhẹ
	* Khi nói đến đời tư cá nhân TH luôn gắn với Nd chính trị.
	c. Kết bài: 
- Tố Hữu đã đem vào thơ CM một tiếng nói trữ tình với những xúc cảm chân thành, mãnh liệt.
- Tố Hữu đã kế thừa xuất sắc truyền thống thơ ca yêu nước của dân tộc và phát triển trong thời đại mới.
	C. Biểu điểm:
 	* Bài 9- 10 điểm: đầy đủ ý, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, trong sáng, có sự sáng tạo trong viết câu, dùng từ.
	* Bài 7- 8 điểm: Diễn đạt được 2/3 số ý, hành văn diễn đạt tạm, không sai qua 5 lỗi chính tả, thành thạo trong viết câu dùng từ.
	* Bài 6- 7 điểm: Diễn đạt được 1/2 số ý, biết cách dùng từ đạt câu, hành văn đôi chổ còn sai, lủng củng, coa sai lỗi chính tả.
	* Bài 4- 5 điểm: bài có ý nhưng chưa đầy đủ, viết câu dùng từ còn yếu, hành văn đôi chổ còn lủng củng.
	* Bài 3- 0 điểm: những trường hợp còn lại.
 IV. Củng cố: Nhận xét giờ làm- thu bài
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị đọc thêm
 VI. Rút kinh nghiệm: 
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 12 Nang Cao Tiet 45 48.doc