Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 41+ 42: Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 41+ 42: Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân

Tiết 41-42, Văn học:

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1.Kiến thức: Giúp học sinh: Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người TBắc qua hình ảnh sông Đà ( Sông Đà như một nhân vật sống động có cá tính, tính cách) và người lái đò-tài trí dũng cảm; Sự độc đáo tài hoa uyên bác, sự phong phú về chữ nghĩa của Nguyễn Tuân, phong cách nghệ thuật NT qua đoạn trích

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu cảm thụ một văn bản tùy bút, với một phong cách độc đáo.

3. Thái độ: Cảm phục, mến yêu tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ uyên bác, tài hoa; yêu quý vẻ đẹp non sông, đất nước VN

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo- Thiết kế bài dạy

III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

 - Kết hợp các phương pháp phát vấn, diễn giảng, đàm thoại, bình luận

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 17117Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 41+ 42: Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2009 
 Tuần 11: Từ tiết 41à44 Tiết 41-42, Văn học:
 -------- 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1.Kiến thức: Giúp học sinh: Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người TBắc qua hình ảnh sông Đà ( Sông Đà như một nhân vật sống động có cá tính, tính cách) và người lái đò-tài trí dũng cảm; Sự độc đáo tài hoa uyên bác, sự phong phú về chữ nghĩa của Nguyễn Tuân, phong cách nghệ thuật NT qua đoạn trích
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu cảm thụ một văn bản tùy bút, với một phong cách độc đáo.
3. Thái độ: Cảm phục, mến yêu tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ uyên bác, tài hoa; yêu quý vẻ đẹp non sông, đất nước VN
II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo- Thiết kế bài dạy 
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
 - Kết hợp các phương pháp phát vấn, diễn giảng, đàm thoại, bình luận
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
 1.Kiểm tra bài cũ: + Qua việc nêu lên quan điểm của mình về vấn đề Nho giáo và các vấn đề khác, Nguyễn Khắc Viện đã biểu lộ cốt cách “kẻ sĩ hiện đại” như thế nào ?Bài học rút ra từ cuộc đời tác giả.
 2.Bài Mới: 
 GV dẫn lời vào bài: Xưa nay, hình ảnh con sông, dòng sông trong văn chương được miêu tả không ít. Trong văn chương thế giới, một Khuất Nguyên TQ từng tả con sông Thương Lang nước trong nước đục. Một dòng sông Hoàng Hà từ trời cao rơi xuống như sợi dây thừng trong thơ Lí Bạch. Trong văn thơ VN, hình ảnh sông Đà được nhắc tới nhiều lần. Cổ tích có truyện về thác bờ, 1 câu thành ngữ “Nước sông Đà ma Tà Bú” để nói lên ma thiêng nước độc ở con sông này. Nhưng dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, con sông không còn là vật vô tri vô giác, hung bạo mà còn trở nên trữ tình thơ mộng có tâm hồn, tính cách
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu thể loại tùy bút, và xuất xứ tùy bút Người lái đò sông Đà.
 - GV yêu cầu HS đọc tiểu dẫn và tri thức đọc hiểu và trả lời câu hỏi.
 + Hãy giới thiệu vài nét về thể loại và tập tùy bút sông Đà của Nguyễn Tuân.
 - Nguyễn Tuân vận dụng nhiều tri thức chuyên môn của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau để miêu tả đối tượng 
HĐ2. Hướng dẫn HS đọc-hiểu văn bản. 
 + Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ?Nêu đại ý từng phần
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng con sông Đà
+ Trong tùy bút người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân có những nhân vật nào ?
 - Hình tượng nhân vật sông Đà ;Hình tượng ông lái đò
 + Hãy tìm dẫn chứng về tài nghệ của nhà văn khi miêu tả tính cách hung bạo của sông Đà ?
 ( NTuân sử dụng những biện pháp nghệ thuật quan sát tỉ mỉ, tưởng tượng phong phú, liên tưởng so sánh để khắc họa bản tướng của dòng sông phù thủy-dì ghẻ độc ác, nham hiểm. Một mặt là kẻ thù ghê gớm của con người, mặt khác lại đẹp khỏe hùng vĩ )
 - Những cái hút nước xoáy tít lôi tuột mọi vật xuống đáy sâu Tả cái hút nước quãng Tà Mường Vát:
 + nước thở và kêu như cửa cống cái bị sặc.
 + ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào.
 - Khảo cứu tỉ mỉ-gọi tên từng cái trong hơn bảy chục con thác
 - Dùng các giác quan, dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, liên tưởng nhân hóa, tưởng tượng kì ảo lí thú
GV: kì lạ là ở chỗ tính khí bất ngờ, đỏng đảnh trái ngược, vừa khó chịu vừa quyến rũ bởi cái vẻ trữ tình thơ mộng của sông Đà đối lập với tính cách hung bạo
+ Nét trữ tình của sông Đà được Nguyễn Tuân khắc họa ở những khía cạnh nào ?Tìm những chi tiết diễn tả vẻ đẹp “trữ tình” của sông Đà
 + Đặc tả vẻ đẹp “trữ tình thơ mộng” của sông Đà, tác giả chuyển thay giọng văn như thế nào ?
+ Đặc tả con sông Đà, ta thấy hiện lên tình cảm gì trong nhà văn ?
 Hết tiết 41 chuyển tiết 42
- Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng ông lái đò 
 GV Các nhân vật chính của NT đều được mô tả như những con người tài hoa nghệ sĩ, chân dung người lái đò hiện lên lồng lộng đầy hấp dẫn, với những phẩm chất trí dũng tuyệt vời .
 + Nguyễn Tuân đã dùng những biện pháp gì để diễn tả được phẩm chất trí dũng tuyệt vời của ông lái đò ?
 ( dùng nhiều giác quan, sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật để cực tả cái nguy hiểm và sự tinh nhạy, khôn khéo, tài trí của người lái đò-kết hợp hai yếu tố hiện thực và lãng mạn )
 + Trước thác dữ, phẩm chất trí dũng(trí tuệ và dũng cảm) của người lái đò đã bộc lộ như thế nào ?
+ Hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt của NT, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta?
+ Thiên nhiên: vàng; con người lao động: vàng mười chỉ là những ông lái, nhà đònghèo khổ, làm lụng âm thầm, giản dị, vô danh. à trong cảm xúc thẩm mĩ của tác giả, con người đẹp hơn tất cả và quý giá hơn tất cả
 + Hãy cho biết tác giả vận dụng những tri thức của các ngành văn hóa nghệ thuật nào để đặc tả con sông và người lái đò ?Hiệu quả thẫm mĩ ?
+ Thử nhận xét về đặc điểm phong cách của Nguyễn Tuân qua đoạn trích ?
*HĐ 3: Hướng dẫn HS Tổng kết và luyện tập
I. Tìm hiểu chung.
 1/ Thể loại .
- Thuộc thể loại kí, là một thể văn tự do, phóng túng, không phụ thuộc vào luật lệ quy phạm chặt chẽ nào.
- Mang tính chủ quan, chất trữ tình rất đậm, nhân vật chính là cái tôi cá nhân của nhà văn.( cái tôi Nguyễn Tuân tài hoa nghệ sĩ, giác quan tinh nhạy, tưởng tượng dồi dào)
 2/ Tập “tùy bút sông Đà”.
- Gồm 15 bài tùy bút và một bài thơ phát thảo- Có thể coi là 1 công trình khảo cứu công phu và nghiêm túc
 + Thành quả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi.
 + Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của NT: uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề, nhằm tìm ra những chữ nghĩa xác đáng nhất.
- Người lái đò sông Đà trích từ tập tùy bút sông Đà; là tác phẩm thuộc loại tiêu biẻu nhất của NT sau cách mạng tháng Tám.
II. Đọc – hiểu văn bản.
 1/ Bố cục: Hai phần
-Phần 1. Đầuđến “cái quy luật tất yếu của dòng nước sông Đà” . Tính cách “hung bạo” của sông Đà ; trí dũng tài nghệ của người lái đò.
- Phần 2. Còn lại: Tính cách “trữ tình” của sông Đà.
 Tính cách “hung bạo”,ác dữ của sông Đà.
 2/ Hình tượng con sông Đà
 a, Tính cách “hung bạo”,ác dữ của sông Đà
- Hướng chảy độc đáo,ngang ngược “chúng thủy giai đông tẩu, Đà giang độc bắc lưu” (các dòng sông đều chảy về hướng đông, riêng sông Đà một mình ngược lên phía bắc)
- Thế sông nguy hiểm: vách đá dựng đứng, lòng sông hẹp, như chiếc yết hầu bị đá bờ sông chẹt cứng, cao vút; đá chìm đá nổi dày đặc 
- Đoạn tả cái hút nước quãng Tà Mường.. như giếng bê tông sặc nước “ặc ặc”, lại như cái giếng dầu sôi ùng ục..
- Âm thanh thác nước đủ cung bậc:
 + Lúc nỉ non như oán trách, van xin, khiêu khích.. 
 + lúc phóng to : Nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đangnổ lửa. 
( so sánh phóng đại- âm thanh tiếng thác được động vật hóa thành tiếng gầm trâu mộng )
--Những trùng vi thạch trận, những luồn tử luôn đổi, lập lờ cạm bẫy gây hại con người: “ mặt nước hò la vang dậyùa vào bẻ gãy cán chèo.sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng vào hong thuyền..” àNhân cách hóa sống động
 àCấu trúc trùng điệp: gió, nước, đá phối hợp thành cơn xoáy dữ tợn
 àSo sánh độc đáo: sông Đà như thủy quái khổng lồ nham hiểm gây họa cho con người 
 . ó Biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước
b, Sông Đà trữ tình, thơ mộng
 - Sông Đà dịu dàng, gợi cảm: 
 + “ Tuôn dài tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tìnhàliên tưởng so sánh độc đáo, đầy ấn tượng àcâu văn mền mại đầy chất thơ, giọng văn sâu lắng trữ tình
 + Màu sắc của làn mây trên sông đà, sắc nước kì lạ thay đổi theo mùa:
Nhìn say sưa làn mây mùa xuân trên sông Đà
Mùa Xuân:dòng xanh ngọc bích
Mùa thu: lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa
 + Bờ sông: “hoang dại như một bờ tiền sử”, “ hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích xưa”
- Nhiều quãng sông đầy chất thơ thấm đẫm không khí Đường thi.
 à Câu văn cũng mang dáng dấp mềm mại, thanh thoát,êm ả như chính dòng sông
 àVận dụng so sánh và tưởng tượng, liên tưởng cổ kim thơ phú tự nhiên phù hợp
ð Tình cảm gắn bó tha thiết với “thứ vàng” sắc màu sông núi
3/ Hình tượng ông lái đò
* Ông lái đò- người lao động bình thường trên sông nước.
 - Gốc sông nước, gắn bó từ ấu thơ, đò dọc sông Đà suốt 10 năm
 + Xuôi ngược hơn 100 lần, lên thác xúông ghềnh: giành lấy cái sống từ tay những cái thác
à Viết về những con người bình thường đối đầu thiên nhiên khắc nghiệt, gian khó. 
 * Ông lái đò - người tài trí và dũng cảm
 + nắm chắc từng luồng lạch, ngọn thác, thạo địa hình sông nước: Ông lái đò nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá..
 + Am hiểu quy luật dòng chảy: bám chắc luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh
 + Bình tĩnh tự tin trước thác ghềnh: hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống láitiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táokhông một phút nghỉ tay nghỉ mắt
 + Gan dạ thông minh: Phá vỡ 3 lớp trùng vi thạch trận
 ( cố nén vết thương, chịu đựng đau đớn; chỉ huy bạn chèo ngắn gọn; không lơ là, thay đổi chiến thuật
à Hiện lên như một viên tướng tài ba
- Trước thác ghềnh: lạnh lùng, gan góc
- Ung dung, thanh thản: nhớ quê, nhớ tiếng gà gáy: bàn tán về cá anh vũ, cá đầm xanh..
 à Ca ngợi con người - vẻ đẹp “ vàng mười” , đẹp hơn tất cả, quý hơn tất cả.
Khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi ý chí của con người, ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng trước sức mạnh hung dữ của thiên nhiên
4/ Vài nét về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân qua đoạn trích
- Tác giả vận dụng nhiều tri thức chuyên môn của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau: sử học, địa lí, khoa học quân sự, tri thức võ thuật. hội họa, điêu khắc, âm nhạcmang lại hiệu quả thẫm mĩ, đem đến ấn tượng mạnh mẽ, bất ngờ cho người đọc àthể hiện sự tài hoa, uyên bác của một cây bút độc đáo
- Vốn ngôn ngữ giàu có, sắc sảo qua thể tùy bút pha bút kí rất phóng khoáng
- Có cảm hứng đặc điểm đối với những hiện tượng đập mạnh vào giác quan người nghệ sĩ-dòng sông Đà đẹp tuyệt vời, đầy chất thơ, nhưng hết sức dữ dội..
- Tiếp cận con người nghiêng về phương diện tài hoa nghệ sĩ.
Tổng kết
- Ngợi ca vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc .
- Tình yêu của tác giả trước thiên nhiên và con người. 
- Nguyễn Tuân một cây bút tài hoa tài tử, uyên bác, thái độ lao động nghiêm túc.
 3. Củng cố và dặn dò
 - Sông Đà như một nhân vật sống động có cá tính, tính cách và người lái đò tài trí dũng cảm; 
 - Sự độc đáo tài hoa uyên bác, sự phong phú về chữ nghĩa của Nguyễn Tuân; phong cách nghệ thuật NT
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
 Tác giả Nguyễn Tuân

Tài liệu đính kèm:

  • docNgày soạn.doc