Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 29 đến 32

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 29 đến 32

ĐÀN GHI TA CỦA LOR- CA

 (Thanh Thảo)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: giúp HS

 - Cảm nhận được vẽ đẹp của hình tượng Gar- xi- a Lor- ca qua sự ngưỡng mộ của T/G

 - Hiểu được những nét đặc sắc về NT của bài thơ: kết cấu, nhạc tính, hình ảnh thơ giàu

 chất tượng trưng

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu cảm thụ thơ hiện đại

3. Thái độ: Có ý thức đồng cảm và yêu mến những nhân cách cao đẹp trong việc đấu tranh

 bảo vệ tự do, dân chủ cho nhân loại.

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK

 Trò: Vở bài soạn- sgk

C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:

 Vấn đáp- phân tích-thảo luận

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 

doc 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 29 đến 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29	Ngày soạn: 14/10/2008
	Ngày giảng: 15/10/2008
ĐÀN GHI TA CỦA LOR- CA
 (Thanh Thảo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Cảm nhận được vẽ đẹp của hình tượng Gar- xi- a Lor- ca qua sự ngưỡng mộ của T/G
	- Hiểu được những nét đặc sắc về NT của bài thơ: kết cấu, nhạc tính, hình ảnh thơ giàu 
 chất tượng trưng
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu cảm thụ thơ hiện đại
3. Thái độ: Có ý thức đồng cảm và yêu mến những nhân cách cao đẹp trong việc đấu tranh 
 bảo vệ tự do, dân chủ cho nhân loại.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK
 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Vấn đáp- phân tích-thảo luận
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích hình tượng sóng để làm nổi bật TY của người phụ nữ?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Dựa vào phần tiểu dẫn sgk, hãy khái quát một vài nét về nhà thơ Thanh Thảo?
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
- Tốt nghiệp khoa Văn trường ĐHTH Hà Nội
→ tham gia k/c chống MỸ cứu nước ở chiến trường M. Nam → sau 1975 nhà thơ hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ và báo chí.
- Nhận giải thưởng của Hội nhà văn VN 1979
GV: Nhận xét, bổ sung
- Thanh Thảo đem đến cho p/trào thơ trẻ thời đó tiếng nói riêng với ấn tượng nổi bật là tiếng nói trung thực của một thế hệ cầm súng đầy tự giác trước LS. Vẫn là cái tôi công dân nhiệt huyết nhưng thơ Thanh Thảo nghiêng về suy tư, triết luận và những tâm tình thực nên tránh được cái ồn ào, dễ dãi:
 “Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
 Nhưng tuổi 20 làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi 20 thì còn chi Tổ quốc”
- Sau 1975, ông dành nhiều tâm huyết cho việc đổi mới thơ VN, ông tìm kiếm “chất người” ở những nhân cách thanh cao bất khuất, tâm hồn phóng khoáng và yêu tự do như: Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Gar- xi- a Lor ca, hay cái đẹp vô danh, lặng thầm mà bất diệt như tự nhiên:
“Những giọt sương lặn vào lá cỏ
 Qua nắng gắt, qua bảo tố
Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh bình thản trước vầng dương”.
- Ông không ngừng trăn trảơ và thể nghiệm trươvs những hình thức biểu đạt mới: đổi mới thi liệu, ngôn từ, đưa thơ gần với cuộc sống
- Khát vọng cách tân cấu trúc thơ được nhà thơ thể hiện qua tập thơ: “Khối vuông Ru- bích” đó là hành trình Thanh Thảo bền bỉ và can đảm vươn theo y/cầu hiện đại.
H: Em biết gì về nhà thơ Gát- xi- a Lor ca?
HS: Làm việc cá nhân, giới thiệu theo sự hiểu biết
GV: Bổ sung, nhấn mạnh một vài ý về nhà thơ Lor ca.
- Nhân cách của Lor ca thể hiện qua câu thơ nổi tiếng: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn ghi ta”
- Lor ca bị phe phát xít Phrăng- cô thủ tiêu trong thời gian đầu của cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha (18/9/1936)
H: Hãy trình bày hoàn cảnh ra đời, xuất xứ của bài thơ? Cho biết giá trị của bài thơ và chia bố cục?
GV: Gợi ý, hướng dẫn
HS: Chuẩn bị cá nhân, khái quát
- Nêu hoàn cảnh sáng tác
- Giá trị của bài thơ
- Bố cục: có 3 phần
+ Phần 1: 6 câu đầu → Lor ca người nghệ sĩ tự do
+ Phần 2: tiếp theo đến không ai chôn cất tiếng đàn → cái chết của Lor ca
+ Phần 3: còn lại → niềm xót thương và những suy ngẫm về cuộc giải thoat và giã từ của Lor ca.
GV: Nhận xét, bổ sung
- Khối vuông Ru- bích tiêu biểu cho tư duy thơ của Thanh Thảo: suy tư, mãnh liệt, phóng túng mang màu sắc tượng trưng và siêu thực
- Tượng trưng là hình tượng được hiểu ở bình diện kí hiệu, kí hiệu chứa đựng tính đa nghĩa của hình tượng
VD: Sơn Tinh- Thuỷ Tinh ngoài nghĩa trực tiếp là 2 kẻ tình địch thì còn mang một nghĩa tượng trưng khác: có nhiều cách để giải thích.
- Siêu thực: thoát ly thực tế
Hoạt động 2
GV: Đọc bài thơ- hướng dẫn cách đọc
Đọc mạnh mẽ, thể hiện cảm xúc lúc hứng khởi, lúc bi thương, có chổ cần luyến láy như cung bậc đàn ghi ta.
HS: Đọc bài thơ.
H: Những yếu tố nào tạo nên nhạc tính của bài thơ? 
HS: Cảm nhận, nêu các yếu tố tạo nên tính nhạc
GV: Bổ sung, giảng rõ
Trong thực tế thơ và nhạc luôn đi cùng nhau, nhạc là điệu hồn cảm xúc, nâng cách cho cảm xúc nhưng ý thức tạo ra tính nhạc ở mỗi bài thơ là không giống nhau. Đàn ghi ta của Lor ca dồi dào tính nhạc, được sáng tạo với ý thức khắc đậm h/ tượng Lor ca, người đã dùng tiếng đàn ghi ta để giải bày nổi đau buồn và khát vọng yêu thương ND của mình.
H: Người nghệ sĩ Lor ca được miểu tả như thế nào? Em hãy phân tích để làm nổi bật?
HS: Liệt kê các chi tiết, phân tích
- Được miêu tả:
+ Áo choàng đỏ gắt: nhắc tới môn đấu bò tót, một hoạt động văn hoá khiến TBN nổi tiếng trên TG
+ Vầng trăng chếch choáng.
+ Yên ngựa mỏi mòn
→ cuộc độc hành của con người.
+ Cô gái Di- gan: gợi nét hoang dã
+ Mô phỏng nốt nhạc: gợi hình ảnh người nghệ sĩ lang thang
→ Lor ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hoá Tây Ban Nha
→ đó là một ca sĩ đơn độc lang thang hát nghêu ngao cùng tiếng đàn bọt nước, cùng vầng trăng chếch choáng, trên yên ngựa mỏi mòn → làm nổi bật hình ảnh của người ca sĩ dân gian.
GV: Nhấn mạnh, kết luận
H: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh “Tấm áo choàng đỏ gắt” mà nhà thơ sử dụng để miêu tả Lor ca?
HS: Cảm nhận, rút ra ý nghĩa
- Liên tưởng tới cảnh đấu trường: một nét văn hoá của TBN.(Đấu bò tót)
- Đó không phải trận đấu giữa bò tót và võ sĩ mà là đấu trường quyết liệt:
+ Công dân Lor ca có khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài
+ Nền Nt già nua của TBN với NT cách tân của Lor ca.
GV: Nhận xét, kết luận
- Trong trận đấu ấy dù ở góc nhìn nào ta cũng thấy Lor ca là người đơn độc, người nghệ sĩ ấy sống mộng du với bầu trời, đồng cỏ, dòng sông và cả lá bùa sinh mệnh trên đường chỉ tay.
- Tất cả các hình ảnh x/dựng người nghệ sĩ đều mang tính biểu tượng đó là các hình ảnh thơ không hề có h/ ảnh con người nhưng bóng dáng con người con người hiện lên rõ nét qua hình ảnh, âm thanh, màu sắc, trạng thái và ta thấy được một không gian đậm chất TBN.
H: Em có nhận xét về thủ pháp NT mà Thanh Thảo sử dụng trong việc miêu tả về Lor ca? Và cho biết thái độ của nhà thơ?
HS: Chuẩn bị cá nhân, nhận xét về các thủ pháp NT
- sử dụng bút pháp NT tượng trưng trong việc xây dựng hình tượng
- Thái độ: thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với người nghệ sĩ Lor ca.
GV: Bổ sung, kết luận.
I. Đọc- hiểu khái quát:
1. Tác giả: Thanh Thảo (1946)
* Quê: Mộ Đức- Quảng Ngãi 
* Là nhà thơ trưởng thành trong những năm cuối của cuộc k/c chống Mỹ cứu nước.
* Thơ ông tiêu biểu cho gương mặt thơ trẻ thời chống Mỹ và có nhiều nổ lực trong đổi mới thơ VN.
* Ông được nhận giải thưởng của Hội nhà văn VN 1979 cho tập thơ: “Dấu chân qua trảng cỏ”
* Tác phẩm tiêu biểu: SGK
2. Nhà thơ Gát- xi-a Lor ca:
- Lor ca sinh năm: 1898 tại tỉnh Gra- na- đa ở miền Nam Tây Ban Nha.
- Là nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng ở Tây Ban Nha (TK XX).
- Thơ của Lor ca gắn bó với nguồn mạch của văn hoá dân gian, hồn nhiên phóng khoáng và đầy nhân cách.
- Lor ca mất: 1936
3. Bài thơ: Đàn ghi ta của Lor ca
a. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ ra đời được nhà thơ lấy cảm hứng từ những giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Lor ca: nhân cách cao đẹp cùng với số phận oan khuất của người nghệ sĩ Tây Ban Nha.
b. Xuất xứ: bài thơ được rút trong tập thơ: Khối vuông Ru- bích
c. Giá trị: bài thơ như một tuyên ngôn NT của Lor ca
d. Bố cục: có 3 phần
II. Đọc- hiểu chi tiết:
1. Nhạc tính của bài thơ:
- Vần và nhịp, láy từ, điệp từ, kết hợp ngẫu hứng từ ngữ
- Những từ mô phỏng âm thanh các nốt đàn ghi ta
- Lối diễn tấu trong hình thức văn bản.
2. Người nghệ sĩ tự do Lor ca:
- Lor ca được miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hoá Tây Ban Nha.
- Đó là hình tượng người ca sĩ dân gian lang thang hát nghêu ngao cùng tiếng đàn bọt nước trong cuộc độc hành.
- Tấm áo choàng đỏ gắt: 
 → có tính biểu tượng → nét văn hoá của Tây Ban Nha 
- Nghệ thuật:
+ Tạo dựng được không khí chính trị
+ Biện pháp điệp từ, từ láy → tính nhạc
+ Mô phỏng âm thanh
 IV. Củng cố: Nhận xét về cách miêu tả người nghệ sic Lor ca của nhà thơ Thanh Thảo?
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị phần 2
Tiết 30	Ngày soạn: 15/10/2008
	Ngày giảng: 16/10/2008
ĐÀN GHI TA CỦA LOR- CA
 (Thanh Thảo)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Thấy được sự đồng cảm và thương tiếc sâu sắc của nhà thơ Thanh Thảo với Lor ca.
	- Hiểu được những nét đặc sắc về NT của bài thơ: kết cấu, nhạc tính, hình ảnh thơ giàu 
 chất tượng trưng
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu cảm thụ thơ hiện đại
3. Thái độ: Có ý thức đồng cảm và yêu mến những nhân cách cao đẹp trong việc đấu tranh 
 bảo vệ tự do, dân chủ cho nhân loại.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 Thầy: Thiết kế bài soạn- TLTK
 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Vấn đáp- phân tích-thảo luận
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Hình tượng Lor ca được nhà thơ Thanh Thảo khắc hoạ như thế nào?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
H: Giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Lor ca được t/giả miêu tả như thế nào? Em hãy cảm nhận và phân tích?
GV: Gợi ý: giây phút bi phẫn nhất trong cuộc đời của Lor ca là khi mà bọn phát xít Phrăng cô giết và ném xuống giếng để phi tang. Bởi Lor ca vừa nồng nhiệt cổ vũ đấu tranh với mọi thế lực áp chế đòi quyền sống, vừa thúc đẩy mạnh mẻ trong cách tân NT, vậy nên đã tạo được sự ảnh hưởng lớn ở TBN và khu vực Tây Á
HS: Chuẩn bị cá nhân, phân tích
* Miêu tả giây phút bi phẫn trong cuộc đời của Lor ca, t/giả sử dụng nhiều thủ pháp NT: 
- Đối lập: → tự do của người nghệ sĩ > < thế lực tàn bạo của bọn phát xít.
 → Tiếng hát yêu đời, vô tư > < hiện thực phủ phàng
 → TY, cái đẹp > < hành động tàn ác, dã man.
- Nhân cách hoá: Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy → tạo sức ảm ảnh
- Hoán dụ: + Tiếng hát: chỉ Lor ca
 + Áo choàng đỏ chỉ cái chết
- So sánh: ghi ta nấu, ghi ta lá xanhlàm nổi bật về TY, cái đẹp, cái chết, nổi đau trong tư tưởng, tình cảm của Lor ca.
GV: Nhấn mạnh, giảng rõ
H: Em có nhận xét gì về thái độ của Lor ca trước cái chết của mình? Những hình ảnh: Đường chỉ tay đã đứt, dòng sông vô cùng/ Lor ca bơi sang ngangcó ý nghĩa gì?
GV: Gợi ý, hướng dẫn
HS: Cảm nhận, phân tích
- Thái độ: bỏ quên tất cả, không bận lòng với bất cứ điều gì, kể cả cái chết cận kề
→ thấy được dũng khí của Lor ca; một con người đã hiến dâng tuổi trẻ, cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh vì tự do.
- Những hình ảnh được s/dụng: là chỉ hành trình đến với cái chết của Lor ca, chỉ sự nghiệt ngã của định mệnh, của sự ngắn ngủi trong số phận con người.
H: Vì sao cái chết của Lor ca được miêu tả đi liền với hình ảnh “Cây đàn ghi ta”? Và em có cảm nhận như thế nào về 2 câu thơ:
 “Không ai chôn cất tiếng đàn
 Tiếng đàn như cỏ mọc hoang”?
HS: Cảm nhận, thảo luận nhóm 2 em, phân tích.
- Giải thích: vì cây đàn ấy trở thành biểu tượng của cả c/s nhiều hoài bão, nhiều màu sắc, nhiều âm thanh, ông có nhiều đam mê và trong đó có cả đam mê ghi ta.
- Ý nghĩa 2 câu thơ:
+ Tiếng đàn tượng trưng cho NT của Lor ca, nó còn là TY con người, khát vọng → đó là cái đẹp mà mọi sự tàn ác không thể nào huỷ diệt nổi, nó sẽ sống và lưu truyền mãi như thứ cỏ dại mọc hoang.
+ Tiếng đàn là nỗi xót thương trước cái chết của một thiên tài → đó là sự nuối tiếc hành trình cách tân NT dở dang của Lor ca và của nền VC Tây Ban Nha. 
GV: Bổ sung, nhấn mạnh
Thanh Thảo cảm thông đến tận cùng với số phận phủ phàng của nhà thơ tài hoa Tây Ban Nha.
H: Em hãy cảm nhận và rút ra giá trị của câu thơ đề từ của bài thơ: “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”?
HS: Cảm nhận, nêu ý nghĩa
- Câu thơ là nhân cách của Lor ca, là TY của Lor ca với NT, TY tha thiết với Đất nước Tây Ban cầm.
- Câu thơ bộc lộ sự sâu sắc của Lor ca: một ngày nào đó thi ca của ông sẽ án ngự ngăn cản những người đên sau trong s/tạo NT, vậy nên ông căn dặn cần phải biết chôn cất NT của ông mà đi tới.
GV: Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3
GV: Hướng dẫn HS tổng kết
HS: Rút ra giá trị NT và NT của bài thơ.
3. Cái chết của Lor ca:
* Giây phút ấy được Thanh Thảo miêu tả với nhiều biện pháp NT:
- Đối lập
- Nhân cách hoá
- Hoán dụ
- So sánh
→ tác giả khắc hoạ nhân vật giữa một không gian hoang dã đậm chất Tây Ban Nha.→ gợi nên được vẽ đẹp bi tráng của Lor ca.
* Thái độ của Lor ca trước cái chết:
 “Đi như người mộng du” 
→ thái độ bỏ quên tất cả: sự sống và cái chết.
* Ý nghĩa của những h/ảnh: là những ám dụ về cái chết
3. Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor ca:
* Nỗi niềm xót thương của Thanh Thảo được chuyển hoá thành niềm tin bất tử:
- Tiếng đàn: tượng trưng cho NT của Lor ca, TY, khát vọng của Lor ca
- Tiếng đàn: sự xót thương cho cái chết của 1 thiên tài → sự nuối tiếc vì sự dở dang trong cách tân NT.
* Câu thơ: “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
→ cần phải biết chôn NT của ông để đi tới và tìm ra những sáng tạo mới.
III. Tổng kết: 
* NT: 
- s/dụng thể thơ tự do, không dấu câu.
- s/dụng hình ảnh tượng trưng- siêu thực.
- kết hợp nhạc và thơ
* Nội dung: 
- Bài thơ là nỗi đau sâu sắc trước cái chết của thiên tài Lor ca.
- Là thái độ ngưỡng mộ của nhà thơ với một nhà nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân NT.
 IV. Củng cố: GV khái quát những hình ảnh tượng trưng- siêu thực trong bài thơ.
 V. Dặn dò: Học bài- đọc thêm- làm bài tập nâng cao- chuẩn bị: luyện tập về Luật thơ.
Tiết 31	Ngày soạn: 15/10/2008
	Ngày giảng: 16/10/2008
LUYỆN TẬP VỀ LUẬT THƠ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: giúp HS
	- Nắm được luật thơ của một số thể thơ thường gặp
	- Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc- hiểu văn bản thơ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc- hiểu thơ
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ và sáng tạo thể thơ dân tộc.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 Thầy: Thiết kế bài soạn- Các bài tập
 Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN:
 Vấn đáp- luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Phân tích vai trò của Tiếng trong Luật thơ và cho biết giá trị, đặc điểm 
 của Tiếng? 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
H: Xác định nhịp, vần và sự phối hợp luật bằng trắc ở đoạn thơ ở mục a? Nhận xét những biến đổi ở các câu thơ trong mục b? và chuyển đổi ccâu thơ ở mục c?
GV: Hướng dẫn, gợi ý
HS: Giải bài tập
Hoạt động 2
H: Xác định nhịp, vần và sự phối hợp bằng trắc trong những câu thơ trong bài tập 2?
HS: Giải bài theo sự hướng dẫn của GV
GV: Nhận xét, bổ sung
Hoạt động 3
H: Hãy xác định thể thơ và vần của 2 bài thơ trong bài tập3? 
I. Bài tập 1:
a. 
- Nhịp thơ: 2/2/2
 2/2/2/2
- Sự phối thanh bằng trắc: phối thanh ở tiếng thứ 2: B- T- B
b. Nhịp thơ thay đổi: 3/3
 3/3/2
c. Biến đổi: Nước trong lơ lững con cá vàng
 Cành ngô cành bích phượng hoàng đậu cao.
II. Bài tập 2
- Câu 1 → 3/ 4: câu 1,2 vần lưng, câu 1 thanh trắc
- Câu 2 → 3/ 4: câu 2,3 vần thông, câu 2 thanh bằng
- Câu 3 → 2/2/2: Câu 3,4 vần lưng, câu 3 thanh bằng.
III. Bài tập 3:
- Bài 1: luật bằng vần bằng
- Bài 2: Luật trắc vần bằng.
IV. Bài tập 4: về nhà làm 
 IV. Củng cố: GV yêu cầu HS nhắc lại một số đặc điểm cơ bản về luật thơ
 V. Dặn dò: Học bài- làm bài tập còn lại- chuẩn TLV
Tiết 32	Ngày soạn: 20/10/08
	Ngày giảng: 21/10/08
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS
 	- Củng cố và nâng cao kiến thức về nghị luận văn học
	- Biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm văn nghị luận văn học.
3.Thái độ: Có ý thức chủ động, sáng tạo, tự chủ trong viết bài làm văn. 
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 	Thầy: Thiết kế bài soạn- các bài tập
 	Trò: Vở bài soạn- sgk
C. CÁCH THỨC THỰC HIỆN
 	 	 Vấn đáp- phân tích-luyện tập
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Trình bày các yêu cầu
 khi làm bài văn nghị luận về bài thơ, đoạn thơ?
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Hướng dẫn HS ôn lại những khái niệm
H: Em hiểu thế nào là ý kiến đối với văn học? Và từ đó cho biết thế nào là nghị luận về ý kiến đối với văn học?
HS: Chuẩn bị cá nhân, phát biểu ý kiến
* Ý kiến đối với VH: đó là nhận định (khen, hoặc chê) về tác giả, tác phẩm, VH sử, giai đoạn VH. Ý kiến đối với VH rất đa dạng. Nó bao gồm cả tính chất, vai trò, chức năng, quá trình tiếp nhận VH, P/c VH
* Nghị luận về ý kiến đối với văn học: là quá trình vận dụng nhiều thao tác lập luận để làm cho người đọc, người nghe hiểu rõ, hiểu sâu ý kiến VH ở nhiều góc độ khác nhau.
- NL về tác phẩm văn xuôi
- NL về thơ
- NL về sân khấu
GV: Nhận xét, giảng rõ
H: Khi nghị luận về 1 ý kiến bàn về văn học cần thực hiện theo các yêu cầu nào?
HS: NHớ lại kiến thức cũ nêu các yêu cầu khi thực hiện dạng bài này
GV: Bổ sung, kết luận
* Những lĩnh vực thuộc văn học mà cần am hiểu khi tham gia nghị luận về VH.
- Thuật ngữ văn học: cốt truyện, kết cấu, đề tài, chủ đề, lãng mạn, hiện thực, tình huống, sáng tạo NT
- Tính chất văn học: tính hiện thực, tính nhận đạo, tính nhân văn, tính dân tộc
- Chức năng của văn học: nhận thức, giáo dục tư tưởng tình cảm, thẩm mỹ, dự báo, vui chơi, giải trí
- Ngôn ngữ: ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ truyện, ngôn ngữ kí, ngôn ngữ kịch, ngôn ngữ nhân vật
H: Bài văn nghị luận bàn về một ý kiến văn học được tiến hành theo trình tự như thế nào?
HS: làm việc cá nhân, trình bày
GV: Bổ sung, nhấn mạnh.
Hoạt động 2
GV: Ra đề bài, hướng dẫn HS luyện tập.
HS: Luyện tập theo sự hướng dẫn của GV
I. Tìm hiểu đề:
1. Nội dung cần bình luận: Thạch Lam đề cao tính chiến đấu và nhân đạo hoá con người của VC đích thực. VC chân chính bào giờ cũng thể hiện giá trị nhân đạo cao cả.
2. Thao tác nghị luận: Bình luận + chứng minh.
3. DC: Văn học
II. Lập dàn ý:
1. Mở bài: giới thiệu và khái quát về ND nghị luận
2. Thân bài: 
* Bình: khẳng định vấn đề → đúng
* Luận: tai sao VC phải có tính chiến đấu và nhân đạo hoá con người?
- Đối tượng của VH là c/s của con người
- CNNĐ là một nét đẹp truyền thống của VH VN, trong q/trình hiện đại hoá, VC nhất định phải huy truyền thống ấy.
- Chức năng của VH giúp con người nhận thức được c/s, nhìn rõ TG giả dối và tàn ác (ngang trái và tàn bạo), giáo dục cho con người lòng căm thù giặcđồng thời VH góp phần GD tư tưởng tình cảm cho con người.
* Chứng minh:
+ Hai đứa trẻ → sự cảm thông với c/s mỏi mòn, lay lắt của cư dân nghèo.
+ Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ TRọng Phụngkhơi lòng căm thù giặc với chế độ người bóc lột người, vẽ đẹp tình yêu thương của con người
3. Kết bài: nêu ý nghĩa của câu nói
- Góp 1 tiếng nói KĐ thiên chức của VC chân chính
- Định hướng và cỗ cũ cho những người cầm bút tâm huyết với cuộc đời
- Sự qua tâm của TL đối với VH, ND
I. Tìm hiểu chung:
1. Khái niệm: 
* Ý kiến đối với văn học: đó là nhận định khen hoặc chê về tất cả các lĩnh vực trong VH.
* Nghị luận về ý kiến đối với văn học: là quá trình vận dụng nhiều thao tác lập luận để làm cho người đọc hiểu sâu, rõ về 1 ý kiến VH ở nhiều góc độ khác nhau.
2. Yêu cầu:
* Xác định hoàn cảnh và mục đích của lời nhận định.
* Xác định được nội dung của lời nhận định: đề cập tới vấn đề gì?
* Tham gia nghị luận phải có hiểu biết về VH ở nhiều phương diện.
* Thành thạo các thao tác làm văn và biết phối hợp các thao tác khi nghị luận.
3. Cách làm bài văn nghị luận về ý kiến văn học:
- Tìm hiểu đề (Nôi dung, thao tác thực hiện, phạm vi dẫn chứng)
- Lập dàn ý
II. Luyện tập:
Bình luận ý kiến của nhà văn Thạch Lam “Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối, tàn ác vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.”
 IV. Củng cố: Gọi HS đọc ghi nhớ sgk
 V. Dặn dò: Học bài- chuẩn bị con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại.
 VI. Rút kinh nghiệm: 
	- Thực hiện giờ dạy đảm bảo thời gian
	- Qua nội dung bài học đã rèn luyện và ôn lại cho HS kỹ năng làm văn nghị luận.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 12 Nang Cao(10).doc