Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 127: Phong cách ngôn ngữ hành chính

Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 127: Phong cách ngôn ngữ hành chính

Tiết : 127

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH

A/. MỤC TIÊU:

 Giúp H:

- Nắm đư¬ợc các đặc điểm chung và cách sử dụng ph¬ương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ hành chính.

- Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ hành chính vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn.

B/.CHUẨN BỊ:

 *GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.

 *HS: SGK, k/thức c/bản về “Phong cách ngôn ngữ hành chính”

C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

 Gợi tìm, thảo luận.

D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1 On định tổ chức: Kiểm diện HS

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1778Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 12 nâng cao tiết 127: Phong cách ngôn ngữ hành chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
Tiết : 127
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH
®
A/. MỤC TIÊU:
 Giúp H:
- Nắm được các đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ hành chính.
- Biết vận dụng kiến thức về phong cách ngôn ngữ hành chính vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn.
B/.CHUẨN BỊ:
 *GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học.
 *HS: SGK, k/thức c/bản về “Phong cách ngôn ngữ hành chính”
C/.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
 Gợi tìm, thảo luận.
D/. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 On định tổ chức: Kiểm diện HS
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra trong quá trình giảng dạy.
3.Giảng bài mới:
* Giới thiệu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* H đọc mục 1
- Phong cách ngôn ngữ hành chính? Cho TD?
- VBHC bao gồm các dạng?
- Phong cách ngôn ngữ hành chính có những đặc điểm chung nào? Cho biết đặc điểm của từng đặc tính?
* H đọc mục 2
- Trình bày từng phương tiện sử dụng trong phong cách ngôn ngữ hành chính?
+ Về ngữ âm- chữ viết?
+ Về từ ngữ?
+ Về kiểu câu?
+ Về biện pháp tu từ?
+ Về bố cục trình bày?
* Luyện tập
- BT1/ SGK/189
- H đọc BT2 SGK/189 và nêu 
và nêu yêu cầu
I/. Phong cách ngôn ngữ hành chính:
1/. Khái niệm:
* Phong cách ngôn ngữ hành chính là loại p/cách ngôn ngữ thể hiện trong các VB thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí XH (VBHC)
* VBHC bao gồm các dạng: (SGK/186)
+ VB quy phạm pháp luật.
+ VB hội nghị.
+ VB thủ tục hành chính.
2/. Đặc điểm chung của VB thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính:
a/. Tính khuôn mẫu:
VBHC thường được thể hiện theo các khuôn mẫu xác định. Tùy tính chất của mỗi loại VBHC, mức độ yêu cầu về khuôn mẫu có khác nhau: có thể chỉ là những nét lớn ( báo cáo, biên bản), có thể chi tiết hơn ( hợp đồng, quyết định),có thể có mẫu in sẵn ( văn bằng, chứng chỉ, giấy giới thiệu)
b/. Tính minh xác:
VBHC phải đảm bảo cho mọi người hiểu và thực hiện thống nhất. Do đó, cần viết rõ ràng, chính xác, phải trình bày minh bạch, hiển ngôn, không được mơ hồ, gây nhiều cách hiểu.
c/. Tính công vụ:
Ngôn ngữ trong VBHC phải thể hiện tính trang trọng, nghiêm túc. VBHC thể hiện tinh thần trách nhiệm của người viết và của cơ quan ban hành, có giá trị pháp lý. Do đó, cần ghi rõ họ tên người viết hoặc người kí, ngày tháng lập VB, thời hạn có hiệu lực, phạm vi tác động và đối tượng có trách nhiệm thi hành.
II/. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ hành chính:
1/. Về ngữ âm- chữ viết:
Ngoài các đặc điểm của chuẩn chính tả, còn có những đặ điểm riêng như cách sắp xếp các mục, viết hoa, viết tắt, cách đánh số.
2/. Về từ ngữ:
Lớp từ ngữ trong VBHC là lớp từ ngữ chung, không dùng các từ ngữ địa phương, biệt ngữ XH Từ ngữ được sử dụng với các sắc thái ý nghĩa trang trọng. VBHC thường sử dụng những từ ngữ riêng có tính khuôn mẫu.
3/. Về kiểu câu:
- Câu có kết cấu chặt chẽ, quan hệ giữa các thành phần câu rõ ràng.
- Thường sử dụng kiểu câu trần thuật. Câu nghi vấn, câu cảm thán không thích hợp với loại VB này.
- Trong một số trường hợp, các vế câu thường được tách thành từng dòng riêng.
4/. Về biện pháp tu từ:
VBHC không sử dụng các BPTT, các phương tiện biểu cảm.
5/. Về bố cục trình bày:
VBHC thuộc loại có thể thức cố định. Bố cục của VBHC thường gồm 3 phần: Phần đầu, phần giữa và phần cuối. Chẳn hạn, một VB cơ quan Nhà nước cấp Bộ thường có bố cục:
- Phần đầu: Bên phải là quốc hiệu, tiêu ngữ; dưới tiêu ngữ là địa điểm và thời gian ra VB; bên trái là tên cơ quan ra VB, dưới đó là số hiệu VB.
- Phần giữa: Nội dung chính của VB.
- Phần cuối: Bên trái là những thông tin cần thiết (như nơi nhận ), bên phải là chức vụ người kí VB, dưới đó là chữ kí, dấu cơ quan và họ tên người kí VB.
III/. Luyện tập:
- Bài tập 1 : Cho HS tự làm để tổng hợp lại những nội dung đã được học.
- Bài tập 2 :
a) Lối nói : hơi sớm, mong cố gắng... không thích hợp với cách diễn đạt hành chính. GV lấy một giấy mời cụ thể, chỉ cho HS thấy cách viết phù hợp. Qua đó cho HS chữa lại.
b) Lối nói : bị ốm quá, mong cô thông cảm..., nghỉ một vài bữa không thích hợp với cách diễn đạt hành chính. GV lấy một đơn xin nghỉ học cụ thể, chỉ cho HS thấy cách viết phù hợp. Qua đó cho HS chữa lại.
4/. Củng cố và luyện tập:
5/. Hướng dẫn H tự học ở nha: 
♦ Học bài, làm BT còn lại. Chuẩn bị bài: Luyện tập về PCNNHC.
 + Đọc VB và trả lời câu hỏi luyện tập.
E/. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docPHONG CACH NNGU HC NV 12NC.doc