GIÁ TRỊ CỦA VĂN HỌC
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp H:
- Nắm được các giá trị cơ bản của văn học.
- Có phương hướng đúng khi đọc và khám phá các giá trị của văn học.
B/ Chuẩn bị:
* GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học
* HS: SGK; đọc hiểu bài “Giá trị của văn học” .
C/ Phương pháp
Hướng dẫn H thảo luận và trả lời câu hỏi.
D/ Tiến trình dạy học
1/ Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS
2/ Bài cũ:
- Lồng vào phần luyện tập.
Ngày 11/3 Tiết 103,104 GIÁ TRỊ CỦA VĂN HỌC A.Mục tiêu cần đạt: Giúp H: - Nắm được các giá trị cơ bản của văn học. - Có phương hướng đúng khi đọc và khám phá các giá trị của văn học. B/ Chuẩn bị: * GV: SGK, SGV, Thiết kế bài học * HS: SGK; đọc hiểu bài “Giá trị của văn học” . C/ Phương pháp Hướng dẫn H thảo luận và trả lời câu hỏi. D/ Tiến trình dạy học 1/ Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 2/ Bài cũ: - Lồng vào phần luyện tập. 3/ Bài mới: * Giới thiệu HOẠT ĐỘNG CỦA G & H NỘI DUNG CẦN ĐẠT * Thế nào là giá trị văn học? Văn học có những giá trị cơ bản nào? - HS dựa vào nội dung SGK và nhận thức cá nhân để trả lời câu hỏi. * Một HS đọc mục 1 SGK - GV nêu yêu cầu: Hãy nêu vắn tắt cơ sở xuất hiện và nội dung của giá trị thẩm mĩ và cho ví dụ. - HS đọc- hiểu, tóm tắt thành những ý chính. Nêu ví dụ cho từng nội dung giá trị thẩm mĩ. - GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản. * Một HS đọc mục 2 SGK - GV nêu yêu cầu: Hãy nêu vắn tắt nội dung và những biểu hiện của giá trị nghệ thuật, cho ví dụ. - HS đọc- hiểu, tóm tắt thành những ý chính. Nêu ví dụ cho từng nội dung giá trị nghệ thuật. - GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản. * Một HS đọc mục 3 (SGK). - GV nêu yêu cầu: Hãy nêu vắn tắt cơ sở xuất hiện và nội dung của giá trị nhận thức và cho ví dụ. - HS đọc- hiểu, tóm tắt thành những ý chính. Nêu ví dụ cho từng nội dung giá trị nhận thức. - GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản. * Một HS đọc mục 4 (SGK). - GV nêu yêu cầu: Hãy nêu vắn tắt cơ sở xuất hiện và nội dung của giá trị giáo dục và cho ví dụ. - HS đọc- hiểu, tóm tắt thành những ý chính. Nêu ví dụ cho từng nội dung giá trị giáo dục. - GV nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản. * GV nêu câu hỏi: 4 giá trị của văn học có mối quan hệ với nhau như thế nào? - HS bằng năng lực khái quát, liên tưởng, suy nghĩ cá nhân và trình bày. - GV nhận xét và nhấn mạnh mối quan hệ của 4 giá trị. I/. Khái quát chung 1/.Giá trị văn học + Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới con người và cuộc sống. + Những giá trị cơ bản: - Giá trị thẩm mĩ. - Giá trị nghệ thuật. - Giá trị nhận thức. - Giá trị giáo dục. 2. Giá trị thẩm mĩ + Cơ sở: - Con người luôn có nhu cầu cảm thụ, thưởng thức cái đẹp. - Thế giới hiện thực đã có sẵn vẻ đẹp nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết và cảm thụ. Nhà văn, bằng năng lực của mình đã đưa cái đẹp vào tác phẩm một cách nghệ thuật, giúp người đọc vừa cảm nhận được cái đẹp cuộc đời vừa cảm nhận được cái đẹp của chính tác phẩm. - Giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể đem đến cho con người những rung động trước cái đẹp (cái đẹp cuộc sống và cái đẹp của chính tác phẩm). + Nội dung: - Văn học đem đến cho con người những vẻ đẹp muôn hình, muôn vẻ của cuộc đời (thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc đời, lịch sử,). Ví dụ (). - Văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người (ngoại hình, nội tâm, tư tưởng- tình cảm, những hành động, lời nói, ). Ví dụ (). - Văn học có thể phát hiện ra vẻ đẹp của những sự vật rất nhỏ bé, bình thường và cả vẻ đẹp đồ sộ, kì vĩ. Ví dụ (). - Hình thức đẹp của tác phẩm (kết cấu, ngôn ngữ,) cũng chính là một nội dung quan trọng của giá trị thẩm mĩ. Ví dụ () 3. Giá trị nghệ thuật - Giá trị nghệ thuật là toàn bộ những phương thức, phương tiện, kỹ xảo được nhà văn dùng đề xây dựng hình tượng nghệ thuật mang giá trị thẩm mỹ. - Biểu hiện: + Cách nhà văn sử dụng ngôn ngữ: dùng từ, đặt câu, gieo vần... + Cách nhà văn chọn lọc các chi tiết, miêu tả, phân tích tình huống, tâm lý.. + Cách kết cấu tác phẩm: mở, triển khai, kết. - Giá trị nghệ thuật được tách khỏi giá trị thẩm mỹ nhờ lí thuyết về tiếp nhận, giúp người đọc hiểu văn học cụ thể hơn. 4. Giá trị nhận thức + Cơ sở: - Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn khám phá, lí giải hiện thực đời sống rồi chuyển hóa những hiểu biết đó vào nội dung tác phẩm. Bạn đọc đến với tác phẩm sẽ được đáp ứng nhu cầu nhận thức. - Mỗi người chỉ sống trong một khoảng thời gian nhất định, ở những không gian nhất định với những mối quan hệ nhất định. Văn học có khả năng phá vỡ giới hạn tồn tại trong thời gian, không gian thực tế của mỗi cá nhân, đem lại khả năng sống cuộc sống của nhiều người, nhiều thời, nhiều nơi. - Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết cuộc sống và chính bản thân, từ đó tác động vào cuộc sống một cách có hiệu quả. + Nội dung: - Quá trình nhận thức cuộc sống của văn học: nhận thức nhiều mặt cuộc sống với những thời gian, không gian khác nhau (quá khứ, hiện tại, tương lai, các vùng đất, các dân tộc, phong tục, tập quán,). Ví dụ (). - Quá trình tự nhận thức của văn học: người đọc hiểu được bản chất của con người nói chung (mục đích tồn tại, tư tưởng, khát vọng, sức mạnh, của con người), từ đó mà hiểu chính bản thân mình. Ví dụ ().. 5- Giá trị giáo dục + Cơ sở: - Con người không chỉ có nhu cầu hiểu biết mà còn có nhu cầu hướng thiện, khao khát cuộc sống tốt lành, chan hòa tình yêu thương. - Nhà văn luôn bộc lộ tư tưởng- tình cảm, nhận xét, đánh giá, của mình trong tác phẩm. Điều đó tác động lớn và có khả năng giáo dục người đọc. - Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. + Nội dung: - Văn học đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ sống. Ví dụ (). - Văn học hình thành trong con người một lí tưởng tiến bộ, giúp họ có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống. Ví dụ (). - Văn học giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn. Ví dụ (). - Văn học nâng đỡ cho nhân cách con người phát triển, giúp cho họ biết phân biệt phải- trái, tốt- xấu, đúng- sai, có quan hệ tốt đẹp và biết gắn bó cuộc sống của cá nhân mình với cuộc sống của mọi người. Ví dụ (). + Đặc trưng giáo dục của văn học là từ con đường cảm xúc tới nhận thức, tự giáo dục (khác với pháp luật, đạo đức,). Văn học cảm hóa con người bằng hình tượng, bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp nên nó giáo dục một cách tự giác, thấm sâu, lâu bền. Văn học không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng con người tới những hành động cụ thể, thiết thực, vì một cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn. Ví dụ (). II/. Tổng kết: Mối quan hệ giữa các giá trị văn học + Bốn giá trị có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cùng tác động đến người đọc (khái niệm chân- thiện- mĩ của cha ông). + Giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức. Giá trị thẩm mĩ, nghệ thuật khiến cho giá trị nhận thức và giá trị giáo dục được phát huy. Không có nhận thức đúng đắn thì văn học không thể giáo dục được con người vì nhận thức không chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động. Tuy nhiên, giá trị nhận thức và giá trị giáo dục chỉ có thể phát huy một cách tích cực nhất, có hiệu quả cao nhất khi gắn với giá trị thẩm mĩ, giá trị nghệ thuật - giá trị tạo nên đặc trưng của văn học. 4/ Củng cố và luyện tập: - Giá trị nhận thức có cơ sở và nội dung gì? - Giá trị giáo dục có nội dung gì? - Nêu mối quan hệ giữa các giá trị văn học? 5/.Hướng dẫn H tự học: - Học bài. Soạn bài: : Luyện tập về cách tránh lỗi diễn đạt có nhiều khả năng hiểu khác nhau. + Đọc và thử giải các BT trong SGK/124,125,126. E/ Rút kinh nghiệm: ...........
Tài liệu đính kèm: